Đem gắn cha Đắc Lộ (vừa đi một entry ngắn hôm qua, ở đây) với bộ chữ người Giao Chỉ đã là ý tưởng kinh khủng rồi. Ngay đến tên của Đắc Lộ còn viết sai mấy lần.
Mấy cái chữ của người Giao Chỉ này, gắn với công "phát hiện" của ông quan Vương Duy Trinh, đã là câu chuyện cũ lắm rồi. Bây giờ, không còn ai, nếu là người nghiêm túc, còn nhắc đến nữa.
Bài vừa xuất hiện trên tờ báo của ngành công an.
Từ đây trở xuống là chép nguyên xi.
---
07:15 24/03/2017
Thông tin ở Kon Tum có người biết chữ của người Giao Chỉ đã kích thích trí tò mò của tôi trong dịp vào thăm người nhà ở thành phố cao nguyên này.
Được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Ban Chủ nhiệm và các bạn bè ở CLB thơ Ngọc Linh ở thành phố Kon Tum, chúng tôi đã tiếp xúc được với ông Nguyễn Văn Đảm là người biết “chữ của người Giao Chỉ”.
Ông Nguyễn Văn Đảm sinh năm Đinh Hợi 1947, quê ở Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông nhập ngũ, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1968 tại D25, E270 công binh, được biệt phái về Ban GTVT Quân khu V. Ông xuất ngũ năm 1974. Hiện ông là hội viên Hội CCB, hội viên Hội Y học dân tộc cổ truyền tỉnh Kon Tum.
Khi chúng tôi hỏi về “chữ của người Giao Chỉ”, ông cho biết: Năm ông 13-14 tuổi (khoảng 1960-1961), được ông nội và cha dạy cho một thứ chữ không giống chữ các thầy cô giáo dạy ở trường, ông hỏi thì các cụ bảo: “Đây là chữ của người Giao Chỉ, các con phải học chữ này để đọc được gia phả và những điều thuộc nghề nghiệp gia truyền” (nghề tướng số, tử vi và nghề thuốc). Ông Đảm vừa học chữ phổ thông ở trường, vừa học chữ Giao Chỉ ở nhà, cho đến năm 1968 thì đi bộ đội...
Bộ “chữ của người Giao Chỉ” ông Đảm cung cấp cho chúng tôi là bộ chữ khá hoàn chỉnh. Có đầy đủ các nguyên âm (gồm cả các nguyên âm phát sinh từ nguyên âm gốc), phụ âm (đơn và kép), số đếm và thanh điệu như chữ Quốc ngữ ta đang dùng bây giờ, mặc dù tự dạng (nét chữ) đơn sơ, quy tắc cấu tạo chữ đơn giản, cách ghép vần, ghép tiếng không khác gì chữ Quốc ngữ.
Ông Nguyễn Văn Đảm. |
Có một điều lạ là “bộ chữ của người Giao Chỉ” do ông Đảm cung cấp, những chữ cái đã được sắp xếp theo vần A B C (an - pha - bê) căn bản giống như bộ chữ Quốc ngữ ta đang dùng hiện nay. Chúng tôi có hỏi ông Đảm điều này, ông bảo ông nội và cha dạy thì biết thế, chứ các cụ cũng không giải thích gì cả.
Để lý giải hiện tượng này, theo thiển ý của chúng tôi, có khả năng sẽ xảy ra một trong hai tình huống sau:
1. Rất có thể đây là “bộ chữ của người Giao Chỉ” mà năm 1624, giáo sĩ Alexandre de Rhodes học được từ một cậu bé khoảng hơn mười tuổi ở Hội An (như tự truyện ông kể).
Chỉ trong vòng ba tuần lễ, cậu bé đã dạy cho ông “biết tất cả các cung bậc khác nhau của tiếng Việt, cách thức phát âm của từng chữ”. Đồng thời, cũng trong 3 tuần lễ ấy, ông đã dạy cho cậu bé “học đọc, học viết chữ Latin” và ông “hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu” (theo nhà báo Mai Thục). “Thầy nhỏ” dạy “trò lớn” biết tiếng và chữ của người Giao Chỉ. “Trò lớn” dạy “thầy nhỏ” biết tiếng và chữ Latin.
Khi đã thành thạo tiếng và chữ của người Việt rồi, được các bậc bề trên dòng Tên giao trọng trách. Trên cơ sở những công trình dở dang trước đó của các giáo sĩ như Francisco de Pina, Antonio Barbosa, Gaspado Amaral... giáo sĩ Alexandre de Fhodes tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh việc Latin hóa bộ chữ tượng thanh vốn có của người Giao Chỉ, với mục đích để giúp các giáo sĩ phương Tây sau này học tiếng nhanh hơn, tốt hơn, thuận lợi cho việc truyền đạo. Bộ chữ được hoàn thiện dần theo thời gian với sự đóng góp của nhiều thế hệ học giả, trí thức Việt sau này để thành bộ chữ Quốc ngữ hoàn chỉnh chúng ta đang dùng hiện nay.
Giám mục Hồ Ngọc Cẩn (1876-1948), trong trước tác của mình, cũng xác nhận và minh oan cho Alexandre de Fhodes - vì đương thời có ý kiến cho rằng ông này đã đạo ý tưởng sáng tạo của những người đi trước (theo Trần Hòa - Báo KG&ĐS 4/12/2016).
Như vậy, Alexandre de Fhodes là một trong những người có công lớn trong việc Latin hóa bộ chữ tượng thanh vốn có của người Giao Chỉ, tiếp tục công việc của nhiều giáo sĩ đi trước, chứ không phải là người đầu tiên làm ra bộ chữ Quốc ngữ Latin cho người Việt Nam, như ta vẫn nghĩ.
2. Ông nội ông Đảm là một nhà Nho. Cụ giỏi Nho, y, lý, số. Cụ đã được các thế hệ trước truyền dạy chữ của người Giao Chỉ. Đến cụ, cụ lại dạy cho con cháu. Cứ như thế, đời trước lưu truyền lại cho đời sau. Gia phả của dòng họ, các kiến thức về lý, số, về nghề thuốc... cũng viết bằng chữ Giao Chỉ, nên các đời sau phải học chữ Giao Chỉ thì mới đọc được gia phả, mới biết được nguồn cội, gốc gác của mình và tiếp nối, gìn giữ nghề của cha ông.
Phải chăng đây cũng là một biện pháp để duy trì, bảo tồn được “chữ của người Giao Chỉ” cho đến ngày nay?
Đến đời cụ Nguyễn Kim Khuyên (1920-1998) thân sinh ra ông Đảm, cụ vừa giỏi chữ Nho, lại vừa thạo tiếng Anh, tiếng Pháp. Có thể vì có vốn “Tây học”, nên cụ đã sắp xếp lại bộ chữ cái của người Giao Chỉ theo vần an - pha - bê Latin để cho con cháu dễ nhớ, dễ học.
Liệu còn có tình huống thứ ba, thứ tư nào khác?
Trong buổi làm việc, sau khi đã dùng những “ký tự Giao Chỉ” này lập các quẻ Tiên thiên, Hậu thiên, Trung thiên bát quái, ông lấy cho chúng tôi xem quyển Ngọc phả của dòng họ (bản photocopy) và một cuốn sổ tay cũ, đóng bằng những tờ giấy pơ-luya gập đôi. Theo quan sát, cảm nhận ban đầu của chúng tôi, quyển sổ có khá nhiều năm tuổi bởi giấy đã ố vàng, nhiều dòng chữ bị ố nhòe, nhiều tờ bị quăn góc, sờn rách mép...
Ông Đảm cho biết đây là cuốn sổ ông chép lại từ cuốn vở của cha là cụ Nguyễn Kim Khuyên những điều cần biết về châm cứu, từ những năm 1960. Cả Ngọc phả và cuốn sổ tay đều được viết bằng chữ Giao Chỉ và đã được dịch ra Quốc ngư...
Tổ tiên ta từ xa xưa - trước thời Hùng Vương - đã có chữ viết riêng.
Từ khi đặt được ách đô hộ lên đất nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc nhất quán thực hiện mưu đồ đồng hóa dân ta, nên chúng ra sức triệt hạ văn hóa của dân tộc ta và áp đặt văn hóa Hán cho dân ta. Năm 187 (sau CN), Thái thú Sĩ Nhiếp đưa chữ Hán vào, bắt dân ta phải học thứ chữ tượng hình này, không cho dân ta học chữ tượng thanh của tổ tiên và ra lệnh thu hết sách vở, văn tự. Nhà nào cố tình cất giấu còn bị chém đầu...
Đến thế kỷ XV, khi xua quân sang xâm lược nước ta, Minh Thành Tổ đã có chỉ dụ gửi cho Trương Phụ: “...Một khi binh lính đã vào nước Nam thì hết thảy mọi sách vở, văn tự, cho đến các loại ca lý dân gian, các sách dạy trẻ nhỏ... một mảnh chữ phải đốt hết. Khắp trong đất nước, các bia ký do An Nam dựng thì phải phá hủy tất cả, một chữ chớ để sót...” (Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm).
Những cuộc xâm lăng đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đã để lại hậu quả nặng nề về mặt văn hóa đối với dân tộc ta cho đến ngày nay.
Để tránh sự truy sát tàn độc như vậy của kẻ thù, tổ tiên ta phải mang tài sản quý báu này đi “cất giấu” ở những nơi xa sự kiểm soát gắt gao của chúng.
Bài thơ “Gửi thày mẹ” được ông Đảm viết bằng “chữ của người Giao Chỉ”. |
Năm 1903, Tổng đốc Thanh Hóa, Hiệp biện Đại học sỹ Vương Duy Trinh, tìm được một cuốn sách có chữ lạ, ông cho rằng đây là chữ của ta thời Hùng Vương. Ông nói: “Người ta thường nói nước ta không có chữ, tôi nghĩ rằng không phải. Thập Châu vốn là đất nước ta. Trên Châu (tức vùng miền núi) có chữ, lẽ nào dưới chợ (tức vùng kinh kỳ, đồng bằng) lại không có chữ. Lối chữ Châu là lối chữ nước ta đó. Thập Châu là nơi biên viễn nên lối chữ đó hãy còn”.
Nhiều trăm năm nay, đã có nhiều thế hệ con dân nước Việt, bỏ biết bao công sức, tiền của, có người còn bỏ cả mạng sống của mình để đi tìm lại chữ viết của tổ tiên. Nhiều khi chúng ta đã thất vọng, tưởng bộ chữ của tổ tiên đã không còn tìm thấy được nữa, thì đầu năm 2013 công trình nghiên cứu và giải mã chữ Việt cổ của nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền được công bố, khơi lại cho chúng ta niềm hy vọng có thể tìm lại được chữ của tổ tiên.
Và bây giờ, ta lại phát hiện vẫn còn có người biết chữ của người Giao Chỉ đang sống, đang làm việc ở Tây Nguyên.
Như vậy là, vượt lên sự truy sát gắt gao, tàn bạo của kẻ thù, chữ viết của tổ tiên không bị “đứt mạch” mà vẫn lặng lẽ, âm thầm tồn tại, lưu truyền từ đời này qua đời khác trong một dòng họ. Bộ chữ không chỉ nằm trên những trang giấy cổ, mà nó còn được một con người bằng xương, bằng thịt - một cựu sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, một lương y đang hành nghề chữa bệnh cứu đời - là hậu duệ của dòng họ ấy viết ra.
Thanh Hóa là một trong những nơi mà tổ tiên ta xưa đã “cất giấu” bộ chữ viết của mình.
Thanh Hóa là nơi cụ Vương Duy Trinh phát hiện cuốn sách có chữ lạ mà cụ cho đó là “chữ của thời Hùng Vương”.
Thanh Hóa là quê hương của dòng họ Nguyễn Hữu - một dòng họ đã lưu truyền từ đời này qua đời khác cho đến ngày nay thứ tài sản phi vật thể quý báu này của tổ tiên. Thành phố Kon Tum là nơi một hậu duệ của dòng họ Nguyễn Hữu ấy đang tiếp tục duy trì để ngọn lửa “chữ của người Giao Chỉ” bập bùng sáng mãi.
Những điều đó đáng trân trọng biết nhường nào!
Sức sống của Văn hóa Việt quả là mãnh liệt và bất diệt!
Ngôn ngữ học không phải là chuyên ngành của kẻ viết bài này. Những hiểu biết về lĩnh vực này còn rất ít ỏi, hạn hẹp, chúng tôi mong được sự chỉ bảo của các bậc tiền bối và của quý bạn đọc.
Xin phát hiện với các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu và quý bạn đọc về một bộ chữ lạ mới được biết đến, được cho là “chữ của người Giao Chỉ”.
Mong có sự vào cuộc của cơ quan chức năng và các nhà nghiên cứu để thẩm định, làm sáng tỏ về bộ chữ này.
Bài thơ Gửi thày mẹ của Nguyễn Huy Lung một chiến sĩ cách mạng gửi về cho cha mẹ mấy ngày trước khi ông tham gia cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931 ở nhà ngục Kon Tum. Hơn mười chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc đấu tranh này. Bài thơ được ông Đảm viết bằng “chữ của người Giao Chỉ”.
Gửi thày mẹ
Lê Đình LaiCon xin thày mẹ chớ buồn thươngLụy tiết lao lung chính sự thườngĐã quyết liều thân cùng xã hộiLẽ nào trở mặt với giang sơnCông nhà nhờ mẹ lo săn sócViệc nước khuyên thầy cứ đảm đươngNghĩa nặng ơn dày khôn trả kịpCon xin lấy máu tỏ can trường.
Giao Blog
http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/O-Tay-Nguyen-van-con-co-nguoi-biet-chu-cua-nguoi-Giao-Chi-433747/
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét