(phần 3)
Nguyễn Xuân Quang
So Sánh Với Các Đại Tộc Liên Hệ Với Bách Việt.
-Người Ao Naga
Tộc Ao-Naga ở Assam có Ao là Âu. Naga là rắn, nước và là một thứ rồng trong Ấn giáo và ở các tộc bị ảnh hưởng Ấn giáo. Ao-Naga là Âu-Long tức một thứ Âu Lạc.
Vắn tắt xin đề cử một vài chứng tích là phụ nữ Ao-Naga cũng có chiếc nón thúng hình đĩa tròn mặt trời nòng âm giống như chiếc nón thúng quai thao cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Như đã nói ở trên, Jean Cuisinier trong Les Mường gọi chiếc nón này là ‘le châpeau de soleil’. Chiếc nón mặt trời này là biểu tượng của Thái Dương Thần Nữ Âu Cơ.
Phái nam người Ao-Naga ứng với Rồng Naga tức Lạc Long Quân nên phái nam có chiến phục hình trâu, thú biểu của Lạc Long Quân (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
-Nhật Bản
Thái Dương thần nữ của Nhật Bản là hình bóng của Mẹ Mặt Trời Âu Cơ.
Nhật Bản có một rễ liên hệ với Bách Việt.
Cũng như Việt Nam truyền thuyết sáng thế cũng khởi đầu từ một quả trứng tạo hóa. Theo Cổ Thư Nhật thoạt khởi thủy thế giới là một khối hỗn mang trời đất chưa tách biệt, hình dạng giống như một quả trứng nhưng không có giới hạn. Sau đó, phần tinh khiết hơn, trong sáng hơn biến thành trời (heaven). Phần nặng hơn, thô kệch hơn lắng xuống biến thành đất. Lúc này đất như cá trôi nổi trên mặt đại dương nguyên thủy (primeval ocean). Từ đó sinh ra các thần tổ.
Thái Dương Thần Nữ Amaterasu.
Lưu ý ở đây diễn tả các tia sáng hình chữ V mang nghĩa âm thái dương của mặt trời nữ thái dương ngược với nọc tia sáng nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) ^ có nghĩa là dương thái dương sinh động của mặt trời nọc, nam thái dương thường thấy trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn.
Thái Dương Thần nữ của Nhật là đời thứ sáu giống hệt Âu Cơ. Sáu đời này là:
Về phía ngành nòng, âm, Hư Vô, Vô Cực nguyên thủy mang tính trung tính (neutral), sau đó nòng nọc, âm dương hóa chuyển qua âm, nước trước gọi là Biển Vũ Trụ. Lúc này tự xuất hiện ra Nữ Thần Nguyên Khởi là đời thứ nhất. Ví dụ tiêu biểu về Mẹ Nguyên Khởi là nữ thần MUT của Ai Cập cổ. MUT viết là MU-T. MU chính là Việt ngữ MỤ, có một nghĩa là Mẹ, phái nữ. T là linh tự dùng chỉ phái nữ. T biến âm với Việt ngữ Thị là từ dùng chỉ phái nữ trong tên Việt ngữ. MUT là Mẹ Nguyên Khởi của loài người và tự nhiên xuất hiện, tự sinh ra từ biển vũ trụ không do giao hòa nòng nọc, âm dương (Mut was a title of the primordial waters of the cosmos) (xem dưới).
Ở tầng Thái Cực, tức đời thứ 2, ta có Thần Nông-Viêm Đế nhất thể. Về phía nòng âm ta có Mẹ Tổ Thần Nông-Viêm Đế nhất thể có chim biểu là chim nông (đường nga) đẻ ra trứng vũ trụ.
Ở tầng Lưỡng Nghi, tức đời thứ ba, ta có hai cực, hai thần tổ nam nữ là Phục Hy và Nữ Oa. Theo một truyền thuyết Việt Nam nữa, như đã nói ở trên, là thần nữ Nữ Oa và thần nam Tứ Tượng (ông này sinh ra các vị thần tổ ở cõi tứ tượng nên mới đặt tên là ông Tứ Tượng. Thần Nam Tứ Tượng có khuôn mặt tương đương với Phục Hy). Nữ Oa có chim biểu là vịt uyên ương Tinh Vệ.
Ở tầng Tứ Tượng tức đời thứ tư, ta có thần nữ chim Le Le, Vụ Tiên, vợ Đế Minh.
Ở cõi đất thế gian tức đời thứ năm, ta có Thần Long, vợ vua thế gian Kì Dương Vương.
Ở cõi nhân gian tức đời thứ sáu, ta có Mẹ Tổ Âu Cơ.
Rõ ràng Mẹ Tổ Âu Cơ và nữ thần mặt trời thái dương Amaterasu Nhật Bản đều là đời thứ sáu.
Người Nhật cũng cho mình là con dân Mặt Trời Mọc, như đã nói ở trên, Âu Cơ là Nữ Thần Mặt Trời Mọc Tinh Mơ Nhật Tảo. Hùng Vương là Vua Mặt Trời Hừng Rạng (Nhận Diện Danh Tính và Bản Thể Hùng Vương). Người Việt là Người Mặt Trời Thái Dương Hừng Rạng (Việt Là Gì?). Đây là lý do tôi đặt tên tác phẩm viết về cổ sử Việt là Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt.
Ở trên ta đã thấy Việt Nam và Nhật Bản đều có cùng một biểu tượng mặt trời thái dương nữ là hình hoa thị, hoa cúc.
Người Hà Di (Ainu) thổ dân Nhật gọi người Nhật là người Wa. Theo w=uu, Wa = UA, Oa, Âu. Người Nhật có thể có một nhánh liên hệ dây mơ rễ mái với Âu-Việt.
Di truyền học và ngôn ngữ học cũng cho thấy có sự liên hệ giữa Nhật và Bách Việt.
Ngoài ra ở Hải đảo chắc chắn họ cũng có một rễ Giao Việt, Lạc Việt giỏi về sông nước, biển khơi hay bị ảnh hưởng văn hóa Giao Việt, Lạc Việt.
Nhật liên hệ với Âu-Lạc. Thái dương thần nữ Amaterasu và thái dương thần nữ Âu Cơ là hình bóng của nhau.
-Đại Hàn
Các tộc phía nam bán đảo Triều Tiên cũng có truyền thuyết là các vị vua tổ của họ sinh ra từ bọc trứng. Họ cũng nhận nguồn gốc của mình phát xuất từ hồ Động Đình (Hồ Động Đình).
Ta cũng đã biết Đại Hàn có một gốc Lạc bộ trãi, có Kì Dương vương Kija… như chúng ta.
Văn hóa Đại Hàn cồ có nhiều điểm tương đồng với cổ Việt.
Đại Hàn có một cái rễ Bách Việt, một thứ Lạc Việt (Tương Đồng Giữa Cổ Sử Đại Hàn và Cổ Việt).
Họ cũng thờ mặt trời và mặt trời cũng là một khuôn mặt nữ tên là Hae-soon. Có khảo cứu cho rằng chính mặt trời nữ Đại Hàn sinh ra nữ thần mặt trời thái dương thần nữ Amaterasu Nhật Bản.
-Lào
Về cổ học, khuôn mặt nổi tiếng nhất về khảo cổ học của Lào là các chum vò bằng đá dùng trong mai táng. Di chỉ nổi tiếng nhất là Cánh Đồng Chum (Lào: Vén Màn Bí Mật Cánh Đồng Chum). Như đã biết, chum vò là hình ảnh túi, bọc, dạ con vũ trụ. Người chết được chôn trong chum vò, thạp là chôn trong dạ con vũ trụ để trở về hư vô, vũ trụ hầu được tái sinh hay sống hằng cửu.
Bản Ang, Cánh Đồng Chum, Lào (ảnh của tác giả).
(Lưu ý Ang biến âm với Việt ngữ Ảng là chum, vại như ảng nước).
Chum vò, thạp biểu tượng cho bao, túi, dạ con hư vô, vũ trụ, diễn tả bằng chữ viết nòng nọc vòng tròn-que là chữ nòng vòng tròn O. Anh ngữ chum vò, thạp là jar chính là Việt ngữ dạ (túi, bao như dạ dầy, túi đựng thức ăn; dạ con, túi đựng con). Mường ngữ Dạ có một nghĩa là Mẹ như Dạ Dần là Mẹ Nguyên Khởi sinh ra Mường Việt (Dần chính là Dân, biến âm với Hán Việt Nhân là người, với Pháp ngữ gens là người), Dạ Dần là Mẹ Người. Như thế chum vò thạp liên hệ với Nữ Oa, Âu Cơ.
Chum, vò, thạp có nắp cò hình mặt trời có một khuôn mặt là vật biểu của Nữ Thần Mặt Trời Thái Dương Nữ Oa và Âu Cơ.
Như thế các tộc người chủ nhân ông các chum vò, thạp mai táng ở Lào nói riêng và ở khắp nơi là con dân hay liên hệ với Nữ Oa, Âu Cơ.
Văn hóa chum vò là văn hóa ngành Nòng, âm (chum biến âm với chùm, trùm có một nghĩa là bao, bọc, túi thấy qua từ đôi bao trùm), là ngành Vũ của Vũ Trụ giáo. Còn văn hóa trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là văn hóa ngành Nọc, dương (trống là đực, dương), là ngành Trụ của Vũ Trụ giáo.
Điểm này cũng thấy rõ qua truyền thuyết Lào là dân Lào sinh ra từ một quả bầu giống hệt truyền thuyết Việt. Các tộc Việt cũng sinh ra từ một quả bầu. Người Việt chui ra trước có nước da sáng hơn, các tộc khác chui ra sau có nước da đen hơn. Bầu đây là biểu tượng cho bầu vũ trụ, bầu tạo hóa, bọc trứng vũ trụ, bọc trứng thế gian.
Hình ảnh Mẹ Tổ, Mẹ Đời, Nữ Thần Sinh Tạo, Mắn Sinh, Tái Sinh mang một khuôn mặt của Mẹ Tổ Âu Cơ thấy khắc trên một chiếc chum đá ở Cánh Đồng Chum (Hình Bóng Âu Cơ ở Cánh Đồng Chum).
-Vương Quốc Bangli ở Bali, Nam Dương.
Tại Bali, Nam Dương có một vương quốc tên là Bangli.
Bangli có nghĩa là Nàng Đỏ. Bangli có gốc là Bang giri với Bang là Đỏ. Bang ruột thịt với Việt ngữ bàng có nghĩa là đỏ như cây bàng là cây có lá đỏ (cây bàng lá đỏ, Trịnh Công Sơn). Giri là con gái, nàng, nường. Giri ruột thịt với Việt ngữ gái. Bangli có nghĩa là Nàng Đỏ. Dân Bangli hiện nay hiểu theo nghĩa Bangli là Núi.
Bangli là Nàng Đỏ. Đỏ liên hệ với Lửa (lửa đỏ). Bangli là Nàng Lửa. Đỏ biến âm với Tỏ là sáng là mặt trời. Bangli là Nàng Lửa, Nàng Mặt Trời ruột thịt với Mẹ Tổ Âu Cơ là Nàng Lửa, Nữ Thần Mặt Trời Thái Dương. Ngày nay dân Bangli hiểu Bangli theo nghĩa Núi. Núi cũng chính là khuôn mặt thế gian Cấn của Mẹ Tổ Âu Cơ.
Rõ như dưới ánh sáng mặt trời vương Quốc Bangli là một thứ Âu Việt ở hải đảo.
Chứng tích sự liên hệ với cổ Việt thấy rõ nhất qua kiến trúc của ngôi đền Kehen.
Đền Kehen. Bali (ảnh của tác giả).
Đền Kehen được xây vào thế kỷ 11 là ngôi đền lớn nhất và tinh xảo nhất ở phía đông Bali. Đền ở phía bắc Bangli và là đền quốc gia, quốc tổ (state temple) của vương quốc Bangli. Tên Kehen phát gốc từ Keren có nghĩa là ngọn lửa (Keren làm liên tưởng tới dầu kerosen đốt lửa) vì thế ngày xưa gọi là đền Thần Lửa Hyang Api (God of Fire). Từ Ke- ruột thịt với Việt ngữ Kẻ, Kì có một nghĩa là cọc, lửa, Núi Trụ Thế Gian. Kì Dương Vương là vua Núi Trụ Thế Gian, lửa đất thế gian Li có một khuôn mặt tương đương với núi Meru của Ấn giáo và Phật giáo. Con dân của Kì Dương Vương là Xích Quỉ tức Kẻ Đỏ. Kì Dương Vương có mạng lửa thế gian Li. Đền Thần Lửa Kehen ruột thịt với Thần Lửa Đất thế gian Kì Dương Vương. Như đã biết Kì Dương Vương có một khuôn mặt là cha của Mẹ Tổ Âu Cơ.
Rõ ràng vương quốc Nàng Đỏ, Nàng Núi Bangli, một hình bóng của Mẹ Tổ Âu Cơ có đền quốc tổ Kelen thờ Thần Lửa liên hệ với Thần Lửa Đất thế gian Kì Dương Vương, cha của Mẹ Tổ Âu Cơ, con cháu của thần mặt trời Viêm Đế.
Đền quốc tổ Kehen Bangli này có cấu trúc giống đền quốc tổ Hùng, con cháu của vua tổ thế gian Kì Dương Vương dòng thần mặt trời Viêm Đế của Việt Nam như hình với bóng (Sự Tương Đồng Giữa Bali, Nam Dương và Cổ Việt).
Bangli, Nàng Lửa, Nàng Núi chính là hình bóng của Nàng Lửa, Nàng Núi Mẹ Tổ Âu Cơ.
-Maya
Qua bài viết Sự Tương Đồng Giữa Maya và Cổ Việt ta đã biết có sự tương đồng ruột thịt giữa Maya và Cổ Việt. Chỉ xin nhắc lại vài điểm chính.
Cốt lõi văn hóa Maya giống cốt lõi văn hóa Việt Nam dựa trên nòng nọc, âm dương Chim-Rắn, nguyên lý căn bản của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Dịch. Maya cũng có Dịch.
Trong bát quái này Chấn hôn phối với Tốn theo Tiên Thiên bát quái Phục Hy.
Thoạt đầu Maya có vật tổ là con Chim Cõi Trời Thiên Điểu Itzam Yeh dưới dạng chim-rắn nhất thể.
Chim Cõi Trời Thiên Điểu Itzam Yeh dưới dạng chim-rắn nhất thể.
Về sau khi nhóm Nahua tới vùng của người Maya (967-997 Sau Tây Lịch) sự thờ phượng Rắn Lông Chim (feathered serpent) Quetzalcoatl của Mexico được thu nhập vào thành Rắn-Lông Chim gọi là Kukulcan. Hiện nay các nhà Maya học gọi là Rắn-Lông Chim với lông chim là tính từ thì Kukulcan chỉ con rắn bay được tức con rắn, con trăn gió biểu tượng cho Thần Gió. Thật sự phải nhìn Kukulcan theo Vũ Trụ giáo, theo Dịch. Ở dạng Thái Cực là dạng Rắn-Chim nhất thể. Ở lưỡng nghi là Rắn và Chim riêng rẽ. Khuôn mặt Rắn mang tính chủ vì Rắn được diễn tả cả con rắn nguyên vẹn. Điểm này cho thấy rõ Maya có rễ cái thuộc nhánh Rắn, nòng, âm, nữ. Chim mang tính phụ vì chỉ được diễn tả bằng bờm lông chim biểu tượng cho gió. Kukulcan có Kukul- chính là Việt ngữ Cúc Cu, một giống chim tu hú có một khuôn mặt biểu tượng cho thiếu âm khí gió (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt). -Can chính là Việt ngữ Chăn, Trăn (rắn lớn).
Kukulcan
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, chim tu hú biểu tượng cho thiếu âm khí gió ứng với khuôn mặt khí gió dương thiếu âm Đoài Phục Hy, còn trăn rắn có một khuôn mặt biểu tượng cho thái âm nước ứng với Nữ Oa. Maya tộc thuộc ngành nòng âm Phục Hy Nữ Oa (vì vậy mà Maya có Dịch theo Tiên Thiên bát quái Phục Hy). Khuôn mặt Rắn mang tính trội nên Nữ Oa mang tính chủ.
Khuôn mặt Nữ Oa trong văn hóa Maya thấy rõ qua hình ảnh con số 0 của Maya.
Con số không zero 0 của Maya được gọi là con sò. Họ lấy theo hình trai sò hư không nghiêng về ngành nòng, âm, nước, nữ. Như đã biết Oa có một nghĩa là nàng, con gái, con ốc, con sò. Như thế số không 0 Maya là Cô, O, Nàng Ốc, Sò, Oa. Đặc biệt con sò số không của Maya có hai cái răng nhọn là hai nọc nhọn, hai dương có nghĩa là lửa, thái dương. Số 0 Maya là Nàng Oa Thái Dương, Nữ Oa Thái Dương.
Hình số 0 Maya Nàng Oa thái dương chính là con sò Nữ Oa có hai cái “ngà” đúng như tác giả Kim Định trong Việt Lý Tố Nguyên đã viết “Nữ Oa là một thứ ốc có hai ngà” (tr.274).
Cũng cần nói thêm là Maya ngữ Ou có một nghĩa là con ếch ruột thịt với Oa có một nghĩa là con ếch.
Lưu ý
Nữ Oa có mặt trong văn hóa và văn minh Maya cho thấy rõ Nữ Oa không thể là của Trung Hoa (xem Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).
Ta đã biết Mẹ Tổ Âu Cơ ở cõi sinh tạo thế gian đội lốt Nữ Oa ở cõi sinh tạo tạo hóa.
Như thế số không 0 Maya là nàng ốc có hai cái răng là Nàng Lửa, Nàng Thái Dương. Ở cõi trời thế gian, số 0 con ốc có hai cái răng là biểu tượng của Mẹ Tổ Âu Cơ.
Số không con ốc 0 có vỏ tròn O mang hình ảnh bọc, túi không gian Khôn, hai cái răng nhọn là thái dương, mặt trời Càn Khôn tức vũ trụ mang tính sinh tạo, tạo hóa. Với di thể này Mẹ Tổ Âu Cơ mới sinh ra bọc trứng trăm Lang Hùng. Vỏ ốc số không ứng với cái bao, bọc Trứng không gian còn hai cái răng là lửa, mặt trời mang tính dương, đực ứng với Lang Hùng.
Maya nghĩa là gì? Theo các nhà nghiên cứu Maya Tây phương ngày nay, Maya có nghĩa là‘not many’(Irene Nicholson, Mexican and Central American Mythology, tr.123). Cách giải ‘không nhiều’ này đã đi lệch ra ngoài. Bây giờ ta phải dùng Việt ngữ. Việt ngữ Maya (không nhiều) quả thật có nghĩa là Mấy (mấycũng có nghĩa là không nhiều như sức mấy, mấy hơi, mấy kẻ…). Mấy liên hệ với mỡ, mậu, mụ, mô có nghĩa là không có gì.
Thật vậy ta cũng còn trong ngôn ngữ Maya, nếu Ma đứng đầu từ với chức vụ là một tiền tố thì Ma– có khi mang nghĩa phủ định (negation) có nghĩa là không, không có, chớ có (James Churchward, Land of Mu).
Do đó Maya có May- ở một diện chính là Mấy, Không. Theo toán học Không là số Không (0). Trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que Không được diễn tả bằng chữ nòng vòng tròn O, về toán học tương đương với số 0. Rõ như ban ngày, Maya là Mấy, Không mang ý nghĩa Vòng, Nòng O. Maya là một tộc thuộc ngành Nòng, Khôn, Không Gian, Vũ (trong vũ trụ), Nước trong vũ trụ tạo sinh. Vì thế hình hai vòng tròn đồng tâm mang ý nghĩa hai nòng O là hai âm, thái âm, nước là biểu tượng chính của Maya như thấy ở các hình rắn cuộn tròn như đã thấy ở trên. Và thấy rất nhiều ở các kiến trúc khác.
Hình vành tròn hai vòng tròn đông tâm có lỗ dùng làm “gôn” trong trò chơi bóng người, biểu tượng vũ trụ âm của Maya (hình của tác giả chụp tại Chichen Itzá, Cancun, Mexico).
Dĩ nhiên Maya có nghĩa là Không, ăn khớp trăm phần trăm với con số 0 hình ốc sò và ruột thịt với Nữ Oa và Mẹ Tổ Âu Cơ.
Maya cũng có hình ngữ Kin có nghĩa là mặt trời, ngày hình cánh hoa bốn cánh.
Hình ngữ Maya kin (mặt trời, ngày).
Mặt trời Kin hình hoa bốn cánh là mặt trời âm, nữ mang tính sinh tạo ở tầng tứ tượng.
Lưu ý chấm vòng tròn biểu tượng cho mặt trời ở đây là một chấm hình vòng tròn tí hon rỗng diễn tả mặt trời nòng, âm (trong khi chấm đặc diễn tả mặt trời ngành nọc dương).
Ngoài ra trong Maya ngữ, Maya có Ma– còn có nghĩa là Mẹ, chính là Việt ngữ Má, Mạ, Me, Mẹ, Mợ, Mụ.
Gộp hai nghĩa Không, 0 và Mẹ lại, Maya có một nghĩa là Mạ Không (0).
Cuối cùng bằng chứng vững chắc và đáng tin cậy nhất là nghiên cứu di truyền học dựa trên DNA. Gần đây nghiên cứu về mitochondrial DNA của dân Maya cho thấy người Maya có những đi thể giống người cổ Việt. Người cổ Việt và Maya đều có Haplogroups: A, B, C và D và sự thất thoát cặp căn bản số 9 giữa 2 di thể (gene) COII/tRNALYS(“9bp deletion between COII/tRNALYS genes”, bp = base pair).
Trong văn hóa Maya có hai vị thần tổ mang hình bóng Lạc Long Quân và Mẹ Tổ Âu Cơ là Itzamna và IxcheI.
Izamna, con của Hunab ku là vị thần tối thượng của Cõi Trời thế gian, tạo sinh ra nhân loại.
Thần Cõi Trời thế gian Itzamna ngồi ở đỉnh Cây Vũ Trụ.
Itzamna cũng được coi là có một bộ mặt thế gian, là một tu sĩ đầu tiên, một anh hùng văn hóa. Trong Codices, vị thần này được diễn tả là một người già mũi khoằm (liên hệ với chữ móc câu có một nghĩa là nước dương, sấm mưa giống như thần Chac), mắt rắn, miệng móm không có răng hay chỉ có một cái răng và má hóp. Trong một vài tượng điêu khắc được diễn đạt bằng một con con cá sấu hay thằn lằn. Itzamna có nghĩa là Gia Tộc Thằn Lằn hay Cá Sấu (House of Iguana or Alligator). Itzam trong ngôn ngữ Yukatec có nghĩa là thằn lằn hay cá sấu và na là nhà (Maya ngữ na ruột thịt với Việt ngữ nhà). Sự thờ phượng Itzamna thịnh hành ở Itzamál tại phía bắc bán đảo Yucatán. Trong huyền thoại, Itzamna được diễn tả giống như là Rồng Trời (Heavenly Dragon). Itzamna biểu tượng cho sự hài hòa hôn phối nòng nọc, âm dương đối nghịch kiểu vợ chồng (harmony of opposite).
Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, ta thấy Itzamna mang hình bóng của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân cũng được diễn tả là một cụ già râu tóc bạc phơ, mặc quần áo trắng. Lạc Long Quân cũng có cốt là rắn, rồng, sấm mưa. Lạc Long Quân hôn phối với Âu Cơ đẻ ra bọc trứng hài hòa nòng nọc, âm dương Hùng Vương. Người Việt cũng coi Lạc Long Quân là một vị thần huyền thoại và một thần tổ, tổ phụ thế gian.
Maya có hai vị nữ thần chính, một trẻ, một già đều gọi là Ixchel. Nữ thần IxcheI già là Ixchabel yax (yax biến âm với già). Các nhà Maya học hiện nay chưa hiểu rõ tại sao lại có hai vị nữ thần Ixchabel già và trẻ. Ta có thể dùng Dịch để hiểu rõ. Theo Dịch già là thái (lớn, già) và trẻ là thiếu (nhỏ, trẻ) như thái dương là old yang và thiếu dương là young yang. Vì thế theo duy dương, Ixchabel già là Ixchabel thái dương và Ixchabel trẻ là Ixchabel thiếu dương. Theo duy âm, Ixchabel già là Ixchabel thái âm và Ixchabel trẻ là Ixchabel thiếu âm.
Theo bản thể, nếu là ở hai người riêng rẽ thì Ixchabel già và trẻ là hai chị em hay song sinh, còn ở cùng một người thì là hai khuôn mặt theo di thể thái (già) và thiếu (trẻ). Ở đây hai vị thần cùng tên nên có thể cùng là một cá thể.
Nữ thần già Ixchabel yax, bạn đời của thần Itzamna có một khuôn mặt đối ứng với Lạc Long Quân, thái âm ngành nọc. Vậy Ixchabel già mang tính chủ là thái dương tương ứng với Mẹ Tổ Âu Cơ. Nhìn theo diện một người, thì Ixchabel già là khuôn mặt thái dương tức Nàng Lửa, Ixchabel thái dương, nữ thần mặt trời, Nàng Lửa. Đây là khuôn mặt thái dương ứng với Tốn của Mẹ Tổ Âu Cơ. Còn Ixchabel trẻ là Ixchabel thiếu dương ứng với khuôn mặt thiếu dương đất tức Cấn của Mẹ Tổ Âu Cơ. Ixchabel già và trẻ nhìn dưới diện một người chính là hình bóng của Mẹ Tổ Âu Cơ Lửa thái dương Tốn và thiếu dương Cấn ngành lửa.
Ixchabel già là thần mẫu của tất cả các vị thần khác. Nữ thần này tương ứng với một khuôn mặt sinh tạo của Âu Cơ, thần mẫu của tất cả các vua Hùng. Ixchabel già có da trắng. Mầu trắng là mầu khí gió ứng với khuôn mặt sinh tạo, tạo hóa khí gió Tốn của Âu Cơ. Khuôn mặt này hôn phối với khuôn mặt Chấn tạo hóa đẻ ra bọc trứng thế gian. Đây là lý do tại sao Maya cổ nói rắng Ixchabel già là vợ của Itzamna.
Khuôn mặt hôn phối nòng nọc, âm dương đối nghịch dạng vợ chồng của Ixchabel với Itzamna ngành nòng, âm tương tự như Âu Cơ và Lạc Long Quân ở cõi tạo hóa.
………….
Tóm lại, hiển nhiên Maya Trung Mỹ liên hệ ruột thịt với cổ Việt. Maya ruột thịt với Âu-Lạc, con cháu của Mẹ Nòng O, Mẹ Thái Dương Thần Nữ Âu Cơ ở cõi trời thế gian đội lốt Nữ Oa ở cõi tạo hóa thuộc ngành nòng, âm Thần Nông. Con số không của Maya có hình con sò có hai răng chính là con ốc hai ngà Nữ Oa.
-Các Tộc Hải Đảo Khác.
Nhiều tộc hải đảo khác ở Thái Bình Dương, nhất là các tộc có văn hóa chim-rắn, thờ mặt trời nữ thuộc Bách Việt hay liên hệ với Bách Việt. Tấ cả đều có mang hình bóng Mẹ Tổ Âu Cơ thấy qua hình ảnh Mẹ Tổ, Mẹ Đời, Nữ Thần Sinh Tạo, Mắn Sinh, Tái Sinh ngồi ở tư thế sinh con (Hình Bóng Mẹ Tổ Âu Cơ…).
Hãy lấy Hawaii làm ví dụ.
‘Giáo sư Christian Pelzes chuyên nghiên cứu về Đông Nam Á ở đại học Hawaii đã nhận định rằng trong các tiểu bang và các nền văn hóa của xã hội đa văn hóa Hoa Kỳ thì quần đảo Hawaii có quan hệ thân thuộc nhất với Việt Nam. Nhà nghiên cứu Bob Krauss đã so sánh Hawaii với Việt Nam trên các phương diện địa lý và dân tộc đã tìm ra rất nhiều điểm tương đồng và các chứng liệu cổ sử học, nhân chủng học, ngôn ngữ tỷ hiệu và nhất là Mitochondrial DNA Haloptype B cũng như sự thất thoát của các cặp cơ bản số 9 giữa hai thể di truyền CO II tRNA LYS chứng minh dân Đa Đảo (Polynesian) là hậu duệ của dân Bách Việt’ (Phạm Trần Nam Hàn, Kết quả mới nhất thuyết phục nhất về cội nguồn phát tích của việt tộc).
Tôi sẽ có một bài viết chi tiết riêng về sự tương đồng giữa Hawaii và Việt Nam. Ở đây chỉ xin nói tới vài điểm liên hệ với Mẹ Tổ Âu Cơ.
Các hình khắc trên đá (petroglyphs) ở Hawaii cũng có hình Mẹ Tổ, hình bóng của Mẹ Tổ Âu Cơ, ngồi ở vị thế sinh con. Ngoài ra còn có những hình người cung nghinh mặt trời giơ hai tay hay vũ khí lên trời giống như hình ở bãi đá cổ Sapa và của người Lạc Việt Tráng Zhuang ở vách núi Hoa Sơn, Quảng Tây, Trung Quốc.
Về ngôn ngữ học, Hawaii có từ wahine, Tahiti có từ vahine, Marquesa có hina chỉ đàn bà, phái nữ ruột thịt với Việt ngữ hĩm chỉ con gái, bộ phận sinh dục nữ.
Bảng hiệu phòng vệ sinh phái nữ của Hawaii (ảnh của tác giả).
Nhật Bản có Thái Dương thần Nữ Amaterasu, hình bóng của Mẹ Tổ Âu Cơ có từ hime chỉ con gái, công chúa.
Giống như Việt Nam, cốt lõi văn hóa Hawaii cũng dựa trên Nòng Nọc, Âm Dương. Họ có hai vị thần tổ thế gian là thần đực Ku và thần cái Hina. Ku chính là Việt ngữ Cu, bộ phận sinh dục nam và như đã nói ở trên Hina chính là Hĩm có một nghĩa là bộ phận sinh dục nữ. Thần Cu Thần Hĩm cùng gốc thằng cu cái hĩm, Việt Nam quá đi thôi!
Đặc biệt Hawaii có chim biểu cùng chung chim biểu của Mẹ Tổ Âu Cơ là loài ngỗng trời. Loài ngỗng trời tên là Ne Ne hiện được dùng làm chim biểu cho tiểu bang Hawaii. Ne Ne ruột thịt với Việt ngữ Le Le, vịt trời (teal). Trong Việt ngữ ne, le có gốc Na là nước. Ngỗng Ne Ne, vịt trời le le đều là loài chim nước. Ngỗng trời Ne Ne ruột thịt với vịt trời Le Le, chim biểu của Vụ Tiên. Mẹ Tổ Âu Cơ có chim biểu là con ngỗng hồng. Ngỗng Âu Cơ là cháu của Le Le Vụ Tiên. Ngỗng Âu Cơ có thể là mẹ con với ngỗng Ne Ne Hawaii.
Hawaii có cùng chim biểu với Mẹ Tổ Âu Cơ là con ngỗng trời.
(còn nữa)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét