Mark Zuckerberg: Muốn đạt được sự lớn lao thì ý tưởng phải được tự do lưu thông và được tự do chia sẻ
Mark Zuckerberg
Kim Chi dịch
Kim Chi dịch
Vài hôm nữa là con gái tôi, bé Max, sẽ vừa tròn một tuổi. Nhiều quý vị ngồi đây cũng là người làm cha làm mẹ. Có lẽ ai cũng rõ một điều rằng khi có con tự nhiên bao nhiêu thứ trong cuộc sống sẽ thay đổi. Cha mẹ nào cũng hào hứng theo dõi từng thay đổi nhỏ của đứa con bé bỏng của mình. Cha mẹ nào cũng chỉ mong làm hết sức mình để cho con cái có tương lai tốt đẹp. Chúng ta ai cũng mong muốn trẻ em có thể lớn lên trong một thế giới nhất định phải tốt đẹp hơn nhiều thế giới mà chúng ta đang sống.
Tôi là kỹ sư, trong cách nghĩ của người kỹ sư thì bất cứ hệ thống nào đang có trên thế giới đều có thể có cách làm cho nó vận hành tốt hơn nhiều, không phải chỉ là vấn đề phần cứng hay phần mềm, mà tôi muốn nói đến thể chế tổ chức chẳng hạn như một công ty, một hệ thống giáo dục, một hệ thống y tế, một chính phủ, bất cứ một hệ thống gì chúng ta đều có thể làm cho nó vận hành tốt hơn hiện tại. Điều mà tôi muốn nói hôm nay là chúng ta phải dám làm điều lớn lao và chia sẻ sự thịnh vượng cho tất cả mọi người.
Mong ước của Tổng thống Kennedy hồi năm 1961 rằng đến cuối thập kỷ thì chúng ta sẽ đưa được con người lên mặt trăng. Lịch sử đó luôn khích lệ tôi, bởi vì ý tưởng ấy bị nhiều người phản đối cho đó là mơ mộng hão huyền, cho đó là đầu tư quá tốn kém không làm được. Nhưng khi thành công, thì không còn chỉ là việc con người đã đạt được mục tiêu đề ra mà đã mở ra cả một kỷ nguyên mới.
Như Tổng thống Kennedy cũng nói: “Bây giờ là thời điểm cho những việc lớn lao” và ngày nay với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, thế hệ chúng ta còn có khả năng thực hiện được nhiều điều lớn lao hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử. Điều lớn lao nhất ngày nay là vấn đề con người có tiếng nói.
Trong quá khứ chưa xa, tiếng nói trong một xã hội chỉ giới hạn ở vài tờ báo và vài kênh truyền hình, thì ngày nay chúng ta có hơn hai tỷ người cùng cất lên tiếng nói bởi vì họ có thể nối mạng, có thể tương tác với bất cứ ai họ muốn trên thế giới để chia sẻ bất cứ điều gì, những cái chia sẻ ấy có thể tới tất cả mọi nơi trên thế giới trong tích tắc, người ta có thể lập ra các cơ sở làm ăn nhỏ mà vẫn cạnh tranh được với các công ty lớn nhờ vào sức mạnh công nghệ và khả năng tiếp cận thị trường, có thể cùng nhau kết nối tổ chức thành các phong trào xã hội để đấu tranh dẫn đến sự thay đổi mà họ muốn đạt tới.
Nối mạng để tạo cho hơn hai tỷ con người có được tiếng nói trên thế giới quả là điều lớn lao. Nhưng nếu chúng ta còn có thể làm tốt hơn, tức là tạo được tiếng nói cho bảy tỷ người thì sẽ còn lớn lao nhiều hơn nữa (cười). Thử hình dung trong lĩnh vực giáo dục, có thể nói trong cả một thế kỷ vừa qua, việc học hành vẫn không có gì thay đổi, vẫn chỉ có lớp học với thầy cô trên bục giảng và học sinh ngồi nghe là hết, sách giáo khoa cũng vẫn vậy, tốc độ học hành cũng chẳng khác xưa.
Nhưng ngày nay chúng ta đã có phương tiện phần mềm giúp cho giáo viên có thể có chương trình dạy học được soạn riêng cho từng học sinh, để cho em đó được học theo cách nào phù hợp nhất với năng lực, giúp cho em đó rèn luyện kỹ năng để nhanh chóng đáp ứng được với nhu cầu thực của xã hội. Kết quả ban đầu cho thấy các em đã học được rất nhanh và với vốn tri thức lớn hơn rất nhiều so với trước. Trong một lớp học như thế chúng ta có cảm tưởng như đang đi tới tương lai vì các em học sinh học theo nhóm, các em sử dụng máy vi tính và giáo viên có nhiều thời gian hơn để hỗ trợ cho từng em học sinh với từng nhu cầu cụ thể của riêng em đó. Khi thăm những lớp học đó có cảm giác như là một nơi khởi nghiệp vậy! Đó là cách học hiện đại.
Cách đây vài năm chúng tôi xây dựng các phương tiện phần mềm cung cấp miễn phí cho giáo dục cho mục tiêu đó. Năm đầu chỉ có 20 trường đăng ký dùng, năm thứ hai có 100 trường đăng ký, năm nay chúng tôi chuẩn bị cung cấp cho tới hàng ngàn trường sẽ cập nhật về trang bị để áp dụng cách học này. Không bao lâu nữa hầu hết các trường ở Mỹ sẽ áp dụng cách này và chúng tôi sẽ đưa phương tiện phần mềm này ứng dụng ở toàn cầu. Mục tiêu dành cho một tỷ học sinh được học theo cách này là điều lớn lao.
Đó là vài điều lớn lao mà chúng ta cần dám làm! Tôi hết sức lạc quan trước viễn cảnh đó, nhưng là người kỹ sư, tôi cũng rất thực tiễn trước những khó khăn phải đương đầu. Chúng ta muốn mang đến cho con người tiếng nói, nhưng chúng ta cũng muốn chấm dứt những tiếng nói thù hận và bạo lực và những thông tin lầm lạc. Chúng ta muốn xây dựng trí tuệ và khả năng chống khủng bố, nhưng chúng ta cũng muốn đảm bảo phải bảo vệ con người, bảo vệ sự tự do cá nhân và quyền riêng tư.
Chúng ta có thể làm được nhiều điều lớn lao, nhưng nền tảng của việc đó vẫn là sự kết nối mọi người với nhau. Sự kết nối có những ý nghĩa khác nhau, đó là sự đồng điệu và lòng cảm thông, đó là ý tưởng và mong muốn giúp đỡ nhau, muốn cùng làm việc với nhau, muốn hiểu về nhau, muốn mở lòng đối với những người khác và trải nghiệm những nền văn hóa khác trên thế giới, đó là những cơ hội mới mở ra cho tất cả con người ở bất cứ nơi đâu.
Muốn đạt được sự lớn lao thì ý tưởng phải được tự do lưu thông và được tự do chia sẻ. Đó là cách duy nhất để ý tưởng trở thành hiện thực và những ý tưởng tốt đẹp có thể trở thành phương tiện đem lại thịnh vượng cho con người và cho các quốc gia.
Vì lý do đó chính phủ các nước cần phải đầu tư vào hạ tầng với việc nối mạng phải được coi là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của quốc gia.
(For this reason, governments need to invest in infrastructure, just as connectivity must be a priority on the country’s national agenda.)
Mark Zuckerberg nói trong 20 phút tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình dương trước sự có mặt hơn 20 nguyên thủ tại Lima, thủ đô Peru ngày 19/11/2016. KC nghe trực tiếp và dịch 10 phút đầu của bài nói đó thôi và xin tạm ngừng ở câu này ạ!
Nguồn: https://www.facebook.com/bui.k.chi.1?fref=nf
Mong ước của Tổng thống Kennedy hồi năm 1961 rằng đến cuối thập kỷ thì chúng ta sẽ đưa được con người lên mặt trăng. Lịch sử đó luôn khích lệ tôi, bởi vì ý tưởng ấy bị nhiều người phản đối cho đó là mơ mộng hão huyền, cho đó là đầu tư quá tốn kém không làm được. Nhưng khi thành công, thì không còn chỉ là việc con người đã đạt được mục tiêu đề ra mà đã mở ra cả một kỷ nguyên mới.
Như Tổng thống Kennedy cũng nói: “Bây giờ là thời điểm cho những việc lớn lao” và ngày nay với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, thế hệ chúng ta còn có khả năng thực hiện được nhiều điều lớn lao hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử. Điều lớn lao nhất ngày nay là vấn đề con người có tiếng nói.
Trong quá khứ chưa xa, tiếng nói trong một xã hội chỉ giới hạn ở vài tờ báo và vài kênh truyền hình, thì ngày nay chúng ta có hơn hai tỷ người cùng cất lên tiếng nói bởi vì họ có thể nối mạng, có thể tương tác với bất cứ ai họ muốn trên thế giới để chia sẻ bất cứ điều gì, những cái chia sẻ ấy có thể tới tất cả mọi nơi trên thế giới trong tích tắc, người ta có thể lập ra các cơ sở làm ăn nhỏ mà vẫn cạnh tranh được với các công ty lớn nhờ vào sức mạnh công nghệ và khả năng tiếp cận thị trường, có thể cùng nhau kết nối tổ chức thành các phong trào xã hội để đấu tranh dẫn đến sự thay đổi mà họ muốn đạt tới.
Nối mạng để tạo cho hơn hai tỷ con người có được tiếng nói trên thế giới quả là điều lớn lao. Nhưng nếu chúng ta còn có thể làm tốt hơn, tức là tạo được tiếng nói cho bảy tỷ người thì sẽ còn lớn lao nhiều hơn nữa (cười). Thử hình dung trong lĩnh vực giáo dục, có thể nói trong cả một thế kỷ vừa qua, việc học hành vẫn không có gì thay đổi, vẫn chỉ có lớp học với thầy cô trên bục giảng và học sinh ngồi nghe là hết, sách giáo khoa cũng vẫn vậy, tốc độ học hành cũng chẳng khác xưa.
Nhưng ngày nay chúng ta đã có phương tiện phần mềm giúp cho giáo viên có thể có chương trình dạy học được soạn riêng cho từng học sinh, để cho em đó được học theo cách nào phù hợp nhất với năng lực, giúp cho em đó rèn luyện kỹ năng để nhanh chóng đáp ứng được với nhu cầu thực của xã hội. Kết quả ban đầu cho thấy các em đã học được rất nhanh và với vốn tri thức lớn hơn rất nhiều so với trước. Trong một lớp học như thế chúng ta có cảm tưởng như đang đi tới tương lai vì các em học sinh học theo nhóm, các em sử dụng máy vi tính và giáo viên có nhiều thời gian hơn để hỗ trợ cho từng em học sinh với từng nhu cầu cụ thể của riêng em đó. Khi thăm những lớp học đó có cảm giác như là một nơi khởi nghiệp vậy! Đó là cách học hiện đại.
Cách đây vài năm chúng tôi xây dựng các phương tiện phần mềm cung cấp miễn phí cho giáo dục cho mục tiêu đó. Năm đầu chỉ có 20 trường đăng ký dùng, năm thứ hai có 100 trường đăng ký, năm nay chúng tôi chuẩn bị cung cấp cho tới hàng ngàn trường sẽ cập nhật về trang bị để áp dụng cách học này. Không bao lâu nữa hầu hết các trường ở Mỹ sẽ áp dụng cách này và chúng tôi sẽ đưa phương tiện phần mềm này ứng dụng ở toàn cầu. Mục tiêu dành cho một tỷ học sinh được học theo cách này là điều lớn lao.
Đó là vài điều lớn lao mà chúng ta cần dám làm! Tôi hết sức lạc quan trước viễn cảnh đó, nhưng là người kỹ sư, tôi cũng rất thực tiễn trước những khó khăn phải đương đầu. Chúng ta muốn mang đến cho con người tiếng nói, nhưng chúng ta cũng muốn chấm dứt những tiếng nói thù hận và bạo lực và những thông tin lầm lạc. Chúng ta muốn xây dựng trí tuệ và khả năng chống khủng bố, nhưng chúng ta cũng muốn đảm bảo phải bảo vệ con người, bảo vệ sự tự do cá nhân và quyền riêng tư.
Chúng ta có thể làm được nhiều điều lớn lao, nhưng nền tảng của việc đó vẫn là sự kết nối mọi người với nhau. Sự kết nối có những ý nghĩa khác nhau, đó là sự đồng điệu và lòng cảm thông, đó là ý tưởng và mong muốn giúp đỡ nhau, muốn cùng làm việc với nhau, muốn hiểu về nhau, muốn mở lòng đối với những người khác và trải nghiệm những nền văn hóa khác trên thế giới, đó là những cơ hội mới mở ra cho tất cả con người ở bất cứ nơi đâu.
Muốn đạt được sự lớn lao thì ý tưởng phải được tự do lưu thông và được tự do chia sẻ. Đó là cách duy nhất để ý tưởng trở thành hiện thực và những ý tưởng tốt đẹp có thể trở thành phương tiện đem lại thịnh vượng cho con người và cho các quốc gia.
Vì lý do đó chính phủ các nước cần phải đầu tư vào hạ tầng với việc nối mạng phải được coi là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của quốc gia.
(For this reason, governments need to invest in infrastructure, just as connectivity must be a priority on the country’s national agenda.)
Mark Zuckerberg nói trong 20 phút tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình dương trước sự có mặt hơn 20 nguyên thủ tại Lima, thủ đô Peru ngày 19/11/2016. KC nghe trực tiếp và dịch 10 phút đầu của bài nói đó thôi và xin tạm ngừng ở câu này ạ!
Nguồn: https://www.facebook.com/bui.k.chi.1?fref=nf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét