Donald Trump thắng cử một phần không ít nhờ vào Twitter.
Phong trào dân túy (populism) tại Hoa Kỳ phát triển nhanh khi tin tức trên Facebook lan tràn nhanh chóng hơn những luồng thông tin truyền thống như New York Times, CNN, USA Today, v.v…
Ngược lại, hai ông Tập Cận Bình và Putin một mặt kiểm soát các mạng xã hội, đồng thời sử dụng hệ thống tuyên truyền quy mô để khích động dân tộc chủ nghĩa, cuối cùng lại khai thác chính các mạng xã hội nhằm cô lập phong trào dân chủ trong nước và loan truyền tin tức sai lệch ra nước ngoài.
Youtube khởi động phong trào Cách mạng Hoa nhài với khúc phim người tự thiêu ởTunisia . Facebook đóng vai trò quan trọng khi huy động quần chúng tham gia cuộc cách mạng tại Ai Cập. Nhưng hiện chính ISIS - chớ không phải phong trào dân chủ - lại thắng trên mặt trận tuyên truyền trong thế giới Hồi giáo qua Facebook và Youtube.
Phong trào Maidan dùng smartphone để liên lạc và lật đổ nhà nước thân Nga tạiUkraine năm 2014. Nhưng tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016 cánh thân nhà độc tài Erdogan dùng smartphone để huy động quần chúng dập tắt cuộc cách mạng của quân đội.
Chưa đầy 10 năm nhưng sự xuất hiện của điện thoại thông minh, Facebook, Youtube và Twitter đã có tầm ảnh đến mức quyết định lên lịch sử nhân loại. Thông tin khó bị bưng bít vì các mạng xã hội đến trực tiếp với quần chúng. Nhưng hiện tượng tâm lý cho thấy khi thông tin tràn ngập thì người nghe chỉ gạn lọc những gì mà mình muốn nghe. Thí dụ dễ hiểu là những ai trong nước ghét Việt kiều chỉ trao đổi cho nhau tin tức ở bên Mỹ bị hắt hủi nên thèm khát trở về quê hương; còn bên ngoài chống Cộng chỉ lan truyền những hình ảnh đàn áp, tham nhũng, bất công; tin tức và hình ảnh tràn ngập nhưng mỗi người vẫn tự gạn lọc thông tin phù hợp với quan điểm của họ.
Không ai biết rõ ở lớp tuổi nào các định kiến được thành hình từ trong gia đình, học đường hay xã hội. Một số có thể thay đổi quan điểm, nhưng đa số khăng khăng theo thành kiến; một thiểu số còn trở nên cực đoan hóa.
Tại các nước đang mở mang thì trừ Nga và Trung Quốc các mạng xã hội đang thắng tuyên truyền của nhà nước. Nhưng ở Âu-Mỹ cuộc chạy đua giữa thông tin trên mạng xã hội và những cơ quan truyền thông “trung thực”, “chiều sâu” của Tây phương xảy ra quyết liệt vì chưa ai dám kết luận liệu hai luồng thông tin này bổ sung hay lung lạc nền dân chủ. Riêng Tổng thống tân cử Donald Trump tiếp tục dùng Twitter để đến trực tiếp với phong trào dân túy (populist) mà không qua gạn lọc của giới tinh hoa (elite và politically correct) vốn kiểm soát truyền thông.
Điều đáng quan tâm khi Tây phương với các định chế, truyền thống dân chủ và dân trí cao nhưng vẫn chao đảo với mạng xã hội thì tại các nước đang phát triễn thách thức xây dựng nền dân chủ càng trở nên khó khăn. Quan điểm truyền thống là sự thật sẽ chiến thắng bưng bít và độc tài, nhưng các mạng xã hội tạo ra nhiều góc sự thật (multiple realities) khích động và cách ly nhiều thành phần trong xã hội.
ViệtNam hiện chưa thiết lập hệ thống tường lửa tinh vi và đội ngũ dư luận viên trình độ cao như ở Trung Quốc và Nga. Nhưng điều này không đồng nghĩa với nhà cầm quyền không đủ khả năng vì nếu muốn vẫn dễ dàng được Nga-Hoa trang bị công cụ và giảng dạy kinh nghiệm. Lý do có thể vì Việt Nam muốn hội nhập với Tây phương nên không dựng bức màn sắt thông tin; Đảng Cộng sản cũng không thể khích động tinh thần dân tộc như Putin và họ Tập vì quần chúng sẽ chống Tàu; tuy nhiên ngày nào đó nhà cầm quyền vẫn có thể chuyển hướng tùy theo cách phân tích thiệt hơn.
Pos Doan Hung Quoc
Phong trào dân túy (populism) tại Hoa Kỳ phát triển nhanh khi tin tức trên Facebook lan tràn nhanh chóng hơn những luồng thông tin truyền thống như New York Times, CNN, USA Today, v.v…
Ngược lại, hai ông Tập Cận Bình và Putin một mặt kiểm soát các mạng xã hội, đồng thời sử dụng hệ thống tuyên truyền quy mô để khích động dân tộc chủ nghĩa, cuối cùng lại khai thác chính các mạng xã hội nhằm cô lập phong trào dân chủ trong nước và loan truyền tin tức sai lệch ra nước ngoài.
Youtube khởi động phong trào Cách mạng Hoa nhài với khúc phim người tự thiêu ở
Phong trào Maidan dùng smartphone để liên lạc và lật đổ nhà nước thân Nga tại
Chưa đầy 10 năm nhưng sự xuất hiện của điện thoại thông minh, Facebook, Youtube và Twitter đã có tầm ảnh đến mức quyết định lên lịch sử nhân loại. Thông tin khó bị bưng bít vì các mạng xã hội đến trực tiếp với quần chúng. Nhưng hiện tượng tâm lý cho thấy khi thông tin tràn ngập thì người nghe chỉ gạn lọc những gì mà mình muốn nghe. Thí dụ dễ hiểu là những ai trong nước ghét Việt kiều chỉ trao đổi cho nhau tin tức ở bên Mỹ bị hắt hủi nên thèm khát trở về quê hương; còn bên ngoài chống Cộng chỉ lan truyền những hình ảnh đàn áp, tham nhũng, bất công; tin tức và hình ảnh tràn ngập nhưng mỗi người vẫn tự gạn lọc thông tin phù hợp với quan điểm của họ.
Không ai biết rõ ở lớp tuổi nào các định kiến được thành hình từ trong gia đình, học đường hay xã hội. Một số có thể thay đổi quan điểm, nhưng đa số khăng khăng theo thành kiến; một thiểu số còn trở nên cực đoan hóa.
Tại các nước đang mở mang thì trừ Nga và Trung Quốc các mạng xã hội đang thắng tuyên truyền của nhà nước. Nhưng ở Âu-Mỹ cuộc chạy đua giữa thông tin trên mạng xã hội và những cơ quan truyền thông “trung thực”, “chiều sâu” của Tây phương xảy ra quyết liệt vì chưa ai dám kết luận liệu hai luồng thông tin này bổ sung hay lung lạc nền dân chủ. Riêng Tổng thống tân cử Donald Trump tiếp tục dùng Twitter để đến trực tiếp với phong trào dân túy (populist) mà không qua gạn lọc của giới tinh hoa (elite và politically correct) vốn kiểm soát truyền thông.
Điều đáng quan tâm khi Tây phương với các định chế, truyền thống dân chủ và dân trí cao nhưng vẫn chao đảo với mạng xã hội thì tại các nước đang phát triễn thách thức xây dựng nền dân chủ càng trở nên khó khăn. Quan điểm truyền thống là sự thật sẽ chiến thắng bưng bít và độc tài, nhưng các mạng xã hội tạo ra nhiều góc sự thật (multiple realities) khích động và cách ly nhiều thành phần trong xã hội.
Việt
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét