Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

SEX, DRUGS AND MAO ZEDONG TÌNH DỤC, THUỐC PHIỆN VÀ MAO TRẠCH ĐÔNG


SEX, DRUGS AND MAO ZEDONG
TÌNH DỤC, THUỐC PHIỆN VÀ MAO TRẠCH ĐÔNG
By Bruce W. Nelan        Monday, Mar. 09, 1992

Two new books show that Beijing's leaders were more ruthless - and corrupt - than even their enemies imagined

Hai cuốn sách mới cho thấy rằng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh là tàn nhẫn hơn - và thahóa - hơn cả kẻ thù họ tưởng tượng ra.
In Moscow the crimes of Stalin have been reported and officially confirmed for years. The unrepentant Chinese government is still much more secretive and reluctant to provide ammunition for its critics. But two new books — The New Emperors: China in the Era of Mao and Deng by Harrison E. Salisbury (Little, Brown; 544 pages; $24.95) and The Claws of the Dragon: Kang Sheng by John Byron and Robert Pack (Simon & Schuster; 560 pages; $27.50) — indicate that glasnost is coming, inexorably, to Beijing. They provide the most detailed and personal accounts so far of the chaos, cruelty and corruption that Mao Zedong's reign inflicted on the nation.

Ở Mat xcơ va, những tội ác của Stalin đã được báo cáo và xác nhận chính thức từ rất nhiều năm nay. Thế nhưng, chính phủ Trung Quốc – không hề hối tiếc về những gì đã xảy ra, vẫn còn cố gắng giữ bí mật cũng như miễn cưỡng trong việc cung cấp những lí do bào chữa cho những điều thế giới phê phán về họ. Hai cuốn sách “Đế chế mới: Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình” của Harrison E. Salisbury (Little, Brown; 544 trang; $24,95) và cuốn “Móng vuốt  Rồng: Khang Sinh” của John Byron and Robert Pack (Simon & Schuster; 560 trang; $27,50) - chỉ ra rằng chính sách thảo luận cởi mở hơn, chắc chắn sẽ tới với Bắc Kinh. Họ cung cấp những thông tin chi tiết nhất và cá nhân nhất về sự hỗn loạn, sụ tàn bạo và tham nhũng mà chế độ của Mao Trạch Đông đã giáng xuống đất nước Trung Hoa.

Harrison Salisbury, the veteran New York Times correspondent and popular historian, comes right out and calls Mao an emperor — and not the first one to take power through a peasant rebellion. Precisely because Mao was a peasant, he was unprepared to govern China and modernize it. A "pseudo- Marxist" bored by statistics and budgets, Mao was interested mainly in class warfare and "mobilization of the masses," who he was convinced could do anything if properly exhorted.

Harrison Salisbury, một nhà báo kỳ cựu của tờ New York Times và là một nhà lịch sử khá có tiếng, đã chỉ đích danh Mao là một hoàng đế - và cũng không phải là người đầu tiên giành quyền lực thông qua các cuộc nổi loạn của nông dân. Chính bởi vì Mao là một nông dân, ông ta không được chuẩn bị để điều hành Trung Quốc và hiện đại hóa đất nước này. Là một người “Mác xít giả tạo” chán ngấy với những thống kê và ngân sách, điều Mao quan tâm chủ yếu là những cuộc đấu tranh giai cấp và “sự huy động quần chúng”, những người mà ông ta tin rằng có thể làm bất cứ điều gì nếu được kích động thích đáng.

The New Emperors is based on dozens of interviews in China and scores of documents and memoirs. The reporting is set out so thoroughly that readers are prepared to believe its accounts not only of how Mao turned on his closest comrades but also that he was a satyr, pornography collector and drug addict.

Cuốn sách Đế chế Mới được viết dựa trên vô số những cuộc phỏng vấn ở Trung Quốc cũng như rất nhiều tài liệu và ghi chép hồi kí. Những thông tin cung cấp trong đó được trình bày kín kẽ đến nỗi người đọc có thể sẵn sàng  tin vào câu chuyện về cách Mao đã phản bội các đồng chí thân thiết nhất của mình lẫn chuyện ông ta là một kẻ cuồng dâm, một tay sưu tập tranh ảnh khiêu đâm, và một kẻ nghiện thuộc phiện 





Salisbury writes soberly in staccato prose that "from the mid-1960s to the early 1970s" — the height of the bloody purges of the Cultural Revolution — "Mao's quarters sometimes swarmed with young women." The Great Helmsman staged nude water ballets in his swimming pool. "Art ensembles" and "dancing partners" were standing by wherever he went. One of Mao's doctors referred to him bluntly as "a sex maniac."

Salisbury viết rất nhã nhặn trong bài viết gây sốc của mình rằng” từ giữa những năm 60 tới đầu những năm 70” - đỉnh cao của cuộc thanh trừng trong Cách mạng Văn Hóa – “tổng hành dinh của Mao đôi khi nhung nhúc những gái”. “Người cầm lái Vĩ đại đã tổ chức những buổi diễn ba lê nước khỏa thân trong bể bơi của ông ta. “Các diễn viên nghệ thuật” hay “các bạn nhảy” phải dừng lại ở bất cứ chỗ nào ông ta muốn. Một trong các bác sĩ của ông ta nói huỵch toẹt ra rằng ông ta là một “con nghiện tình dục”.

The poet-guerrilla so idealized by "friends of China" had other, more public failings, and Salisbury charts them in detail. Impatient with the slow pace of economic development, Mao launched the catastrophic Great Leap Forward in 1958. The movement forced farmers into communes, abolished private property and set up backyard steel mills to speed China into the industrial age. By 1960 even seed grains were exhausted and millions were starving to death.

Người du kích-thi sĩ được lý tưởng hóa bởi “các bạn bè Trung Quốc” còn thất bại nhiều hơn trước nhân dân, như Salisbury mô tả chi tiết hơn trong cuốn sách của mình. Quá nóng lòng trước sự phát triển chậm chạp của nên kinh tế, Mao đã tiến hành cuộc Đại Nhảy vọt tàn khốc năm 1958. Phong trào này buộc những người nông dân vào trong các công xã, bãi bỏ các tài sản cá nhân và xây dựng những nhà máy thép sân sau để thúc đẩy Trung Quốc tiến vào thời đại công nghiệp hóa. Đến năm 1960, ngay cả các loại ngũ cốc giống cũng cạn kiệt và hàng triệu người chết đói.

When his old comrade Defense Minister Peng Dehuai told him the facts, Mao declared him an enemy, fired him and replaced him with Marshal Lin Biao (also apparently a drug addict). The country went bankrupt, and President Liu Shaoqi and Deng Xiaoping, General Secretary of the Communist Party, took over day-to- day control to restore the economy.

Khi người đồng chí cũ của mình - Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Bành Đức Hoài nói với ông ta về những vấn đề có thật đó, Mao tuyên bố rằng Bành là kẻ thù, sa thải ông ta và thay thế bằng Nguyên soái Lâm Bưu (một kẻ rõ ràng cũng bị nghiện thuộc phiện). Đất nước rơi vào phá sản và Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước và Đặng Tiểu Bình, Tổng bí thư Đảng cộng sản lúc đó, đã điều hành đất nước nhằm khôi phục nền kinh tế.

Mao concluded that Liu and Deng planned to force him into retirement — and he may have been right. In 1965 Mao decided Liu "had to go." The weapon he chose was the Cultural Revolution, "a revolution against his own revolution." It was conducted by his harridan wife Jiang Qing and plotted by his favorite ideologist, security specialist and pimp, Kang Sheng.

Mao kết luận rằng Lưu và Đặng có mưu đồ buộc ông ta nghỉ hưu – và Mao có lẽ đã đúng. Năm 1965, Mao quyết định rằng Lưu “phải ra đi”. Vũ khí mà ông ta chọn là Cuộc Cách mạng Văn hóa, “một cuộc cách mạng chống lại chính cuộc cách mạng của ông ta”. Vụ việc đã được thực hiện bởi người vợ độc ác của Mao là Giang Thanh và bày mưu tính kế bởi Khang Sinh- nhà tư tưởng, chuyên viên an-ninh. tay ma cô sủng ái của Mao.

Jiang and Kang loosed the young Red Guards on a murderous rampage that destroyed Liu's government and Deng's party. Thousands, if not millions, were killed. Lin became Mao's heir, but soon fell under suspicion of trying to turn Mao into a powerless figurehead. To avoid his own arrest, Lin attempted a putsch that failed. Premier Zhou Enlai was left in charge, but he too ended up in Jiang's sights as she maneuvered to succeed Mao.

Giang và Khang  đã bật đèn xanh cho bọn  Hồng vệ Binh trẻ gây ra một cơn thịnh nộ tàn sát chính phủ của Lưu Thiếu Kỳ và đảng cộng sản của Đặng Tiểu Bình lúc đó. Hàng ngàn người, nếu không nói là hàng triệu người đã bị sát hại. Lâm Bưu trở thành người kế thừa Mao chủ tịch nhưng ngay sau đó cũng bị nghi ngờ rằng có mưu đồ giành lấy quyền lực của Mao. Để tránh bị bắt, Lâm đã âm mưu một cuộc mưu sát Mao nhưng không thành. Thủ tướng Chu Ân Lai là người còn lại phải đứng ra điều hành chính phủ, nhưng chính ông cũng bị Giang Thanh giám sát và nghi ngờ, khi bà ta có ý đồ kế vị Mao.

Deng, purged twice during the Cultural Revolution, was finally returned to power in what Salisbury calls a military coup. One of the most powerful old marshals, Ye Jianying, brought his army colleagues together and decided that when Mao died, they would arrest Jiang and her cohort. Kang died of cancer in December 1975, and Zhou a month later. When Mao finally died at 82 in September 1976, Ye clapped the venomous widow into prison and summoned Deng from his rural exile.

Đặng Tiểu Bình, sau hai lần bị thanh trừng trong cuộc Cách mạng Văn hóa, cuối cùng đã quay lại nắm quyền trong cái mà Salisbury gọi là “một hành động quân sự táo bạo”. Một trong những nguyên soái cũ có quyền lực nhất lúc đó, Diệp Kiếm Anh đã nhóm họp các đồng chí quân đội lại và quyết định rằng khi Mao chết, họ sẽ bắt giam Giang Thanh và bè lũ của bà ta. Khang chết vì ung thư tháng 12 năm 1975 và Chu Ân Lai cũng mất một tháng sau đó. Mao cuối cùng cũng chết ở tuổi 82 vào tháng 12 năm 1976,  Diệp nhanh chóng tống giam bà góa phụ hiểm độc này vào tù và đưa Đặng Tiểu Bình trở lại từ nông thôn, nơi ông bị quản thúc








Remembering Tiananmen Square
Tưởng nhớ Quảng Trường Thiên An Môn




In The Claws of the Dragon, Byron and Pack focus on the career of the sinister Kang Sheng, relying mainly on an official Chinese biography that was prepared when Kang was posthumously expelled from the Communist Party in 1980. Pack is an investigative reporter, and Byron is the nom de plume of a "Western diplomat" who is apparently an intelligence officer. He picked up the internal document from a Chinese contact on a dark street in Beijing.

Trong cuốn sách “Móng vuốt Rồng”, Byron và Pack tập trung vào sự nghiệp của Khang Sinh, một con người nham hiểm. Các dữ liệu trong cuốn sách chủ yếu dựa trên một bản mô tả tiểu sử (bằng tiếng Trung) chính thống được đưa ra khi Khang bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản Trung Hoa vào năm 1980 kể cả khi đã chết. Pack là một nhà báo điều tra, còn Byron thì là bút danh của một “nhà ngoại giao Tây Âu” – một người rõ ràng là một quan chức tình báo. Ông đã lấy các tài liệu nội bộ từ đầu mối liên lạc người Trung Quốc của ông trên một con phố tối tăm ở Bắc Kinh.

Also buttressed by interviews and Chinese publications, The Claws of the Dragon describes Kang — a Politburo member and one of Mao's closest confidants — as an opportunist without principles, interested solely in power, and also as a torturer, creator of China's gulag and a habitual opium user. By the early 1940s, the head of the secret police had consolidated his control over the party's social-affairs department, which had a "liquidation" division: "So notorious was Kang's taste for inflicting pain . . . it earned him a title," the King of Hell. The authors compare him with Iago, Rasputin and Stalin's secret-police chief, Lavrenti Beria. In spite of the book's rather breathless style, the analogies seem apt.

Được củng cố bởi những cuộc phỏng vấn và các xuất bản phẩm bằng tiếng Trung, cuốn sách Móng vuốt Rồng mô tả Khang – một thành viên Bộ Chính trị và là một trong những người bạn thân nhất của Mao – là một kẻ cơ hội, không hề có một  nguyên tắc sống nào, chỉ quan tâm tới mỗi quyền lực và cũng là một kẻ tra tấn tàn bạo, kẻ đã sáng tạo ra một loại trại tập trung cho tù nhân chính trị của Trung Quốc, đồng thời cũng là một con nghiên á phiện. Đầu những năm 40, tên trùm gián điệp này đã củng cố quyền kiểm soát của ông ta đối với các bộ phận phụ trách vấn đề xã hội của Đảng Cộng sản – bộ phận này gồm các đơn vị  nhỏ lưu động. Ông ta được mô tả thế này: “Rõ ràng là thú vui làm người khác đau đớn của Khang đã tạo ra cho ông ta một cái tên tương xứng” , Vua  Địa Ngục. Các tác giả so sánh ông ta với Iago, Rasputin và Giám đốc An ninh mật của Stalin là Lavrenti Beria. Cho dù cuốn sách có cách viết có thể gây nghẹt thở, những so sánh trong đó có vẻ hoàn toàn đúng.

If glasnost is coming to Beijing, can demokratizatsia be far behind? Salisbury does not see it. Deng, a "moderate" and pragmatist, was willing to shed as much blood as necessary to put down the Tiananmen Square democracy movement in 1989. His position, like Mao's, was "if he saw himself challenged, he was bound to destroy the challenger." The next emperor, Salisbury predicts, will probably be as pragmatic as Deng. But like Deng he will hold tightly to power and will be ready to order China, as emperors did in dynasties past, "Obey — and tremble."
Nếu sự thay đổi trong chính sách thảo luận thông tin cởi mở hơn được áp dụng ở Bắc Kinh, vậy thì theo sau nó có thể là cuộc “cách mạng dân chủ”[1] hay không? Salisbury đã không nhận ra điều ấy. Đặng Tiểu Bình, một con người “trung dung” và thực dụng đã sẵn sàng đổ càng nhiều máu càng tốt (nếu cần thiết) để hạ gục phong trào dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn. Vị trí của ông ta, cũng giống như Mao, là “nếu ta nhìn thấy một thách thức, ta sẽ hạ gục kẻ thách thức bằng mọi giá”. Đế chế tiếp theo, như Salisbury dự đoán, sẽ thực dụng không khác gì quan điểm của Đặng Tiểu Bình. Nhưng, cũng giống như Đặng, vị hoàng đế mới sẽ nắm chặt quyền lực của ông ta và sẵn sàng ra lệnh cho nước Trung Quốc, như các hoàng đế thời phong kiến vẫn luôn thế, “phải Phục tùng – và Run sợ”


Translated by: Vũ Minh
Edited by: Nguyễn Quang Thạch


[1] Dân chủ hóa (demokratizatsia) là một trong ba yếu tố của cái gọi là cuộc cải tổ (perestroika) mà Nga khởi xướng bao gồm: glasnost (chinh sách thảo luận cởi mở - công khai hóa), cách mạng dân chủ và tư duy ngoại giao mới (novoye myshlenia). Cách mạng dân chủ này có ý nghĩa là “sự dân chủ hóa” nhưng nó không dẫn tới dân chủ toàn diện. Nó chỉ có nghĩa là cho phép người dân (lúc đó là Nga) được bầu chọn cho các quan chức chính phủ và cho Đảng cộng sản Nga (trong khi trước đó chỉ các quan chức cao cấp mới được bầu chọn các quan chức  chủ chốt trong bộ máy). Điều này góp phần loại bớt các lãnh đạo không đáp ứng yêu cầu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: