Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

Nguồn gốc Hoàng Trung Hải:




"Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải có thể bị kỷ luật"

***

Thật bất ngờ, qua cuộc nói chuyện với GS Trần Kinh Điền (cháu ruột của GS Trần Kinh Hòa) ở Đại học Cao Hùng mà tôi biết thêm về nguồn gốc của Hoàng Trung Hải.
Ông cố của Hoàng Trung Hải tên là Hoàng Lâm (Fòng Lỉn), người xã Đông Nguyên, huyện Long Khê, phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Thanh Quốc; nay là thị trấn Đông Nguyên, thành phố (cấp quận) Long Hải, địa cấp thị Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông Hoàng Lâm sinh ra hai người con trai, Hoàng Mậu (Fòng Mào - ông nội Hoàng Trung Hải) và Hoàng Tân (Fòng Xin - cha Hoàng Tranh).
Đầu thế kỷ XX, ông nội Hoàng Trung Hải đến Hải Phòng làm ăn. Hoàng Mậu có bốn con trai, Hoàng Quốc Anh (Coọc Dzếnh), Hoàng Tài (Sì Sói, cha Hoàng Trung Hải), Hoàng Quốc Khánh và Hoàng Quốc Chi.
Năm 1945, cả nhà Hoàng Mậu đi theo Việt Minh. Năm 1950, Hồ Chí Minh xin Mao Trạch Đông cử đoàn cố vấn Tàu sang Việt Nam. Trong đoàn cố vấn có Hoàng Tranh (Fòng Chèn), giữ chức Tổ trưởng Tổ phiên dịch (Hình 1). Hoàng Tranh là con trai trưởng của Hoàng Tân. Hoàng Tranh gọi Hoàng Mậu là bác ruột, nên cũng là anh em chú bác ruột với Hoàng Tài (cha Hoàng Trung Hải). Nhờ thông thạo tiếng Tàu và tiếng Việt nên Hoàng Tài được Hoàng Tranh giới thiệu vào Tổ phiên dịch Đoàn cố vấn Trung cộng. Đích thân Cố vấn trưởng La Quý Ba giới thiệu Hoàng Tài vào đảng Lao động Việt Nam.
Hồi cải cách ruộng đất, Hoàng Tài cướp được một cuộc đất tốt, thế phát vương, ở làng Đồng Sơn, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình để làm nghĩa trang gia tộc. Bên trái khu lăng mộ Hoàng Mậu có dựng cột vàng, đề chữ Tàu: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ (Hình 2). Năm 1958, Hoàng Tài được phong quân hàm Đại úy, phó Ban Văn thư, Văn phòng Tổng cục Chính trị. Năm 1959, gia đình Hoàng Tài có thêm một cậu con trai, Tài đặt tên con là Hoàng Trung Hải, ngụ ý họ Hoàng luôn trung thành với Trung Nam Hải.
Hoàng Trung Hải tốt nghiệp Kỹ sư Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, vào năm 1981, nhưng mãi đến năm 1990, khi quan hệ ngoại giao Trung-Việt nồng ấm hơn, Hải mới được kết nạp Đảng. Năm 1995, Hoàng Trung Hải bắt liên lạc được với người chú họ Hoàng Tranh (lúc đó đang giữ chức Viện phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây kiêm Cục phó Cục Tình báo Hoa Nam). Kể từ đó quan lộ của Hoàng Trung Hải rộng mở. Dưới sự bảo kê của Trung Nam Hải, Hoàng Trung Hải nhanh chóng được cơ cấu vào Trung ương.
Đại hội 9, Hoàng Trung Hải trúng Ủy viên Trung ương. Nhiều cán bộ lão thành ở Thái Bình và Hải Phòng tố cáo Hoàng Trung Hải khai man là dân tộc Kinh. Vụ việc lên đến Ủy ban Kiểm tra TW. Tháng 4/2002, Ban Bảo vệ nội bộ Trung ương đã có Báo cáo số 03 BC/BVTW báo cáo Bộ Chính trị về kết quả đã thẩm tra, xác minh. Trong đó có ghi rõ: "Căn cứ vào tài liệu xác minh ở Thái Bình, Hải Phòng và ở Cục cán bộ, Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thì vấn đề thành phần dân tộc, quê quán của đ/c Hoàng Trung Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp là hoàn toàn không đúng như đ/c Hải đã tự khai trong các bản lý lịch từ khi vào Đảng (năm 1990) đến nay. Cụ thể là ông nội và bố đẻ đ/c Hải không phải là người dân tộc Kinh, quê quán không phải ở Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình mà là người Việt gốc Hoa nguyên quán ở Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Các đ/c Lãnh đạo Ban đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xử lý, yêu cầu ông Hải phải khai lại lý lịch. Đồng thời đề xuất không bố trí ông Hải làm Bộ trưởng Công nghiệp để đảm bảo sự nghiêm minh của Đảng và bảo vệ An ninh quốc gia, chống tình báo, cơ quan đặc biệt nước ngoài cài cắm vào nội bộ ta."
Trước nguy cơ bị kỷ luật Đảng, Hoàng Trung Hải bèn dùng mỹ nhân kế. Vợ của Hải, Phan Thị Hương, chơi thân với Đỗ Thị Huyền Tâm. Tâm đang nhờ Hải (lúc đó còn là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp) giúp mở công ty làm thức ăn gia súc ở Bắc Ninh. Hải liền bảo Tâm sang gạ cha con nhà Nông Đức Mạnh, đổi lại, Hải giúp Tâm mở công ty. Ban đầu Huyền Tâm cặp với Nông Quốc Tuấn (con trai Mạnh). Nhưng sau đó Huyền Tâm dụ Mạnh, thế là Mạnh mượt trúng chiêu, lệnh cho Phan Diễn ếm hồ sơ. Hải thoát nạn. Về phần Nông Quốc Tuấn, bị cha cướp mất bồ nên giận quá, tuyên bố từ cha luôn!
Đỗ Thị Huyền Tâm, sinh năm 1966, nguyên chủ cửa hàng bán kem dưỡng da, nên có hiệu Tâm kem. Chồng đầu của Tâm kem tên Phạm Tuấn Linh. Hồi 2000, Linh chỉ là một thiếu úy quèn ở Kho 205, về sau, nhờ hưởng phước vợ, leo lên tới Đại tá, Phó Phòng Kế hoạch, Cục Quân nhu – Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Năm 2010, Tâm kem làm ăn thua lỗ, Hải đã cho thị 2 dự án BOT để cứu tập đoàn Minh Tâm. Năm 2012, vợ Mạnh mượt chết, Tâm kem chính thức thành thứ phi của Mạnh.
Nhờ mưu mô và nhờ ô dù Trung Nam Hải nên Hoàng Trung Hải vào được Bộ Chính trị và nay là Bí thư Hà Nội.
Hoàng Tranh (chú họ Hoàng Trung Hải), tác giả cuốn Hồ Chí Minh với Trung Quốc (Nhà xuất bản Tân Tinh, Nam Ninh 1990), có một người con khá thành đạt ở Trung Quốc là GS Hoàng Du Sinh, rất sõi tiếng Việt, hiện là giáo sư triết học trường ĐH Thanh Hoa, Tổng thư ký Hội đồng lý luận TW Trung quốc.
Hoàng Trung Hải và Hoàng Du Sinh là anh em "chú bác lại", cựu kỳ thân nhau. Có thể nói Hoàng Du Sinh chính là cái cầu nối giữa Tập Cận Bình và Hoàng Trung Hải, Thủ tướng tương lai của VN trong kỳ Đại hội Đảng sắp tới.
ĐBT
Hình 1: Từ phải trái sang phải, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Hồ Chí Minh, Trần Canh, Hoàng Tranh (chú họ Hoàng Trung Hải) và La Quý Ba.

Hình 2: Khu lăng mộ dòng họ Hoàng Trung Hải ở làng Đồng Sơn, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có dựng cột vàng, đề chữ Tàu: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải có thể bị kỷ luật


Ông Hoàng Trung Hải từng là phó thủ tướng từ 2007 tới 2016Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Hoàng Trung Hải từng là phó thủ tướng từ 2007 tới 2016

Sự nghiệp chính trị của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đang là câu hỏi sau khi tên ông bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu ra hôm 9/12.
UBKT Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Hoàng Trung Hải vì thời gian làm Phó Thủ tướng đã "có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với Dự án TISCO II".
Thông cáo hôm 9/12 nói đề cập các sai phạm ở dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II).
Theo đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Thép Việt Nam đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tổng Công ty có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II), "gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự, gây bức xúc trong xã hội".
Vào tháng Tư năm nay, Bộ Công an bắt tạm giam 5 người, trong đó có Mai Văn Tinh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam, để điều tra Dự án TISCO II.
Thông cáo của UBKT Trung ương nêu tên một loạt các nhân vật quan chức bị xác định có sai phạm.
  • Trong đó có tên của hàng loạt cựu lãnh đạo cao nhất của Tổng Công ty Thép Việt Nam.
  • Ngoài ra, cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng (giai đoạn 2007 - 2016) bị nêu là chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương.
  • Nguyên Thứ trưởng: Lê Dương Quang, Đỗ Hữu Hào cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Công thương và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
  • Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Văn Trọng Lý, Nguyễn Hữu Vũ, cùng với Nguyễn Văn Tài, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Đỗ Cảnh Dương, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ bị nói đã có vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu Lãnh đạo Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo đối với Dự án TISCO II.
Hồi tháng Tư, công an đã bắt tạm giam 5 nhân vật, gồm Mai Văn Tinh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngoài ra là bị can Đậu Văn Hùng, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam, Trần Trọng Mừng, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TISCO, Trần Văn Khâm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty TISCO và Ngô Sỹ Hán, nguyên Phó Tổng Giám đốc, Trưởng ban Quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty TISCO.

ĐƯỜNG QUAN LỘ CỦA ÔNG HOÀNG TRUNG HẢI

Sinh năm 1959 ở Thái Bình, ông Hoàng Trung Hải học Đại học Bách khoa Hà Nội.

Ông Hoàng Trung Hải có kinh nghiệm lâu năm về công nghiệp ở Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Hoàng Trung Hải có kinh nghiệm lâu năm về công nghiệp ở Việt Nam

Từ 1981 tới 1991, ông công tác tại Nhà máy điện Phả Lại, sau đó trở thành Đại biểu Quốc hội khóa VIII (1987-1992).
Từ năm 1991 tới 1993, ông là Trưởng phòng Thư ký tổng hợp, sau là Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Công ty Điện lực I Hà Nội.
Ông chuyển sang làm Phó Văn phòng kiêm Trưởng phòng Tổng hợp, Bộ Năng lượng, và theo học thạc sỹ quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Dublin, Ireland.
Từ 1995 tới 1997, ông làm Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban Kiểm soát Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
Trong thời gian ngắn 1 năm, ông là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp (1997-1998).
Sau đó ông được đưa sang làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam từ 1998 tới 2000.
Năm 2000, ông trở lại làm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp.
Tại Đại hội Đảng IX năm 2001, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội khóa XI.
Từ 2002 tới 2007 ông là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Sự nghiệp của ông lên tới đỉnh cao từ 2007, với vị trí phó thủ tướng liên tục hai nhiệm kỳ.
Tại Đại hội XII năm 2016, ông được bầu vào Bộ Chính trị, sau đó được phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: