Cũng thông tin trên cho biết hơn 23 năm qua, dòng kiều hối về nước đã tăng khoảng gần 100 lần, từ mức 0.14 tỷ USD năm 1993 lên 10 tỷ USD năm 2012; 11 tỷ USD năm 2013; 12 tỷ USD năm 2014 và hơn 13,2 tỷ USD năm 2015, đưa Việt Nam đứng thứ ba tại châu Á, và đứng thứ 11 trên thế giới về thu hút kiều hối. Giai đoạn 2002-2015, kiều hối chiếm khoảng 6.0% GDP, trong khi vốn FDI và ODA vào Việt Nam lần lượt là 7.7% và 3.0% GDP. Mức tăng trung bình liên tục của lượng kiều hối những năm gần đây là 10 đến 15%/năm.
Nhưng sau nhiều năm tăng liên tục, năm 2016, lần đầu dòng kiều hối bị khựng lại, suy giảm và có thể đảo chiều.
Nguồn cung kiều hối từ thị trường Mỹ lại chiếm khoảng 60% tổng kiều hối từ hơn bốn triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại 187 quốc gia trên thế giới. Khi kiều hối từ thị trường này giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng lượng kiều hối về Việt Nam.
Một nguyên nhân giảm kiều hối được nêu ra là những tháng gần đây, hành động tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) trong tháng 12-2016 và cả việc bỏ ngỏ khả năng sẽ tăng liên tiếp lãi suất USD ba lần tới trong năm 2017 đã, đang và sẽ tạo động lực giữ chân đồng USD kiều hối từ Mỹ chuyển về Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là sự sụt giảm của lượng kiều hối sẽ gây ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?
Nếu vào thời hoàng kim của kinh tế Việt Nam vào những năm 2006-2007, kiều hối có giảm cũng khó có tác động tiêu cực đến nền kinh tế này. Nhưng khi kinh tế Việt Nam đã trải qua 8 năm suy thoái liên tiếp tính từ năm 2008, bất cứ một sự giảm sút nào về luồng tài chính cũng khiến nền kinh tế phải chịu thêm áp lực khủng hoảng.
Với 3 tỷ USD bị sụt giảm từ lượng kiều hối, GDP danh nghĩa của Việt Nam sẽ bị giảm khoảng 1.5% trong năm 2016. Đây cũng là bối cảnh mà toàn bộ kế hoạch phát hành “trái phiếu quốc tế” của Chính phủ Việt Nam ra quốc tế bị phá sản, với lý do đơn giản là… không có người mua.
Trong khi đó, từ tháng 7/2017 trở đi, Việt Nam sẽ phải vay ODA với lãi suất không còn ưu đãi những vài chục năm trước, mà ngang giá với thị trường quốc tế, cùng thời gian vay không còn ân hạn như trước đây.
Thậm chí cho tới nay, tiến độ giải ngân các dự án đã ký kết vay ODA vẫn “chậm như rùa”, trong đó có một nguyên nhân chính là ngân sách Việt Nam không đủ để cung ứng vốn đối ứng – thường chiếm khảng 15-20% tổng vốn vay – theo điều kiện của hợp đồng vay vốn ODA.
Việc kiều hối năm 2016 bị “đảo chiều” còn có thể báo hiệu trước một thời kỳ giảm liên tiếp kiều hối chảy về Việt Nam, càng khiến nền kinh tế Việt Nam thiếu hẳn sức sống.
Lê Dung
Kiều hối của Việt Nam giai đoạn 1994-2014. Ảnh doanhnhansaigon
Nhưng sau nhiều năm tăng liên tục, năm 2016, lần đầu dòng kiều hối bị khựng lại, suy giảm và có thể đảo chiều.
Nguồn cung kiều hối từ thị trường Mỹ lại chiếm khoảng 60% tổng kiều hối từ hơn bốn triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại 187 quốc gia trên thế giới. Khi kiều hối từ thị trường này giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng lượng kiều hối về Việt Nam.
Một nguyên nhân giảm kiều hối được nêu ra là những tháng gần đây, hành động tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) trong tháng 12-2016 và cả việc bỏ ngỏ khả năng sẽ tăng liên tiếp lãi suất USD ba lần tới trong năm 2017 đã, đang và sẽ tạo động lực giữ chân đồng USD kiều hối từ Mỹ chuyển về Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là sự sụt giảm của lượng kiều hối sẽ gây ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?
Nếu vào thời hoàng kim của kinh tế Việt Nam vào những năm 2006-2007, kiều hối có giảm cũng khó có tác động tiêu cực đến nền kinh tế này. Nhưng khi kinh tế Việt Nam đã trải qua 8 năm suy thoái liên tiếp tính từ năm 2008, bất cứ một sự giảm sút nào về luồng tài chính cũng khiến nền kinh tế phải chịu thêm áp lực khủng hoảng.
Với 3 tỷ USD bị sụt giảm từ lượng kiều hối, GDP danh nghĩa của Việt Nam sẽ bị giảm khoảng 1.5% trong năm 2016. Đây cũng là bối cảnh mà toàn bộ kế hoạch phát hành “trái phiếu quốc tế” của Chính phủ Việt Nam ra quốc tế bị phá sản, với lý do đơn giản là… không có người mua.
Trong khi đó, từ tháng 7/2017 trở đi, Việt Nam sẽ phải vay ODA với lãi suất không còn ưu đãi những vài chục năm trước, mà ngang giá với thị trường quốc tế, cùng thời gian vay không còn ân hạn như trước đây.
Thậm chí cho tới nay, tiến độ giải ngân các dự án đã ký kết vay ODA vẫn “chậm như rùa”, trong đó có một nguyên nhân chính là ngân sách Việt Nam không đủ để cung ứng vốn đối ứng – thường chiếm khảng 15-20% tổng vốn vay – theo điều kiện của hợp đồng vay vốn ODA.
Việc kiều hối năm 2016 bị “đảo chiều” còn có thể báo hiệu trước một thời kỳ giảm liên tiếp kiều hối chảy về Việt Nam, càng khiến nền kinh tế Việt Nam thiếu hẳn sức sống.
Lê Dung
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét