Đất nước tan hoang, 1, 2, 3 chúng ta cùng biến
Đọc bài này lại nhớ có một số bạn hỏi đất nước đang phát triển như thế, đời sống được cải thiện như thế, tại sao vẫn nói đất nước cứ mỗi ngày một nghèo thêm để nối dài chậm tiến và tụt hậu so với nhân dân các nước trong khu vực? Thậm chí có nhiều lĩnh vực bây giờ thua cả Kampuchea và Lào, chưa nói tới thua tất cả các nước Đông Nam Á khác, những nước trước đây chúng ta coi là đám man di mọi rợ. Để trả lời, hãy nhìn xem chúng ta đang sống bằng gì (bán tài nguyên, vay nợ, FDI, kiều hối...), tự làm ra được cái gì nếu như không có đầu vào nhập khẩu, văn hóa, xã hội, môi trường đang tan hoang; tài nguyên, tiền bạc phung phí cạn kiệt như thế nào, nợ nước ngoài tăng lên phi mã và nguy cơ phá sản nhãn tiền ra sao...
Với tình trạng từ cán bộ, đảng viên thi đua “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” để tham nhũng, bảo vệ lợi ích nhóm cho đến Thanh niên mất định hướng không còn tha thiết với lý tưởng Cộng sản của đảng, rồi công nhân không được huấn luyện tay nghề, không biết ngoại ngữ, năng xuất lao động kém sinh ra các loại tội phạm trong giới trẻ ngày một lên cao. Thêm vào đó là tệ nạn ma túy, mại dâm và buôn người càng ngày càng phức tạp... Với những “thánh tích vẻ vang” như thế thì có ai còn tự hào mang Hộ chiếu của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nữa không?
– Một bộ phận thanh niên mất phương hướng, xa rời định hướng XHCN, ca ngợi Chủ nghĩa Tư Bản và các giá trị phương Tây.
– Thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp chiếm trên 53%.
– 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp.
– Trong 5 năm, hơn 35 nghìn bị can trẻ vị thành viên phạm tội.
– Việt Nam ước tính có khoảng 183.000 người nghiện ma túy…gần 33.000 người bán dâm, độ tuổi bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 – 18 tuổi.
– Mua bán người ở Việt Nam ngày càng tinh vi và nhiều thủ đoạn: Buôn bán trẻ sơ sinh, buôn bán bào thai, nội tạng và một hình thức buôn bán mới nhất gần đây là đẻ thuê.
Đó là những “con số biết nói” và “những chuyện trăm mối tơ vò” đang phơi ra trước mắt người dân Việt Nam sau hơn 30 năm “đổi mới” để thoát chết.
Nhưng báo đài của đảng, theo chỉ thị của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ biết trát son phấn lên mặt xã hội để chứng minh nhờ có đảng lãnh đạo mà chuyện gì cũng hòan thành tốt và được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ.
Nếu được ủng hộ mạnh mẽ như thế thì tại sao đất nước cứ mỗi ngày một nghèo thêm để nối dài chậm tiến và tụt hậu so với nhân dân các nước trong khu vực? Thậm chí có nhiều lĩnh vực bây giờ thua cả Kampuchea và Lào, hai dân tộc từng bị người Việt Nam coi thường trong nhiều thập niên?
Các dư luận viên còn ồn ào rằng: “Truyền thống quý báu, mục tiêu cao cả thiêng liêng chăm lo lợi ích, hạnh phúc cho nhân dân là truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam.” (theo báo Quân đội Nhân dân ngày 13/02/2017).
Họ còn lẩm bẩm câu viết trong các Văn kiện chính sách để khoe nước bọt: “Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác”.
Hô hoán bấy nhiêu chưa đủ, đảng còn vẽ vời: “Đảng ta là đạo đức, đảng ta là văn minh”; hoặc hoang tưởng như Nhà Thơ Hoàng Trung Thông: “Ta bỗng thấy tắm mình trong ánh sáng/ Đảng nâng ta lên tầm cao của Đảng”.
Nâng cao đến chỗ nào sau những giây phút mê sảng ấy? Hãy đọc: “Bây giờ thấy nhiều người nói về đạo đức thật trơn tru, có lớp có lang. Nhưng trong lòng họ nghĩ khác, việc làm của họ khác. Nói không đi đôi với làm, nói toàn chuyện trên trời dưới biển, nhưng làm thì kể việc không hết mấy đầu ngón tay, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng lực lãnh đạo giảm sút, làm mất uy tín cán bộ (báo Nhân Dân, 20/01/2017).
Uy tín cá nhân cán bộ mà mất thì ăn thua gì? Nhưng cán bộ là người ăn cơm đảng, học trường đảng và làm việc cho đảng thì tất nhiên cây nào phải sinh ra quả ấy chứ lấy đâu ra cái thứ cán lăng nhăng như thế?
Chỉ tiếc là đảng lại không muốn nhìn nhận đã thoái trào, chậm tiến và lạc hậu trước một Thế giới đã ruồng bỏ chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin.
Những lãnh đạo bảo thủ của đảng CSVN chỉ biết khăng khăng cho mình là “phải”, là “đúng” và “trúng” nên không vượt qua được các chứng bệnh suy thoái tư tưởng và sa sút đạo đức lối sống đã lan rộng và ăn sâu trong đảng.
Bằng chứng chưa được một năm mà đảng đã phải phát động phong trào “tự phê bình” và “phê bình” để kiểm điểm việc thi hành Nghị quyết 4/XII (30/10/2016) “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”
Nhưng chuyện “bầy hàng” lấy điểm lần này của đảng liệu có hy vọng thu được kết quả gì không?
Kết quả nhãn tiền
Tương lai sẽ trả lời, nhưng nếu dựa vào qúa khứ thì cũng chưa chắc đã làm nên cơm cháo gì.
Hãy nghe Phó Giáo sư-Tiến sỹ (PGS.TS) Nguyễn Văn Giang, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: “Sau nhiều năm thực hiện các Nghị quyết về chỉnh đốn Đảng, cùng với những kết quả đạt được, tình trạng suy thoái trong Đảng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí có dấu hiệu cho thấy còn phức tạp hơn. Một phần là do thực hiện không nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Nhiều nơi, nhiều chỗ, tự phê bình và phê bình vẫn còn diễn ra qua loa, hình thức, né tránh nên rất ít hiệu quả. Cũng có không ít trường hợp lợi dụng phê bình để công kích, hạ bệ những người mình không ưa hoặc để xu nịnh đối với cán bộ lãnh đạo. Thực tế này cũng lý giải vì sao trong những năm qua, nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra nhưng ít được phát hiện qua quá trình tự phê bình và phê bình ở các cấp ủy Đảng cơ sở.”
(Đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Vietnam, VOV) ngày 12/02/2017
Người thứ hai, ông Nguyễn Đức Hà, Ban Tổ chức Trung ương nhận định: “Việc tự phê bình và phê bình của các tập thể và cá nhân vẫn còn tình trạng nói ưu điểm nhiều, nói khuyết điểm ít, hoặc nếu có nói về khuyết điểm thì cũng cố gắng né tránh một số từ có tính nhạy cảm. Không phải không có chuyện mượn tự phê bình và phê bình để ca ngợi, để động viên, khen ngợi. Việc này tôi thấy ở cấp nào cũng có, từ Trung ương đến các địa phương”.
VOV phỏng vấn tiếp PGS.TS Hồ Tấn Sáng, Học viện Chính trị khu vực 3. Ông góp ý: “Thực tế trong thời gian gần đây, phê bình và tự phê bình mang tính hình thức, dẫn đến hậu quả là sự suy thoái của từng cá nhân. Vì mỗi cá nhân không nhận thấy trách nhiệm của mình đối với những sai phạm, họ lợi dụng những cái đó để hạ thấp người khác. Đồng thời cũng có những biểu hiện ngại va chạm, ngại phê bình vì sợ đụng đến quyền lực. Thực chất là do cơ chế bảo vệ những người dũng cảm đấu tranh chống lại những người lợi dụng quyền lực chưa rõ ràng.”
Đến phiên ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh: “Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái trong Đảng, khiến lòng tin trong dân với Đảng bị giảm sút.”
Ông nói: “Thời gian trước đây, khâu này được coi trọng và làm khá tốt. Tuy nhiên, trong vài chục năm trở lại đây, việc phê bình và tự phê bình chưa được tốt. Từ Hội nghị TƯ 4 khóa XI đến Hội nghị TƯ 4 khóa XII, khâu này chuyển biến không được bao nhiêu. Thực tế này rất đáng phải suy nghĩ. Đã từng sinh hoạt ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở, tôi thấy rằng việc phê bình và tự phê bình nói chung là yếu, nể nang. Xu hướng nể nang, tránh va chạm dường như đang rất phổ biến, không chỉ ở cấp cơ sở, mà từ cấp trung ương.”
Lý tưởng ở túi tiền
Tình hình các bậc cha chú mánh mung như thế thì lý do thanh niên đã phai nhạt lý tưởng là chuyện đương nhiên. Chả ai dại gì phải hết lòng vì đảng cho kẻ ngồi mát ăn bát vàng hưởng hết. Đó là chuyện thường tình.
Thế nhưng đảng lại lên lớp phê bình một bộ phận thanh niên ngày nay đã “mất phương hướng, xa rời định hướng XHCN, ca ngợi Chủ nghĩa Tư Bản và các giá trị phương Tây.”
Nhưng đảng nói là chuyện của đảng. Thanh niên cứ làm chuyện của thanh niên. Làm sao họ có thể ngồi yên cho đảng sai khiến khi dạ dầy đói meo? Họ mất định hướng, không có lý tưởng Cộng sản vì thế giới Cộng sản đã sụp đổ từ năm 1991. Họ còn thấy lãnh đạo nói một đàng làm một nẻo. Những kẻ có chức có quyền thì giầu nứt mắt nhưng cán bộ đảng viên dưới quyền và người dân lại nghèo xơ nghèo xác thì hấp dẫn thanh niên bằng cách nào?
Nói công bằng xã hội nhưng chỉ có con ông cháu cha và đòan viên của đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM), lớp hậu bị của đảng, mới được những bổng lộc của đảng dành cho.
Tiến sỹ Lê Kiên Thành, con trai nguyên Tổng bí thư đảng Lê Duẩn đã cay đắng viết trong bài “ Sau 30 năm, nghĩ về cuộc đổi mới lần thứ hai”: “Giờ nước ta đang là nước xuất khẩu lương thực nhất nhì thế giới, nhưng người nông dân lại là những người khổ nhất trong xã hội này, đó là điều không công bằng. Việc 70% người Việt Nam là nông dân và đang nghèo hơn phần còn lại là không công bằng; việc con em của 70% này không được tiếp cận với nền giáo dục tốt nhất, không được hưởng thụ sự chăm sóc y tế đầy đủ nhất, chính là không công bằng.” (báo An Ninh Thế giới – Bộ Công an, ngày 19/02/2017).
Cũng trên báo này ngày 29/06/2016, nguyên Ủy viên thường vụ, thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt phát biểu: “Tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ sẽ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân…”
Khi được hỏi về thái độ của nhân dân trước cuộc sống trong xã hội ngày nay, ông Duyệt trả lời: “Tôi thấy ai cũng vui vì cuộc sống bây giờ hơn hẳn trước; nhưng còn nhiều trăn trở, tâm tư. Người ta bất bình với những hiện tượng tham nhũng, sống không minh bạch, giàu có một cách không chính đáng… Người ta hay nghĩ ngợi nhiều, nói nhiều đến vấn đề xuống cấp của đạo đức xã hội. Ở đấy, tôi gặp cả những người suốt đời đi theo Đảng, nhưng bây giờ thì trăn trở với những vụ việc tiêu cực của một số Đảng viên của Đảng.”
Xã hội thì như thế mà đảng cứ ngày đêm tuyên truyền vào tai thanh niên những thành công hão huyền và hứa hẹn nước suông thì thanh niên phải chán đảng là điều khó tránh.
Phản ảnh của Thạc sỹ Phạm Minh Thế của Đại học Quốc gia Hà Nội là bằng chứng: “Một bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, non kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, thụ động, dễ bị lôi kéo xa rời định hướng XHCN (xã hội chủ nghĩa), ca ngợi một chiều CNTB (chủ nghĩa tư bản) và các giá trị phương Tây; bản lĩnh và khả năng lựa chọn thông tin đúng đắn, các giá trị văn hoá đích thực trong một bộ phận thanh niên rất đáng lo ngại.”
Tuy nhiên, một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân (QĐND) ngày 13/03/2017 lại ba hoa chích chòe rằng: “Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuyệt đại bộ phận người trẻ tuổi luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong hơn 30 năm đổi mới, một thế hệ tuổi trẻ Việt Nam đã “ra đời” với vóc dáng và diện mạo mới. Có thể nói, ít có thời kỳ nào mà tuổi trẻ lại có cơ hội và vai trò to lớn như trong tiến trình đổi mới và hội nhập như hiện nay. Số đông tuổi trẻ luôn thể hiện rõ vai trò đi đầu, thổi bùng lên ngọn lửa tình nguyện vì cộng đồng và không cam chịu đói nghèo, lạc hậu. Các mùa hè tình nguyện đã làm xanh nhiều góc phố bộn bề và bản làng xa xôi. Hàng chục nghìn trí thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn, miền núi, góp phần vào sự phát triển của các miền quê nghèo khó, dựng xây biên giới, hải đảo xa xôi ngày càng giàu mạnh…”
Khoe như thế nhưng QĐND lại giấu đi không nói “những thành tích” này là do Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lớp dự bị của đảng phải làm để lấy điểm đầu tư vào tương lai cho vinh thân phì gia như bố mẹ chúng. Bởi vì nhóm chữ “tuyệt đại bộ phận người trẻ tuổi” trong bài này không đại diện cho 70% con em nông dân nghèo khổ của đồng quê Việt Nam, như Tiến sỹ Lê Kiên Thành đã đau xót vạch ra.
Vì vậy, QĐND buộc lòng phải thừa nhận: “Thành tích của tuổi trẻ đáng trân trọng là vậy, thế nhưng, chúng ta không thể phủ nhận những tồn tại, hạn chế cố hữu ở một bộ phận lực lượng xã hội này, như chỉ thích hưởng thụ, ngại lao động; thần tượng hóa cá nhân…”
Tuy nhiên, bài viêt không quên chữa lửa cho tình trạng bất cập này. Họ chạy quanh: “Các thế lực phản động, cơ hội, chống đối chính trị… luôn triệt để lợi dụng đặc điểm tâm lý nhạy cảm, ham tiếp cận cái mới, thích tự do, tự khẳng định mình… của thanh niên, trong khi vốn sống và nhận thức chính trị-xã hội của họ còn hạn chế, để dụ dỗ, lôi kéo, tiêm nhiễm bằng cả vật chất và văn hóa, lối sống thực dụng, ngoại lai. Đồng thời, họ cũng lợi dụng những sơ hở, buông lỏng trong công tác quản lý, hoặc một bộ phận thanh niên đua đòi theo trào lưu, lối sống thực dụng, đòi xét lại quá khứ…, để lôi kéo, kích động, tập hợp thanh niên tham gia, hòng gây mất an ninh trật tự, chống đối chính quyền.”
Một bài khác của QĐND ngày 28/6/2016 cũng gay gắt phê bình lãnh đạo Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM) trong công tác thanh niên.
Bái báo nói rằng: “Bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được, theo đánh giá tại các văn kiện của Đảng và của Đoàn thì công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn chưa tác động sâu sắc đến đông đảo đoàn viên, thanh niên; công tác tuyên truyền, định hướng lý tưởng, giáo dục đạo đức lối sống chưa thường xuyên. …Việc giáo dục, ngăn ngừa và đấu tranh với những tác động, lôi kéo thanh niên của các thế lực thù địch, sự truyền bá lối sống ngoại lai không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc còn những bất cập, yếu kém… Một bộ phận thanh niên có biểu hiện mờ nhạt về lý tưởng, dễ dao động về lập trường chính trị, lệch lạc về giá trị đạo đức, sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm…”
Vì thanh niên không còn tha thiết với đảng nên bài báo xác nhận hậu quả: “ Những bất cập, hạn chế trên đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên; rộng hơn có thể ảnh hưởng đến công tác xây dựng Đảng, nhất là làm cho một bộ phận thanh niên không còn thiết tha đến với tổ chức đoàn, thậm chí đứng ngoài các phong trào của tuổi trẻ.”
Bằng chứng tuổi trẻ chán đảng còn được chứng minh trong báo cáo của Đòan TNCSHCM: “Trong giai đoạn 1988 – 1991, mỗi năm trung bình phát triển được 30 vạn đoàn viên mới, năm sau thấp hơn năm trước. Qua phân loại, số đoàn viên yếu kém chiếm 20% – 30%, chất lượng hoạt động và sinh hoạt thấp, thậm chí có nơi tê liệt. Năm 1991, cả nước có 2, 5 triệu đoàn viên (chiếm 12% tổng số thanh niên). Ở vùng cao, vùng sâu và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, số đoàn viên chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số thanh niên (2% – 3%)” (Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCSHCM, 29/12/2014, Tạp chí Cộng sản).
Học và hành
Cứ loanh quanh như thế nên báo đảng và Nguyễn Đắc Vinh đã quên đi đám mây đen tối đang phủ lên đầu tuổi trẻ Việt Nam.
Hãy đọc báo điện tử Công đòan Việt Nam, ngày 26/09/2016: “ Nhìn vào cơ cấu lao động theo nghề nghiệp, trong tổng số 53, 2 triệu lao động của Việt Nam tính đến 2013 thì có tới 21, 3 triệu lao động giản đơn chiếm 40% lực lượng lao động, trong khi đó lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung chỉ chiếm 5, 45% và 3, 2% lực lượng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng đa số là lao động không có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật.”
Nói cách cho dân dã hiểu là công nhân Việt Nam thiếu tay nghề và thiếu cả ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu việc làm cả ở trong nước và ra nước ngoài.
Báo này viết tiếp: “Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay thể hiện nghịch lý là thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3, 79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (trong khi Hàn Quốc đạt 6, 91 điểm; Ấn Độ đạt 5, 76 điểm; Malaysia đạt 5, 59 điểm… Do vậy nên năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở châu Á – Thái Bình Dương (thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần). Năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. Việt Nam còn thiếu nhiều lao động lành nghề, nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của trị trường lao động và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm khác. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011, Việt Nam xếp thứ 65/141 nước được xếp hạng về năng lực cạnh tranh).”
Như vậy thì những khoe khoang thành công rỗng tuếch của tuổi trẻ trên báo đài đảng nhằm mục đích gì?
Thạc Sỹ Phạm Minh Thế của Đại học Quốc gia Hà Nội còn cảnh giác: “Hội nhập quốc tế cũng đã và đang đặt ra cho thanh niên Việt Nam nhiều thách thức lớn: đó là sự tương thích giữa trình độ học vấn với các cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao; đó là sự tác động của lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền; đó là việc làm thế nào để dung hòa được giữa truyền thống và hiện đại trong lối sống, nếp sống, …
Rõ ràng, sự tụt hậu về trình độ học vấn đã làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của thanh niên trong bối cảnh hội nhập quốc tế trở nên bấp bênh hơn ngay ở trong nước.”
Theo thống kê của ông Phạm Minh Thế thì “Hằng năm, có khoảng 1, 2 – 1, 6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Các báo cáo khác ước tính có từ 17 đến 20 triệu thanh niên đã tham gia lao động, chiếm khỏang 80% tổng số thanh niên, hay trên 30% lực lượng lao động trong xã hội.
“Tuy nhiên”, theo ông Thế, “tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên hiện nay ngày càng tăng. Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tăng từ 3% năm 2008 lên 5, 6% năm 2009 và 4, 1% năm 2010. Trong đó, khu vực thành thị là 2%, khu vực nông thôn là 4, 9%.
Tình trạng thất nghiệp cũng có xu hướng tăng mạnh, tập trung chủ yếu ở nhóm thanh niên đô thị. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp chiếm 4, 2% năm 2008, 4, 1% năm 2009 và tăng lên 5, 2% năm 2010, trong đó ở khu vực đô thị là 7, 8%, cao gần gấp hai lần khu vực nông thôn (4, 3%).
Đáng chú ý là cả lớp thanh niên tốt nghiệp Đại học và cao học cũng đang thất nghiệp cao. Con số 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đã được xác nhận.
Tội ác và tuổi trẻ
Từ thất nghiệp sinh ra trộm cướp và giết người lấy của. Một báo cáo của Công an cho thấy: “75% tội phạm hình sự là… người trẻ.”
Bài báo của An ninh Thủ đô viết: “Theo tổng kết sơ bộ của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Điều đáng nói là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn.”
Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) đã nghiên cứu về tội phạm giết người trong giai đoạn từ tháng 1-2009 đến 9-2010 với trên 4000 phạm nhân đang thụ án tại 4 trại giam thuộc Bộ Công an quản lý. Kết quả cho thấy: 14% đối tượng có độ tuổi từ 14 – dưới 18, 41% có độ tuổi từ 18 – dưới 30, 34% có độ tuổi từ 30 – dưới 45, 8% các độ tuổi còn lại.”
Nhà nước cũng thừa nhận Trong 5 năm, từ năm 2009 đến hết tháng 6/2014, cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đã phát hiện, khởi tố điều tra mới 35.654 bị can là trẻ vị thành niên phạm tội, chiếm khoảng hơn 16% tổng bị can phạm tội hình sự” (theo VNNET, 16/07/2015).
Cả nước cũng có khoảng 183.000 người nghiện ma túy; gần 33.000 người bán dâm, độ tuổi bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 – 18 tuổi.
Về tệ nạn buôn người, Tổ chức Di cư Quốc tế—Văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam cho biết: “Nạn mua bán người vẫn còn nhức nhối tại Việt Nam.”
Bản tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 05/08/2013 cho biết: “Lâu nay, mua bán người vẫn được xem là một vấn đề nhạy cảm, gây nhức nhối trong cộng đồng xã hội đặc biệt là ở những vùng biên giới, miền núi. Thống kê trên cả nước trung bình mỗi năm, cả nước có tới 500 vụ liên quan đến nạn mua bán người, riêng từ năm 2011 đến 2015 đã có 4.500 nạn nhân được giải cứu, tiếp nhận. Hoạt động của tội phạm mua bán người vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng trên cả nước.”
Bà Vũ Thị Thu Phương – đại diện Dự án Liên minh các tổ chức Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm buôn bán người tại Việt Nam (UNIAP) nói với VOV: “Việt Nam là một nước nguồn của tình trạng mua bán người. Phụ nữ, trẻ em, nam giới ở Việt Nam bị bán xuyên biên giới sang các nước khác. Phụ nữ bị bán chủ yếu vì mục đích mại dâm, làm vợ; trẻ em thì chủ yếu là bị bóc lột sức lao động, ăn xin; còn nam giới thì bị bóc lột sức lao động. Ở Việt Nam, buôn bán người diễn ra ở cả nội địa và xuyên biên giới. Mua bán người ở Việt Nam ngày càng tinh vi và nhiều thủ đoạn, có nhiều hình thức buôn bán người mới xảy ra như buôn bán trẻ sơ sinh, buôn bán bào thai, nội tạng và một hình thức buôn bán mới nhất gần đây là đẻ thuê.”
Trong khi đó, một bản tin của Đài Á Châu Tự Do, Radio Free Asia (Tiếng Việt, )” đưa ra ngày 07/01/017 cho biết: “Bộ Công An cho biết, trong năm 2016 vừa qua số nạn nhân của buôn người tăng 12, 8% so với năm 2015.
Cũng theo báo cáo của Bộ Công An, mặc dù con số các vụ án buôn người giảm bớt 6%, nhưng trong năm qua tổng số nạn nhân của buôn người mà công an phát hiện được lên tới 1.128 người.
Các số liệu của Bộ Công An không nêu rõ có bao nhiêu trường hợp nạn nhân bị buôn bán vào các đường dây nô lệ tình dục và bao nhiêu là nạn nhân của buôn bán lao động. Nhưng theo số liệu của Ủy ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và Ma túy, Mại dâm thì trong năm 2016 vừa qua đã có 600 phụ nữ và trẻ em được giải cứu khỏi các đường dây buôn người.
RFA kết luận: “Theo các cơ quan chức năng Việt Nam, hầu hết nạn nhân của buôn người được đưa qua ngả Trung Quốc, nơi đang xảy ra tình trạng mất cân đối về giới tính – nam thừa nữ thiếu, dẫn đến nhu cầu về cô dâu nước ngoài tăng cao.”
Như vậy, với tình trạng từ cán bộ, đảng viên thi đua “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” để tham nhũng, bảo vệ lợi ích nhóm cho đến Thanh niên mất định hướng không còn tha thiết với lý tưởng Cộng sản của đảng, rồi công nhân không được huấn luyện tay nghề, không biết ngoại ngữ, năng xuất lao động kém sinh ra các loại tội phạm trong giới trẻ ngày một lên cao.
Thêm vào đó là tệ nạn ma túy, mại dâm và buôn người càng ngày càng phức tạp.
Với những “thánh tích vẻ vang” như thế thì có ai còn tự hào mang Hộ chiếu của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nữa không?
(03/017)
© Phạm Trần
Đà điểu rúc cát để trốn sự thực
– Một bộ phận thanh niên mất phương hướng, xa rời định hướng XHCN, ca ngợi Chủ nghĩa Tư Bản và các giá trị phương Tây.
– Thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp chiếm trên 53%.
– 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp.
– Trong 5 năm, hơn 35 nghìn bị can trẻ vị thành viên phạm tội.
– Việt Nam ước tính có khoảng 183.000 người nghiện ma túy…gần 33.000 người bán dâm, độ tuổi bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 – 18 tuổi.
– Mua bán người ở Việt Nam ngày càng tinh vi và nhiều thủ đoạn: Buôn bán trẻ sơ sinh, buôn bán bào thai, nội tạng và một hình thức buôn bán mới nhất gần đây là đẻ thuê.
***
Đó là những “con số biết nói” và “những chuyện trăm mối tơ vò” đang phơi ra trước mắt người dân Việt Nam sau hơn 30 năm “đổi mới” để thoát chết.
Nhưng báo đài của đảng, theo chỉ thị của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ biết trát son phấn lên mặt xã hội để chứng minh nhờ có đảng lãnh đạo mà chuyện gì cũng hòan thành tốt và được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ.
Nếu được ủng hộ mạnh mẽ như thế thì tại sao đất nước cứ mỗi ngày một nghèo thêm để nối dài chậm tiến và tụt hậu so với nhân dân các nước trong khu vực? Thậm chí có nhiều lĩnh vực bây giờ thua cả Kampuchea và Lào, hai dân tộc từng bị người Việt Nam coi thường trong nhiều thập niên?
Các dư luận viên còn ồn ào rằng: “Truyền thống quý báu, mục tiêu cao cả thiêng liêng chăm lo lợi ích, hạnh phúc cho nhân dân là truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam.” (theo báo Quân đội Nhân dân ngày 13/02/2017).
Họ còn lẩm bẩm câu viết trong các Văn kiện chính sách để khoe nước bọt: “Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác”.
Hô hoán bấy nhiêu chưa đủ, đảng còn vẽ vời: “Đảng ta là đạo đức, đảng ta là văn minh”; hoặc hoang tưởng như Nhà Thơ Hoàng Trung Thông: “Ta bỗng thấy tắm mình trong ánh sáng/ Đảng nâng ta lên tầm cao của Đảng”.
Nâng cao đến chỗ nào sau những giây phút mê sảng ấy? Hãy đọc: “Bây giờ thấy nhiều người nói về đạo đức thật trơn tru, có lớp có lang. Nhưng trong lòng họ nghĩ khác, việc làm của họ khác. Nói không đi đôi với làm, nói toàn chuyện trên trời dưới biển, nhưng làm thì kể việc không hết mấy đầu ngón tay, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng lực lãnh đạo giảm sút, làm mất uy tín cán bộ (báo Nhân Dân, 20/01/2017).
Uy tín cá nhân cán bộ mà mất thì ăn thua gì? Nhưng cán bộ là người ăn cơm đảng, học trường đảng và làm việc cho đảng thì tất nhiên cây nào phải sinh ra quả ấy chứ lấy đâu ra cái thứ cán lăng nhăng như thế?
Chỉ tiếc là đảng lại không muốn nhìn nhận đã thoái trào, chậm tiến và lạc hậu trước một Thế giới đã ruồng bỏ chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin.
Những lãnh đạo bảo thủ của đảng CSVN chỉ biết khăng khăng cho mình là “phải”, là “đúng” và “trúng” nên không vượt qua được các chứng bệnh suy thoái tư tưởng và sa sút đạo đức lối sống đã lan rộng và ăn sâu trong đảng.
Bằng chứng chưa được một năm mà đảng đã phải phát động phong trào “tự phê bình” và “phê bình” để kiểm điểm việc thi hành Nghị quyết 4/XII (30/10/2016) “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”
Nhưng chuyện “bầy hàng” lấy điểm lần này của đảng liệu có hy vọng thu được kết quả gì không?
Kết quả nhãn tiền
Tương lai sẽ trả lời, nhưng nếu dựa vào qúa khứ thì cũng chưa chắc đã làm nên cơm cháo gì.
Hãy nghe Phó Giáo sư-Tiến sỹ (PGS.TS) Nguyễn Văn Giang, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: “Sau nhiều năm thực hiện các Nghị quyết về chỉnh đốn Đảng, cùng với những kết quả đạt được, tình trạng suy thoái trong Đảng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí có dấu hiệu cho thấy còn phức tạp hơn. Một phần là do thực hiện không nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Nhiều nơi, nhiều chỗ, tự phê bình và phê bình vẫn còn diễn ra qua loa, hình thức, né tránh nên rất ít hiệu quả. Cũng có không ít trường hợp lợi dụng phê bình để công kích, hạ bệ những người mình không ưa hoặc để xu nịnh đối với cán bộ lãnh đạo. Thực tế này cũng lý giải vì sao trong những năm qua, nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra nhưng ít được phát hiện qua quá trình tự phê bình và phê bình ở các cấp ủy Đảng cơ sở.”
(Đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Vietnam, VOV) ngày 12/02/2017
Người thứ hai, ông Nguyễn Đức Hà, Ban Tổ chức Trung ương nhận định: “Việc tự phê bình và phê bình của các tập thể và cá nhân vẫn còn tình trạng nói ưu điểm nhiều, nói khuyết điểm ít, hoặc nếu có nói về khuyết điểm thì cũng cố gắng né tránh một số từ có tính nhạy cảm. Không phải không có chuyện mượn tự phê bình và phê bình để ca ngợi, để động viên, khen ngợi. Việc này tôi thấy ở cấp nào cũng có, từ Trung ương đến các địa phương”.
VOV phỏng vấn tiếp PGS.TS Hồ Tấn Sáng, Học viện Chính trị khu vực 3. Ông góp ý: “Thực tế trong thời gian gần đây, phê bình và tự phê bình mang tính hình thức, dẫn đến hậu quả là sự suy thoái của từng cá nhân. Vì mỗi cá nhân không nhận thấy trách nhiệm của mình đối với những sai phạm, họ lợi dụng những cái đó để hạ thấp người khác. Đồng thời cũng có những biểu hiện ngại va chạm, ngại phê bình vì sợ đụng đến quyền lực. Thực chất là do cơ chế bảo vệ những người dũng cảm đấu tranh chống lại những người lợi dụng quyền lực chưa rõ ràng.”
Đến phiên ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh: “Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái trong Đảng, khiến lòng tin trong dân với Đảng bị giảm sút.”
Ông nói: “Thời gian trước đây, khâu này được coi trọng và làm khá tốt. Tuy nhiên, trong vài chục năm trở lại đây, việc phê bình và tự phê bình chưa được tốt. Từ Hội nghị TƯ 4 khóa XI đến Hội nghị TƯ 4 khóa XII, khâu này chuyển biến không được bao nhiêu. Thực tế này rất đáng phải suy nghĩ. Đã từng sinh hoạt ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở, tôi thấy rằng việc phê bình và tự phê bình nói chung là yếu, nể nang. Xu hướng nể nang, tránh va chạm dường như đang rất phổ biến, không chỉ ở cấp cơ sở, mà từ cấp trung ương.”
Lý tưởng ở túi tiền
Tình hình các bậc cha chú mánh mung như thế thì lý do thanh niên đã phai nhạt lý tưởng là chuyện đương nhiên. Chả ai dại gì phải hết lòng vì đảng cho kẻ ngồi mát ăn bát vàng hưởng hết. Đó là chuyện thường tình.
Thế nhưng đảng lại lên lớp phê bình một bộ phận thanh niên ngày nay đã “mất phương hướng, xa rời định hướng XHCN, ca ngợi Chủ nghĩa Tư Bản và các giá trị phương Tây.”
Nhưng đảng nói là chuyện của đảng. Thanh niên cứ làm chuyện của thanh niên. Làm sao họ có thể ngồi yên cho đảng sai khiến khi dạ dầy đói meo? Họ mất định hướng, không có lý tưởng Cộng sản vì thế giới Cộng sản đã sụp đổ từ năm 1991. Họ còn thấy lãnh đạo nói một đàng làm một nẻo. Những kẻ có chức có quyền thì giầu nứt mắt nhưng cán bộ đảng viên dưới quyền và người dân lại nghèo xơ nghèo xác thì hấp dẫn thanh niên bằng cách nào?
Nói công bằng xã hội nhưng chỉ có con ông cháu cha và đòan viên của đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM), lớp hậu bị của đảng, mới được những bổng lộc của đảng dành cho.
Tiến sỹ Lê Kiên Thành, con trai nguyên Tổng bí thư đảng Lê Duẩn đã cay đắng viết trong bài “ Sau 30 năm, nghĩ về cuộc đổi mới lần thứ hai”: “Giờ nước ta đang là nước xuất khẩu lương thực nhất nhì thế giới, nhưng người nông dân lại là những người khổ nhất trong xã hội này, đó là điều không công bằng. Việc 70% người Việt Nam là nông dân và đang nghèo hơn phần còn lại là không công bằng; việc con em của 70% này không được tiếp cận với nền giáo dục tốt nhất, không được hưởng thụ sự chăm sóc y tế đầy đủ nhất, chính là không công bằng.” (báo An Ninh Thế giới – Bộ Công an, ngày 19/02/2017).
Cũng trên báo này ngày 29/06/2016, nguyên Ủy viên thường vụ, thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt phát biểu: “Tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ sẽ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân…”
Khi được hỏi về thái độ của nhân dân trước cuộc sống trong xã hội ngày nay, ông Duyệt trả lời: “Tôi thấy ai cũng vui vì cuộc sống bây giờ hơn hẳn trước; nhưng còn nhiều trăn trở, tâm tư. Người ta bất bình với những hiện tượng tham nhũng, sống không minh bạch, giàu có một cách không chính đáng… Người ta hay nghĩ ngợi nhiều, nói nhiều đến vấn đề xuống cấp của đạo đức xã hội. Ở đấy, tôi gặp cả những người suốt đời đi theo Đảng, nhưng bây giờ thì trăn trở với những vụ việc tiêu cực của một số Đảng viên của Đảng.”
Xã hội thì như thế mà đảng cứ ngày đêm tuyên truyền vào tai thanh niên những thành công hão huyền và hứa hẹn nước suông thì thanh niên phải chán đảng là điều khó tránh.
Phản ảnh của Thạc sỹ Phạm Minh Thế của Đại học Quốc gia Hà Nội là bằng chứng: “Một bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, non kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, thụ động, dễ bị lôi kéo xa rời định hướng XHCN (xã hội chủ nghĩa), ca ngợi một chiều CNTB (chủ nghĩa tư bản) và các giá trị phương Tây; bản lĩnh và khả năng lựa chọn thông tin đúng đắn, các giá trị văn hoá đích thực trong một bộ phận thanh niên rất đáng lo ngại.”
Tuy nhiên, một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân (QĐND) ngày 13/03/2017 lại ba hoa chích chòe rằng: “Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuyệt đại bộ phận người trẻ tuổi luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong hơn 30 năm đổi mới, một thế hệ tuổi trẻ Việt Nam đã “ra đời” với vóc dáng và diện mạo mới. Có thể nói, ít có thời kỳ nào mà tuổi trẻ lại có cơ hội và vai trò to lớn như trong tiến trình đổi mới và hội nhập như hiện nay. Số đông tuổi trẻ luôn thể hiện rõ vai trò đi đầu, thổi bùng lên ngọn lửa tình nguyện vì cộng đồng và không cam chịu đói nghèo, lạc hậu. Các mùa hè tình nguyện đã làm xanh nhiều góc phố bộn bề và bản làng xa xôi. Hàng chục nghìn trí thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn, miền núi, góp phần vào sự phát triển của các miền quê nghèo khó, dựng xây biên giới, hải đảo xa xôi ngày càng giàu mạnh…”
Khoe như thế nhưng QĐND lại giấu đi không nói “những thành tích” này là do Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lớp dự bị của đảng phải làm để lấy điểm đầu tư vào tương lai cho vinh thân phì gia như bố mẹ chúng. Bởi vì nhóm chữ “tuyệt đại bộ phận người trẻ tuổi” trong bài này không đại diện cho 70% con em nông dân nghèo khổ của đồng quê Việt Nam, như Tiến sỹ Lê Kiên Thành đã đau xót vạch ra.
Vì vậy, QĐND buộc lòng phải thừa nhận: “Thành tích của tuổi trẻ đáng trân trọng là vậy, thế nhưng, chúng ta không thể phủ nhận những tồn tại, hạn chế cố hữu ở một bộ phận lực lượng xã hội này, như chỉ thích hưởng thụ, ngại lao động; thần tượng hóa cá nhân…”
Tuy nhiên, bài viêt không quên chữa lửa cho tình trạng bất cập này. Họ chạy quanh: “Các thế lực phản động, cơ hội, chống đối chính trị… luôn triệt để lợi dụng đặc điểm tâm lý nhạy cảm, ham tiếp cận cái mới, thích tự do, tự khẳng định mình… của thanh niên, trong khi vốn sống và nhận thức chính trị-xã hội của họ còn hạn chế, để dụ dỗ, lôi kéo, tiêm nhiễm bằng cả vật chất và văn hóa, lối sống thực dụng, ngoại lai. Đồng thời, họ cũng lợi dụng những sơ hở, buông lỏng trong công tác quản lý, hoặc một bộ phận thanh niên đua đòi theo trào lưu, lối sống thực dụng, đòi xét lại quá khứ…, để lôi kéo, kích động, tập hợp thanh niên tham gia, hòng gây mất an ninh trật tự, chống đối chính quyền.”
Một bài khác của QĐND ngày 28/6/2016 cũng gay gắt phê bình lãnh đạo Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM) trong công tác thanh niên.
Bái báo nói rằng: “Bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được, theo đánh giá tại các văn kiện của Đảng và của Đoàn thì công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn chưa tác động sâu sắc đến đông đảo đoàn viên, thanh niên; công tác tuyên truyền, định hướng lý tưởng, giáo dục đạo đức lối sống chưa thường xuyên. …Việc giáo dục, ngăn ngừa và đấu tranh với những tác động, lôi kéo thanh niên của các thế lực thù địch, sự truyền bá lối sống ngoại lai không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc còn những bất cập, yếu kém… Một bộ phận thanh niên có biểu hiện mờ nhạt về lý tưởng, dễ dao động về lập trường chính trị, lệch lạc về giá trị đạo đức, sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm…”
Vì thanh niên không còn tha thiết với đảng nên bài báo xác nhận hậu quả: “ Những bất cập, hạn chế trên đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên; rộng hơn có thể ảnh hưởng đến công tác xây dựng Đảng, nhất là làm cho một bộ phận thanh niên không còn thiết tha đến với tổ chức đoàn, thậm chí đứng ngoài các phong trào của tuổi trẻ.”
Bằng chứng tuổi trẻ chán đảng còn được chứng minh trong báo cáo của Đòan TNCSHCM: “Trong giai đoạn 1988 – 1991, mỗi năm trung bình phát triển được 30 vạn đoàn viên mới, năm sau thấp hơn năm trước. Qua phân loại, số đoàn viên yếu kém chiếm 20% – 30%, chất lượng hoạt động và sinh hoạt thấp, thậm chí có nơi tê liệt. Năm 1991, cả nước có 2, 5 triệu đoàn viên (chiếm 12% tổng số thanh niên). Ở vùng cao, vùng sâu và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, số đoàn viên chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số thanh niên (2% – 3%)” (Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCSHCM, 29/12/2014, Tạp chí Cộng sản).
Học và hành
Cứ loanh quanh như thế nên báo đảng và Nguyễn Đắc Vinh đã quên đi đám mây đen tối đang phủ lên đầu tuổi trẻ Việt Nam.
Hãy đọc báo điện tử Công đòan Việt Nam, ngày 26/09/2016: “ Nhìn vào cơ cấu lao động theo nghề nghiệp, trong tổng số 53, 2 triệu lao động của Việt Nam tính đến 2013 thì có tới 21, 3 triệu lao động giản đơn chiếm 40% lực lượng lao động, trong khi đó lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung chỉ chiếm 5, 45% và 3, 2% lực lượng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng đa số là lao động không có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật.”
Nói cách cho dân dã hiểu là công nhân Việt Nam thiếu tay nghề và thiếu cả ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu việc làm cả ở trong nước và ra nước ngoài.
Báo này viết tiếp: “Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay thể hiện nghịch lý là thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3, 79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (trong khi Hàn Quốc đạt 6, 91 điểm; Ấn Độ đạt 5, 76 điểm; Malaysia đạt 5, 59 điểm… Do vậy nên năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp ở châu Á – Thái Bình Dương (thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần). Năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. Việt Nam còn thiếu nhiều lao động lành nghề, nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của trị trường lao động và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm khác. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam chưa cao nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011, Việt Nam xếp thứ 65/141 nước được xếp hạng về năng lực cạnh tranh).”
Như vậy thì những khoe khoang thành công rỗng tuếch của tuổi trẻ trên báo đài đảng nhằm mục đích gì?
Thạc Sỹ Phạm Minh Thế của Đại học Quốc gia Hà Nội còn cảnh giác: “Hội nhập quốc tế cũng đã và đang đặt ra cho thanh niên Việt Nam nhiều thách thức lớn: đó là sự tương thích giữa trình độ học vấn với các cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao; đó là sự tác động của lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền; đó là việc làm thế nào để dung hòa được giữa truyền thống và hiện đại trong lối sống, nếp sống, …
Rõ ràng, sự tụt hậu về trình độ học vấn đã làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của thanh niên trong bối cảnh hội nhập quốc tế trở nên bấp bênh hơn ngay ở trong nước.”
Theo thống kê của ông Phạm Minh Thế thì “Hằng năm, có khoảng 1, 2 – 1, 6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Các báo cáo khác ước tính có từ 17 đến 20 triệu thanh niên đã tham gia lao động, chiếm khỏang 80% tổng số thanh niên, hay trên 30% lực lượng lao động trong xã hội.
“Tuy nhiên”, theo ông Thế, “tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên hiện nay ngày càng tăng. Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tăng từ 3% năm 2008 lên 5, 6% năm 2009 và 4, 1% năm 2010. Trong đó, khu vực thành thị là 2%, khu vực nông thôn là 4, 9%.
Tình trạng thất nghiệp cũng có xu hướng tăng mạnh, tập trung chủ yếu ở nhóm thanh niên đô thị. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp chiếm 4, 2% năm 2008, 4, 1% năm 2009 và tăng lên 5, 2% năm 2010, trong đó ở khu vực đô thị là 7, 8%, cao gần gấp hai lần khu vực nông thôn (4, 3%).
Đáng chú ý là cả lớp thanh niên tốt nghiệp Đại học và cao học cũng đang thất nghiệp cao. Con số 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đã được xác nhận.
Tội ác và tuổi trẻ
Từ thất nghiệp sinh ra trộm cướp và giết người lấy của. Một báo cáo của Công an cho thấy: “75% tội phạm hình sự là… người trẻ.”
Bài báo của An ninh Thủ đô viết: “Theo tổng kết sơ bộ của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Điều đáng nói là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn.”
Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) đã nghiên cứu về tội phạm giết người trong giai đoạn từ tháng 1-2009 đến 9-2010 với trên 4000 phạm nhân đang thụ án tại 4 trại giam thuộc Bộ Công an quản lý. Kết quả cho thấy: 14% đối tượng có độ tuổi từ 14 – dưới 18, 41% có độ tuổi từ 18 – dưới 30, 34% có độ tuổi từ 30 – dưới 45, 8% các độ tuổi còn lại.”
Nhà nước cũng thừa nhận Trong 5 năm, từ năm 2009 đến hết tháng 6/2014, cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đã phát hiện, khởi tố điều tra mới 35.654 bị can là trẻ vị thành niên phạm tội, chiếm khoảng hơn 16% tổng bị can phạm tội hình sự” (theo VNNET, 16/07/2015).
Cả nước cũng có khoảng 183.000 người nghiện ma túy; gần 33.000 người bán dâm, độ tuổi bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 – 18 tuổi.
Về tệ nạn buôn người, Tổ chức Di cư Quốc tế—Văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam cho biết: “Nạn mua bán người vẫn còn nhức nhối tại Việt Nam.”
Bản tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 05/08/2013 cho biết: “Lâu nay, mua bán người vẫn được xem là một vấn đề nhạy cảm, gây nhức nhối trong cộng đồng xã hội đặc biệt là ở những vùng biên giới, miền núi. Thống kê trên cả nước trung bình mỗi năm, cả nước có tới 500 vụ liên quan đến nạn mua bán người, riêng từ năm 2011 đến 2015 đã có 4.500 nạn nhân được giải cứu, tiếp nhận. Hoạt động của tội phạm mua bán người vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng trên cả nước.”
Bà Vũ Thị Thu Phương – đại diện Dự án Liên minh các tổ chức Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm buôn bán người tại Việt Nam (UNIAP) nói với VOV: “Việt Nam là một nước nguồn của tình trạng mua bán người. Phụ nữ, trẻ em, nam giới ở Việt Nam bị bán xuyên biên giới sang các nước khác. Phụ nữ bị bán chủ yếu vì mục đích mại dâm, làm vợ; trẻ em thì chủ yếu là bị bóc lột sức lao động, ăn xin; còn nam giới thì bị bóc lột sức lao động. Ở Việt Nam, buôn bán người diễn ra ở cả nội địa và xuyên biên giới. Mua bán người ở Việt Nam ngày càng tinh vi và nhiều thủ đoạn, có nhiều hình thức buôn bán người mới xảy ra như buôn bán trẻ sơ sinh, buôn bán bào thai, nội tạng và một hình thức buôn bán mới nhất gần đây là đẻ thuê.”
Trong khi đó, một bản tin của Đài Á Châu Tự Do, Radio Free Asia (Tiếng Việt, )” đưa ra ngày 07/01/017 cho biết: “Bộ Công An cho biết, trong năm 2016 vừa qua số nạn nhân của buôn người tăng 12, 8% so với năm 2015.
Cũng theo báo cáo của Bộ Công An, mặc dù con số các vụ án buôn người giảm bớt 6%, nhưng trong năm qua tổng số nạn nhân của buôn người mà công an phát hiện được lên tới 1.128 người.
Các số liệu của Bộ Công An không nêu rõ có bao nhiêu trường hợp nạn nhân bị buôn bán vào các đường dây nô lệ tình dục và bao nhiêu là nạn nhân của buôn bán lao động. Nhưng theo số liệu của Ủy ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và Ma túy, Mại dâm thì trong năm 2016 vừa qua đã có 600 phụ nữ và trẻ em được giải cứu khỏi các đường dây buôn người.
RFA kết luận: “Theo các cơ quan chức năng Việt Nam, hầu hết nạn nhân của buôn người được đưa qua ngả Trung Quốc, nơi đang xảy ra tình trạng mất cân đối về giới tính – nam thừa nữ thiếu, dẫn đến nhu cầu về cô dâu nước ngoài tăng cao.”
Như vậy, với tình trạng từ cán bộ, đảng viên thi đua “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” để tham nhũng, bảo vệ lợi ích nhóm cho đến Thanh niên mất định hướng không còn tha thiết với lý tưởng Cộng sản của đảng, rồi công nhân không được huấn luyện tay nghề, không biết ngoại ngữ, năng xuất lao động kém sinh ra các loại tội phạm trong giới trẻ ngày một lên cao.
Thêm vào đó là tệ nạn ma túy, mại dâm và buôn người càng ngày càng phức tạp.
Với những “thánh tích vẻ vang” như thế thì có ai còn tự hào mang Hộ chiếu của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nữa không?
(03/017)
© Phạm Trần
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét