Các thị trường tài chính biến động mạnh trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump cứng rắn trước một thời điểm quan trọng. Giới đầu tư nín thở chờ đợi một tuần lễ quyết định đối với thương mại toàn cầu.
Theo như kế hoạch, vào cuối tuần này, bắt đầu từ 15/12 chính quyền ông Donald Trump sẽ kích hoạt vòng thuế quan mới đánh vào lượng hàng hóa trị giá khoảng 156 tỷ USD của Trung Quốc.
Cả Mỹ và Trung Quốc đang rốt ráo đàm phán, với tần suất hàng ngày nhằm đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, như một tiền đề quan trọng để giảm bớt căng thẳng cho nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, sự cứng rắn từ phía Mỹ cũng như những quyết định khó lường của ông Donald Trump khiến giới đầu tư thế giới thận trọng.
Trong phiên giao dịch đêm qua, các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm mạnh, chấm dứt 3 phiên tăng liên tiếp trước đó. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 105 điểm xuống 27.910 điểm; Chỉ số tầm rộng S&P 500 cũng giảm 0,3% xuống 3.136 điểm; chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 0,4% xuống 8.622 điểm.
Cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm 1,4% khiến túi tiền của các cổ đông bốc hơi vài chục tỷ USD.
Chỉ số Dow Jones của Mỹ mất mốc 28.000 điểm nhưng vẫn ở vùng đỉnh cao lịch sử. Đây là một lợi thế lớn cho ông Donald Trump. |
Giá vàng tăng trở lại từ đáy cuối tuần trước bất chấp nền kinh tế Mỹ phát đi các tín hiệu tích cực; lãi suất thế giới đồng loạt giảm và giới đầu tư lo ngại làn sóng lãi suất âm sẽ lan rộng ra toàn cầu vào năm 2020 trong bối cảnh các nước tìm cực ngăn chặn đà suy giảm tăng trường.
Hiện tại, tình trạng lãi trái phiếu lợi suất âm đã diễn ra tại Nhật và châu Âu, sắp tới có thể sẽ diễn ra ở nhiều nước khác.
Chứng khoán Mỹ giảm trở lại sau 3 phiên tăng ấn tượng. Những thông tin tốt về thị trường lao động không giúp đà tăng tiếp diễn.
Cuối tuần trước, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy kinh tế nước này đã tạo ròng 266.000 việc làm mới trong tháng 11, vượt đáng kể so với mức dự báo 190.000 việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục trong 50 năm và tăng trưởng lương cũng cải thiện.
Các thị trường chứng khoán thế giới trong phiên cuối và đầu tuần mới hầu hết tăng điểm sau báo cáo việc làm của Mỹ. Giới đầu tư hy vọng nền kinh tế Mỹ vẫn sẽ tiếp tục tăng tốc. Hơn thế, các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ sớm đạt được thỏa thuận giai đoạn một trong bối cảnh 2 bên trao đổi gần như hàng ngày.
Tuy nhiên, áp lực bán đã gia tăng trở lại khi mà cả 2 phía Mỹ và Trung chưa có thông báo cụ thể về kết quả đàm phán. Vẫn có những lo ngại rằng Mỹ sẽ áp thuế mới lên hàng hóa của Trung Quốc vào ngày 15/12.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài từ đầu 2018 và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thực sự. |
Trước đó, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết chính quyền Mỹ sẽ vẫn kích hoạt vòng thuế quan mới đánh vào lượng hàng hóa trị giá khoảng 156 tỷ USD của Trung Quốc từ ngày 15/12 tới. Ông Trump sẵn sàng “bỏ đi” nếu một số điều kiện nhất định không được đáp ứng.
Ông Donald Trump cũng từng cho biết Mỹ có thể chờ đến sau khi kết thúc bầu cử Tổng thống năm 2020 rồi mới tiến tới thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Áp lực được phía Mỹ tạo ra sau khi có thông tin cho thấy nền kinh tếLưu Trung Quốc chịu tổn hại lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Đại diện thương mại Trung Quốc trong phiên đầu tuần cho biết, Trung Quốc hy vọng đạt được thỏa thuận với Mỹ “càng sớm càng tốt” trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 11 giảm tháng thứ 4 liên tiếp.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài từ đầu năm 2018 và đã làm chao đảo các thị trường tài chính suốt từ đó tới nay.
Trong nước, ông Donald Trump chịu áp lực ở nhiều vấn đề, từ những phiên luận tội cho đến sự chậm trễ của hạ viện trong việc bỏ phiếu thống qua các vấn đề quan trọng, trong đó có thỏa thuận Mỹ - Mexico - Canada (thay cho NAFTA). Theo dự kiến, thỏa thuận mới sẽ được bỏ phiếu vào ngày 18/12 tới. Đây là một thỏa thuận từng được xem là “thuốc độc” đối với Trung Quốc.
M. Hà
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét