Chia thịt "Tết"
Thương thời thiếu thốn
Tôi không có ý định viết một bài “toàn chữ th” mặc dù cái tít tự dưng đủ cả 4 chữ ấy. Về vụ viết “văn” chỉ dùng một phụ âm suốt từ đầu tới cuối bài, phải hỏi hai bậc cao thủ là bọ Nập (nhà văn Nguyễn Quang Lập) và chủ tịch Hùng (nhà báo Đỗ Hùng). Đọc văn của hai tướng này, ôm bụng cười nắc nẻ. Sinh nghề tử nghiệp, bọ Nập mấy lần lên bờ xuống ruộng bởi thứ văn thuần đó, còn lão Hùng đã suýt giã từ dĩ vãng sau khi viết bông lơn đụng đến “bàn thờ”, bị bộ trưởng 4T Trương Minh Tuấn ra tay trừng trị. Những chuyện đó để kể sau.
Tôi đang định nói cái gì nhỉ, à nhớ rồi, thương một thời thiếu thốn, mà chính mình đã trải, là người trong cuộc. Bây giờ không kể, lỡ cái thế hệ cũ như mình trôi đi, bọn trẻ sau này lại ngơ ngác, chả biết có phải cha anh chúng nó đã sống thế không, hay chỉ nghe người ta nói phét.
Miền Bắc những năm thập niên 60 - 70. Khoảng thời gian đó chiếm hết của tôi thời thơ ấu, thiếu nhi (tức độ tuổi nhi đồng, thiếu niên) và tuổi hoa niên trưởng thành (còn gọi là thanh niên). Tuổi ấy đã bắt đầu hiểu đời, thứ gì in vào não thì bám chắc khừ, gỡ cũng chả ra.
Nhớ 17 triệu dân miền Bắc hăm hở tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyết xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Vừa đi qua cuộc chiến tranh, cứ tưởng yên hàn mà làm ăn, ai ngờ lại đánh nhau nữa. Dồn hết sức người sức của cho miền Nam.
Giá như chỉ có tiêu tốn cho chiến tranh khiến chịu nghèo đã đi một nhẽ, đằng này nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, nhất nhất theo chỉ đạo của trung ương, từ việc mỗi năm làm ra bao nhiêu ký muối, mấy chiếc bát sành, nuôi bao nhiêu con lợn, sản xuất mấy hộp mứt, bao nhiêu lít nước mắm, in bao nhiêu cuốn sách, v.v.. đã không chỉ giết chết nền kinh tế mà còn đẩy gần hết xã hội vào thảm cảnh thiếu thốn, thèm khát đủ mọi thứ. Nói gần hết bởi vẫn còn “một bộ phận không nhỏ” là tầng lớp cầm quyền, nhất là trung ương, luôn no đủ, thậm chí thừa thãi. Câu ca một thời:
"Tôn Đản chợ của vua quan
Nhà Thờ chợ của trung gian nịnh thần
Đồng Xuân chợ của thương nhân
Vỉa hè chợ của nhân dân anh hùng"
chính là thứ biên niên sử ngắn gọn lột tả chính xác chế độ bao cấp, phân biệt đối xử tàn bạo lúc bấy giờ.
Không chỉ về hàng hóa vật chất, ngay cả những món tinh thần cũng bị tầng lớp trên chiếm đoạt một cách công khai, trắng trợn. Họ gọi đó là chế độ ưu tiên, phân phối theo đối tượng.
Hồi nãy tôi có đọc một bài ngắn của bà chị cứng trong nghề, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải. Chị kể lại hồi xưa thỉnh thoảng được xem phim cấm. Thực ra ba chị làm sĩ quan to, ông cụ có tiêu chuẩn xem phim “chiếu hạn chế” nên chị được ăn theo.
Thời sinh viên thì lâu lâu cũng được chiếu cố những bộ phim cũ. Họ cấm cái gì? Tức là những phim hay nhất, có giá trị nhất, họ để chiếu riêng, chiếu nội bộ cho nhau xem, kể cả “Chiến tranh và hòa bình”, “Người thứ 41”, “Đàn sếu bay”. Còn những thứ tầm tầm, ta thắng địch thua, kiểu “Không nơi ẩn nấp”, “Nguyễn Văn Trỗi”, “Hoa diếp dại”, “Chiến dịch địa lôi”, “Đứng gác dưới ánh đèn nê ông”, “Người cá”… thì dân đen được chiếu cố thụ hưởng.
Theo suy nghĩ của trung ương, đám dân đen vai u thịt bắp mồ hôi dầu kia thì biết cái gì, có cho nó xem nó cũng chả hiểu, phí đi. Sách hay cũng ít khi đến tay bạn đọc bình dân, kiểu như cuốn “Chuyện núi đồi và thảo nguyên”, “Bác sĩ Zivago” họ chỉ cần dán cho nửa chữ cấm là xong, chỉ có họ được đọc. Quý vật chỉ hợp với quý nhân. Nói chung, cả vật chất lần tinh thần, nguyên tắc phân phối bất di bất dịch của chủ nghĩa xã hội là “Xẻng cuốc từ dưới lên. Đường sữa từ trên xuống”.
Người dân miền Bắc suốt mấy chục năm coi sự thiếu thốn như một thứ định mệnh, chả khác gì kiếp trước chắc mình làm điều ác, mình là phú ông tàn bạo sống bằng mổ hôi nước mắt người lương thiện, nên kiếp này phải đền tội, phải chịu cảnh đời cơ hàn vất vả. Họ cắn răng chịu đựng và chờ được đến ngày thống nhất, tháng 4.1975. Không nói ra, nhưng người ta ai cũng mong mỏi một cuộc đổi đời, nhất là về vật chất. (còn tiếp)
Nguyễn Thông
Tôi đang định nói cái gì nhỉ, à nhớ rồi, thương một thời thiếu thốn, mà chính mình đã trải, là người trong cuộc. Bây giờ không kể, lỡ cái thế hệ cũ như mình trôi đi, bọn trẻ sau này lại ngơ ngác, chả biết có phải cha anh chúng nó đã sống thế không, hay chỉ nghe người ta nói phét.
Miền Bắc những năm thập niên 60 - 70. Khoảng thời gian đó chiếm hết của tôi thời thơ ấu, thiếu nhi (tức độ tuổi nhi đồng, thiếu niên) và tuổi hoa niên trưởng thành (còn gọi là thanh niên). Tuổi ấy đã bắt đầu hiểu đời, thứ gì in vào não thì bám chắc khừ, gỡ cũng chả ra.
Nhớ 17 triệu dân miền Bắc hăm hở tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyết xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Vừa đi qua cuộc chiến tranh, cứ tưởng yên hàn mà làm ăn, ai ngờ lại đánh nhau nữa. Dồn hết sức người sức của cho miền Nam.
Giá như chỉ có tiêu tốn cho chiến tranh khiến chịu nghèo đã đi một nhẽ, đằng này nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, nhất nhất theo chỉ đạo của trung ương, từ việc mỗi năm làm ra bao nhiêu ký muối, mấy chiếc bát sành, nuôi bao nhiêu con lợn, sản xuất mấy hộp mứt, bao nhiêu lít nước mắm, in bao nhiêu cuốn sách, v.v.. đã không chỉ giết chết nền kinh tế mà còn đẩy gần hết xã hội vào thảm cảnh thiếu thốn, thèm khát đủ mọi thứ. Nói gần hết bởi vẫn còn “một bộ phận không nhỏ” là tầng lớp cầm quyền, nhất là trung ương, luôn no đủ, thậm chí thừa thãi. Câu ca một thời:
"Tôn Đản chợ của vua quan
Nhà Thờ chợ của trung gian nịnh thần
Đồng Xuân chợ của thương nhân
Vỉa hè chợ của nhân dân anh hùng"
chính là thứ biên niên sử ngắn gọn lột tả chính xác chế độ bao cấp, phân biệt đối xử tàn bạo lúc bấy giờ.
Không chỉ về hàng hóa vật chất, ngay cả những món tinh thần cũng bị tầng lớp trên chiếm đoạt một cách công khai, trắng trợn. Họ gọi đó là chế độ ưu tiên, phân phối theo đối tượng.
Hồi nãy tôi có đọc một bài ngắn của bà chị cứng trong nghề, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải. Chị kể lại hồi xưa thỉnh thoảng được xem phim cấm. Thực ra ba chị làm sĩ quan to, ông cụ có tiêu chuẩn xem phim “chiếu hạn chế” nên chị được ăn theo.
Thời sinh viên thì lâu lâu cũng được chiếu cố những bộ phim cũ. Họ cấm cái gì? Tức là những phim hay nhất, có giá trị nhất, họ để chiếu riêng, chiếu nội bộ cho nhau xem, kể cả “Chiến tranh và hòa bình”, “Người thứ 41”, “Đàn sếu bay”. Còn những thứ tầm tầm, ta thắng địch thua, kiểu “Không nơi ẩn nấp”, “Nguyễn Văn Trỗi”, “Hoa diếp dại”, “Chiến dịch địa lôi”, “Đứng gác dưới ánh đèn nê ông”, “Người cá”… thì dân đen được chiếu cố thụ hưởng.
Theo suy nghĩ của trung ương, đám dân đen vai u thịt bắp mồ hôi dầu kia thì biết cái gì, có cho nó xem nó cũng chả hiểu, phí đi. Sách hay cũng ít khi đến tay bạn đọc bình dân, kiểu như cuốn “Chuyện núi đồi và thảo nguyên”, “Bác sĩ Zivago” họ chỉ cần dán cho nửa chữ cấm là xong, chỉ có họ được đọc. Quý vật chỉ hợp với quý nhân. Nói chung, cả vật chất lần tinh thần, nguyên tắc phân phối bất di bất dịch của chủ nghĩa xã hội là “Xẻng cuốc từ dưới lên. Đường sữa từ trên xuống”.
Người dân miền Bắc suốt mấy chục năm coi sự thiếu thốn như một thứ định mệnh, chả khác gì kiếp trước chắc mình làm điều ác, mình là phú ông tàn bạo sống bằng mổ hôi nước mắt người lương thiện, nên kiếp này phải đền tội, phải chịu cảnh đời cơ hàn vất vả. Họ cắn răng chịu đựng và chờ được đến ngày thống nhất, tháng 4.1975. Không nói ra, nhưng người ta ai cũng mong mỏi một cuộc đổi đời, nhất là về vật chất. (còn tiếp)
Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét