- Trần Hưng
Đây là câu chuyện về người Minangkabau ở khu vực phía Tây đảo Sumatra của Indonesia, được các nhà nghiên cứu cho là hậu duệ của người Việt, di cư tới đảo khi Hai Bà Trưng bị nhà Hán đánh bại.
Sau 2 năm khởi nghĩa, Hai Bà Trưng giành được độc lập cho dân tộc. Năm 42 sau Công Nguyên, Mã Viện kéo quân sang đánh Lĩnh Nam.
Trước thế giặc mạnh, quân Hai Bà Trưng tập hợp tại Cấm Khê lập thế trận phòng thủ, quân Hán tiến đánh Cấm Khê, cuộc chiến nơi đây diễn ra vô cùng ác liệt từ mùa hè năm 42. Đến mùa xuân năm 43 thì Cấm Khê thất thủ, Hai Bà Trưng quyết định rút khỏi Cấm Khê theo hai đường thủy bộ.
Hai Bà Trưng thoát ra khỏi Cấm Khê thì gặp quân Hán tiến đánh, hai bà chạy đến sông Hát thì cùng đường phải nhảy xuống sông tự tận.
Cánh quân rút theo đường thủy do nữ tướng Lê Chân chỉ huy, đến vùng Lạt Sơn thì thấy địa thế hiểm trở nên dừng lại lập căn cứ. Tuy nhiên khi quân Hán tiến đánh, Lạt Sơn không giữ được, Lê Chân để các tướng và binh sỹ rút về phương Nam, chỉ còn mình cùng một ít quân tâm phúc ở lại đánh đến cùng.
Sau khi Lĩnh Nam rơi vào tay quân Hán, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng không muốn bị đô hộ, họ ra biển xuôi thuyền về phương Nam rồi định cư trên một hòn đảo…
Ngày nay, các nhà nghiên cứu Việt Nam và Indonesia đều cho rằng người Minangkabau ở khu vực phía Tây đảo Sumatra của Indonesia là người Việt, đến đây sau thất bại của Hai Bà Trưng. Theo đó, khi các tướng lĩnh cùng nhóm người Việt ra biển đi về phía Nam, những đợt gió mùa Đông Bắc đã đẩy thuyền của họ vào eo biển Malacca. Họ chọn khu vực phía Tây đảo Sumatra để định cư và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.
Bản thân người dân Minangkabau và những tư liệu cổ của họ cũng cho rằng họ là người Việt ở thời kỳ Hai Bà Trưng.
Tên gọi của người Minangkabau bắt nguồn từ một sự tranh chấp về đất đai giữa người Minangkabau ngày xưa và vị lãnh chúa một bộ tộc láng giềng ở Java. Để tránh xảy ra chiến tranh, người địa phương (người Việt bấy giờ đã định cư ở đó) đề nghị mỗi bên chọn ra một con trâu và tổ chức chọi trâu, trâu bên nào thắng thì bộ tộc đó sẽ là người sở hữu vùng đất tranh chấp. Vị lãnh chúa nọ chọn trong bộ tộc mình con trâu lớn nhất, khoẻ nhất, dữ tợn nhất để đưa ra cuộc thi tài. Người Minangkabau đưa ra con nghé con khát sữa, đầu có cặp sừng mới nhú được mài bén ngót như lưỡi dao.
Khi cả hai bên thả trâu ra, con trâu đực không thèm chú ý đến nghé con, vì đang lo mải nhìn quanh tìm đối thủ xứng tầm. Nhưng khi nghé con chạy đến thúc đầu mình vào phần bụng dưới của con trâu đực để tìm bầu sữa, cặp sừng bén đã đâm lủng bụng và giết chết con trâu hung hãn.
Người bản địa thắng cuộc, và giải quyết được tranh chấp về đất đai. Cũng từ đó, họ đặt tên cho bộ tộc mình là “trâu thắng trận” (Minangkabau). Và như để nhắc nhớ con cháu đời sau về tên gọi của bộ tộc mình, người Minangkabau mượn hình ảnh cặp sừng trâu để đưa vào kiến trúc nhà ở. Mái nhà cong vút đối xứng có chóp nhọn đều hai bên của người Minangkabau chính là hình ảnh của cặp sừng trâu thắng trận ngày xưa.
Dân tộc Minangkabau duy trì chế độ mẫu hệ, phụ nữ nắm quyền kinh tế và thừa kế. Người phụ nữ giữ quyền thừa kế được gọi là Turun Cicik, khi phát âm từ này giống như Trưng Trắc; người em gái trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi, khi phát âm từ này giống như Trưng Nhị.
Trong mỗi ngôi làng của người Minangkabau ở đảo Sumatra có nhiều nhà lớn nhưng ngôi nhà nào lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất, thường là nhà của trưởng làng – một phụ nữ – ngôi nhà vừa thể hiện quyền lực và sự giàu có, và đó cũng được xem là nơi công cộng của làng. Ngôi nhà này sẽ được truyền đời từ mẹ, sang con gái, và cứ thế nối tiếp đời nọ đến đời kia.
Chi tiết này và một số luận cứ khác được các nhà nghiên cứu sử dụng để cho rằng ở vào thời kỳ Hai Bà Trưng, người Việt đang nằm trong chế độ mẫu hệ. (Xem bài: Lừng danh sử Việt: Đội quân duy nhất thế giới từ vua đến tướng đều là phụ nữ)
Người Minangkabau ngày nay theo đạo Hồi, nhưng vẫn tin vào thuyết vật linh (thờ linh vật, tin rằng vạn vật có linh hồn). Họ có tục lệ mời khách ăn trầu, nổi tiếng buôn bán giỏi và nấu ăn ngon.
Xem thêm:
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét