(GDVN) - John Dewey có lẽ là người đầu tiên nói đến vai trò của giáo viên như một người làm “nghệ thuật”, người vẽ nên những tâm hồn và tương lai của con người.
Giáo dục công lập - Công nghệ Giáo dục và nhóm Cánh BuồmLòng yêu nước trong “Tâm hồn cao thượng”Không làm rõ, nắm chắc triết lý, mục tiêu giáo dục, đổi mới sẽ mất phương hướng
LTS: Quý vị và các bạn đang theo dõi bài viết của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, nghiên cứu sinh về giáo dục Hoa Kỳ.
Trong bài viết này, tác giả chia sẻ về những triết lý giáo dục của nhà giáo, triết gia nổi tiếng John Dewey.
Qua đó, tác giả hy vọng Việt Nam sẽ áp dụng được những điểm tích cực để phát huy hơn nữa tính dân chủ trong trường học.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
John Dewey (1859-1952) là một nhà giáo, một triết gia, một nhà cải cách và là nhà tư tưởng lớn của Mỹ trong thế kỷ 20.
Ông là người đưa ra những nguyên lý và học thuyết về giáo dục, mà những giá trị của nó vẫn đang được ứng dụng cho đến nay, không chỉ ở Mỹ mà trên hầu hết các nước.
Theo Dewey, giáo dục không chỉ để chuẩn bị cho cuộc sống, mà giáo dục chính là cuộc sống.
Bởi mỗi đứa trẻ, mỗi học sinh với học tập, chính là học qua trải nghiệm và điều này luôn có giá trị sâu sắc nhất cho mỗi cuộc đời của con người chúng ta.
"Giáo dục là cuộc sống" là triết lý giáo dục của John Dewey. (Ảnh: Wikipedia.org) |
Hầu hết các nhà giáo, các bậc cha mẹ có thể không quên một câu châm ngôn nổi tiếng:
“Nếu bạn nói, tôi sẽ quên
Nếu bạn chỉ dẫn, tôi sẽ nhớ một nửa
Và nếu bạn để tôi làm, tôi sẽ không thể quên”.
Nếu bạn chỉ dẫn, tôi sẽ nhớ một nửa
Và nếu bạn để tôi làm, tôi sẽ không thể quên”.
Đây chính là nguyên lý giáo dục và học tập qua trải nghiệm mà Dewey là người luôn khuyến khích tất cả chúng ta hướng đến.
Theo đó, những giá trị trải nghiệm học tập cần được là trải nghiệm, được học thật, sống thật và tôn trọng những giá trị nhân bản của con người thật.
Cá nhân tôi, với gần 3 năm học tập trên đất Mỹ, cùng với những trải nghiệm về giáo dục Mỹ, học về giáo dục Mỹ, tôi luôn sử dụng triết lý của Dewey để phản ánh những trải nghiệm của mình, không chỉ trong học tập, mà trong mọi hoạt động của cuộc sống.
Vì giáo dục là cuộc sống, nó đòi hỏi việc mọi nỗ lực được hướng đến con trẻ, người học và tính đa dạng trong cuộc sống thực tế.
Dewey đã xây dựng một trường thực nghiệm ở Đại học Chicago nhằm có cơ hội trải nghiệm, quan sát và rút ra những kinh nghiệm trong giáo dục của mình.
Giáo dục công lập - Công nghệ Giáo dục và nhóm Cánh Buồm |
Và đó là cơ sở để ông viết những cuốn sách về giáo dục có giá trị trong suốt hơn thế kỷ nay ở Mỹ và trên thế giới.
Những cuốn sách như: “Dân chủ và Giáo dục”, “Kinh nghiệm và Giáo dục” là những cuốn sách cơ bản và nằm lòng của bất kỳ ai theo học ngành giáo dục của Mỹ.
Trong cuốn “Dân chủ và Giáo dục”, Dewey đã trình bày những tư duy xuyên suốt về những tập hợp khái niệm cơ bản gắn liền với giáo dục như:
1. Giáo dục là nhu cầu của cuộc sống
2. Giáo dục là chức năng của xã hội
3. Giáo dục là định hướng xã hội
4. Giáo dục là động lực tăng trưởng xã hội
5. Nhìn nhận giáo dục dưới góc độ bảo thủ và dưới góc độ tiến bộ
6. Tính dân chủ trong giáo dục
7. Nhu cầu quan tâm và tính kỷ luật trong giáo dục
8. Trải nghiệm và tư duy trong học tập
9. Trò chơi và học tập trong chương trình học
10. Giá trị của giáo dục…
2. Giáo dục là chức năng của xã hội
3. Giáo dục là định hướng xã hội
4. Giáo dục là động lực tăng trưởng xã hội
5. Nhìn nhận giáo dục dưới góc độ bảo thủ và dưới góc độ tiến bộ
6. Tính dân chủ trong giáo dục
7. Nhu cầu quan tâm và tính kỷ luật trong giáo dục
8. Trải nghiệm và tư duy trong học tập
9. Trò chơi và học tập trong chương trình học
10. Giá trị của giáo dục…
Trước khi đến Mỹ, tôi luôn suy nghĩ giáo dục là giáo dục, là học những phương pháp để truyền tải kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nhưng không, Dewey đã giúp tôi có được những góc nhìn độc lập trong một tổng thể của giáo dục.
Bạn sẽ không thể biết được tính định hướng của giáo dục nếu bạn chưa hiểu rõ những chức năng xã hội của giáo dục.
Bạn cũng không hiểu được tại sao muốn phát triển giáo dục, đặc biệt ở giáo dục sớm (early child education), bạn cần quan tâm đến các chính sách về kinh tế, về xóa đói nghèo và bất bình đẳng trong xã hội.
Dewey là người khích lệ việc nước Mỹ đổi mới giáo dục theo cách đa dạng hóa các mô hình dạy học, phương pháp học, vì đơn giản, đấy là sự tôn trọng “dân chủ” trong giáo dục, nghĩa là mỗi cá nhân học sinh có được quyền học và phát triển phù hợp với năng lực của bản thân.
Không có mô hình nào là “One size fits All” (tạm dịch, “Một mô hình sử dụng phù hợp cho tất cả”).
Tôi mất hơn 3 năm đọc, trải nghiệm qua chính cuộc sống học và nghiên cứu về giáo dục của Mỹ của bản thân, để hiểu rõ hơn về khái niệm “dân chủ” trong giáo dục Mỹ.
Không làm rõ, nắm chắc triết lý, mục tiêu giáo dục, đổi mới sẽ mất phương hướng |
Không dễ để hiểu tại sao xã hội Mỹ, dân Mỹ được “tự do” trong khái niệm học tập.
Dân chủ trong học tập, với học sinh, là cơ hội, là quyền được học và phát triển năng lực cá nhân.
Với giáo viên, đó là sự tự chủ, tự lựa chọn tài liệu cho chương trình phù hợp, tự chịu trách nhiệm về phương pháp giảng dạy của mình cho phù hợp với từng học sinh mình đang giảng, là tính có khả năng giải trình về việc tại sao họ tin đây là cách dạy đúng đắn cho học sinh của họ.
Với nhà trường, hệ thống quản trị nhà trường ý thức rõ việc họ là những người đóng vai trò hỗ trợ và giúp đỡ cho giáo viên dạy tốt nhất và học sinh học tốt nhất…
Và sẽ không có ai được áp đặt suy nghĩ, ý tưởng lên ai, dù đấy là quan hệ giữa giáo viên và học sinh.
Trong cuốn “Dân chủ và Giáo dục”, Dewey có lẽ là người đầu tiên nói đến vai trò của giáo viên như một người làm “nghệ thuật”, người vẽ nên những tâm hồn và tương lai của con người.
Như một nghệ sỹ (hoặc múa, hát và vẽ), thầy giáo là người truyền tải kiến thức cho học sinh, nhưng đấy chỉ là bước đầu tiên trong nghề giáo.
Bởi tính quan trọng và được chân quý của nhà giáo lại phụ thuộc vào khả năng làm sao giáo viên thúc đẩy được lòng đam mê, sự yêu thích cuộc sống, môn học và nếu nói theo ngôn ngữ hiện đại, thúc đẩy tính tò mò, dám thử nghiệm khoa học và nghiên cứu, dám mắc sai lầm và dám sống thật.
Chính vì giá trị này của người thầy, Dewey đặc biệt nhấn mạnh trong cuộc đời giảng dạy, đòi hỏi người thầy cần và nên có một kinh nghiệm sống, một kinh nghiệm gắn bó với môn học và cuộc sống của trường học.
Triết lý giáo dục Việt Nam qua phân tích của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam |
Theo Dewey, trải nghiệm trong giảng dạy của người thầy là những kinh nghiệm đã đạt được trong quá trình người thầy dạy học và là những nỗ lực hướng tới những tiến bộ hơn nữa, trong một quá trình của phát triển dạy học.
Theo ông, trong nỗ lực quản lý từng khóa học, thực ra không có sự phân biệt giữa môn dạy và phương pháp. Dewey chia sẻ như sau:
“Như một nghệ sỹ chơi piano, người đã thuộc lòng bài chơi của mình với cây đàn, người nghệ sỹ sẽ không thể phân biệt giữa việc anh ta chơi đàn và cây đàn có gì khác nhau, tất cả đều để tạo nên một bài chơi hay nhất” [1]
Cá nhân tôi không thấy có so sánh nào hay như Dewey đã trình bày trên đây về nghề dạy học. Ông đã nâng việc dạy lên thành một nghệ thuật, nghệ thuật dạy người.
Và đấy là cách mà Dewey tư duy về tính dân chủ trong giáo dục. Vì đã là nghệ thuật, nó vừa nằm trong phương pháp chung để chơi đàn, nó lại có tính cá nhân cao độ, để mỗi giáo viên được bộc lộ, được chia sẻ, được dạy và phát triển học sinh của mình theo cách mà họ tin là tốt nhất.
Vì điều này, trong nghề giáo, niềm tin là rất quan trọng. Niềm tin của gia đình với trường học, với giáo viên, và ngược lại, niềm tin của giáo viên vào năng lực của mỗi học sinh.
Tuy nhiên, cũng vì tính dân chủ trong môi trường dạy và học, người thầy và học trò là cùng học, cùng phát triển, nên ở Mỹ, giáo viên không được “thần tượng hóa”.
Giáo viên vẫn là người đang trong quá trình hoàn thiện việc dạy học của mình, cũng vẫn là một người cần học liên tục để đáp ứng việc học tập suốt đời của học sinh, họ không nhất thiết phải biết tất cả, họ không phải là người đúng trong mọi trường hợp, và đặc biệt, họ không có quyền “phán xét” bất kỳ học sinh nào, dù là về năng lực hay tính cách.
Điều này khá lạ với trải nghiệm của tôi từ giáo dục Việt Nam. Sẽ không ai có thể biết là bạn nào hay hơn bạn nào, bạn nào giỏi hơn bạn nào, và bạn nào đang có kỷ luật ở môn nào…
Triết lý giáo dục - Việt Nam đã có chân lý này hay chưa? |
Điều này là sự tôn trọng tối cao về tính cá nhân của người học, cũng như của người dạy.
Trường học là để giúp đỡ, thương yêu và nâng cao năng lực học tập của học sinh, chứ không là nơi đánh giá về con người, mặc dù họ cũng yêu cầu học sinh phải tuân thủ những kỷ luật trường học và nếu không đáp ứng, những biện pháp cần thiết cũng sẽ được áp dụng.
Trong quá trình Việt Nam sắp tới thực hiện cải cách toàn diện giáo dục phổ thông, xin được giới thiệu tới các bạn về John Dewey và tư tưởng của ông về giáo dục, gắn với dân chủ và với trải nghiệm học tập của học sinh, như là một triết lý cho giáo dục Mỹ và giáo dục hiện đại thế kỷ 20.
Giáo dục là cuộc sống, và cuộc sống chính là giáo dục. Đơn giản vậy, nhưng để đưa những tư tưởng này vào trường học, đưa vào môn học quả là không dễ.
Hy vọng là những tư tưởng của Dewey có thể khai sáng và giúp chúng ta phần nào giải quyết được việc dân chủ hóa trường học ở Việt Nam chăng?
Tài liệu tham khảo:
[1] Page 179, Dân chủ và Giáo dục, John Dewey, 2012 Simon & Brown
Nguyễn Thị Lan Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét