Kant : Luân Lý được ghi trong chúng ta chứ không đến từ bên ngoài
Sau khi đem Thiên Chúa về hàng « ý tưởng không thể kiểm chứng »(1), và phủ định sự có thực của ý niệm hệ thống mang khả năng chỉ đạo tất cả(2), câu hỏi đặt ra cho Kant là : trong điều kiện ấy , những quy luật luân lý đến từ đâu ? Ông trả lời : chúng đến từ trong thân tâm của chúng ta, và chỉ những quy luật đến từ bên trong ấy, mới được coi là chính đáng. Những quy luật áp đặt, hay thu nhặt từ bên ngoài, đều bị coi là “bất chính”.
Cần nhận xét là nếu Kant sống ở một thời kỳ cận đại hơn, thì ông đã có thể gán những quy luật luân lý vào quá trình tiến hóa của những sinh vật từ khi chúng có đời sống cộng đồng. Khi ấy, việc cư xử theo những “thảo trình hợp tác” (giúp đỡ nhau, tôn trong quyền lợi chung, không lừa đảo, trộm cướp, giết chóc, hành hạ …) đã khiến một số cộng đồng nguyên thủy có đủ sức mạnh để trường tồn trong thời gian, trước áp lực khe khắt của thiên nhiên và sự cạnh tranh của những cộng đồng khác. Các cộng đồng thiếu “yếu tố hợp tác” có nhiều xác suất bị diệt vong. Chúng ta là hậu duệ của các cộng đồng đã tồn tại, nên kế thừa “thảo trình hợp tác” của họ, được ghi vào thâm tâm dưới dạng « quy luật luân lý ».
Tính tự chủ của ý chí là nguyên tắc tối thượng của Luân Lý
Tính tự chủ của ý chí là đặc tính cho phép ý chí trở thành quy luật của chính mình (biệt lập với mọi đặc tính của các đối tượng mà nó ham muốn).
Nói cách khác, nguyên tắc tự chủ này là : luôn chọn lựa như thể mình muốn những gì chỉ đạo sự chọn lựa của mình cũng đồng thời là những quy luật phổ quát. (…) Một sự phân tích đơn giản của những khái niệm về luân lý cho thấy nguyên tắc tự chủ ấy chính là nguyên tắc duy nhất của luân lý. Nguyên tắc luân lý phải là một mô thức cố định (1), và là sự chỉ đạo, không hơn không k ém, của tính tự chủ nói trên.
Nói cách khác, nguyên tắc tự chủ này là : luôn chọn lựa như thể mình muốn những gì chỉ đạo sự chọn lựa của mình cũng đồng thời là những quy luật phổ quát. (…) Một sự phân tích đơn giản của những khái niệm về luân lý cho thấy nguyên tắc tự chủ ấy chính là nguyên tắc duy nhất của luân lý. Nguyên tắc luân lý phải là một mô thức cố định (1), và là sự chỉ đạo, không hơn không k ém, của tính tự chủ nói trên.
Sự lệ thuộc của ý chí như nguồn gốc của mọi nguyên tắc bất chính của luân lý
Khi ý chí tìm những quy định cho mình ở bên ngoài những mệnh lệnh c ó khả năng trở thành quy luật phổ quát đã có sẵn trong nó, khi nó phải ra ngoài chính nó để tìm những quy luật ấy nơi đặc tính của một đối tượng nào đó, thì ý chí bị lệ thuộc. Khi đó, không phải ý chí tự đặt ra cho nó những mệnh lệnh, mà phải chịu những mệnh lệnh này từ các đối tượng của nó, trong tương quan giữa nó với các đối tượng ấy. Tương quan này, dù dựa trên ước vọng, hay trên những gì được lý trí vẽ ra, cũng đều chỉ diễn đạt sự khả hữu của những mô thức giả định (3); tôi phải làm điều này, vì tôi muốn được chuyện nọ. Ngược lại, mệnh lệnh luân lý, trên nguyên tắc là thường định, thì nói : tôi phải hành xử thế này hay thế nọ, dù cho tôi không ước vọng bất cứ điều chi khác.
Thí dụ, theo mô thức thứ nhất, người ta bảo : tôi không được dối trá, nếu muốn tiếp tục được người đời kính trọng. Trong mô thức thức hai, thì : tôi không dối trá, mặc dù sự dối trá sẽ không đem lại cho tôi bất cứ phiền toái hay hổ thẹn nào (4). Mô thức thứ hai này xóa bỏ mọi đối tượng, khiến cho đối tượng hoàn toàn không thể có được một ảnh hưởng nào trên ý chí. Thật vậy, điều kiện của nó là : lý trí thực dụng (ý chí) không viện dẫn bất cứ lợi lộc bên ngoài nào, mà chỉ biểu hiện uy quyền cố định của nó, như pháp lý tối thượng.
Vì thế, khi tôi mưu tìm hạnh phúc cho tha nhân, tôi không làm việc ấy vì mong chờ một phần thưởng (một sự hoan lạc tức thời, hay gián tiếp do những giả định của lý trí). Ngược lại, tôi làm việc ấy chỉ vì nó, và nếu có một mệnh lệnh bảo tôi không hành xử như thế, thì mệnh lệnh ấy không thể thuộc về cái ý chí duy nhất theo đó tôi muốn nó trở thành quy luật phổ quát, cho mọi người, ở mọi nơi, vào mọi thời đại.
Vì thế, khi tôi mưu tìm hạnh phúc cho tha nhân, tôi không làm việc ấy vì mong chờ một phần thưởng (một sự hoan lạc tức thời, hay gián tiếp do những giả định của lý trí). Ngược lại, tôi làm việc ấy chỉ vì nó, và nếu có một mệnh lệnh bảo tôi không hành xử như thế, thì mệnh lệnh ấy không thể thuộc về cái ý chí duy nhất theo đó tôi muốn nó trở thành quy luật phổ quát, cho mọi người, ở mọi nơi, vào mọi thời đại.
Kant, Fondements de la métaphysique des mœurs (1792)
Nguyễn Hoài Vân
phỏng dịch
(1) Xem : Kant : chống siêu hình học và Kant – Ảo tưởng Hệ Thống
(2) « Định ngôn lệnh thức » (impératif catégorique)
phỏng dịch
(1) Xem : Kant : chống siêu hình học và Kant – Ảo tưởng Hệ Thống
(2) « Định ngôn lệnh thức » (impératif catégorique)
(3) Những thưởng phạt ở đời này hay đời sau, từ một quyền uy siêu hình mà Kant đã coi như chỉ là ý tưởng siêu hình không thể kiểm chứng, không mang thực tính
(4) Tốt lành, đạo đức, vì mong được thưởng, hay một toại ý, hoan lạc nào đó, không phải là tốt lành, đạo đức, mà chỉ là một sự tính toán.
Download Tổng hợp tiểu luận của tác giả Nguyễn Hoài Vân tại đây: http://adf.ly/1g1Ext
(click, chờ 5 giây và nhấn vào skip ad để bỏ qua quảng cáo và tải xuống)
Tác giả gửi bài đến Diễn đàn triết học Việt Nam. Diễn đàn đăng bài để đảm bảo tất cả mọi người đều được nói. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả và tác giả chịu trách nhiệm trước công luận về bài viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét