BÁ TÂN (nhà báo, không phải nhà thơ, dịch giả Thái Bá Tân)
Sau hơn 1 tiếng đồng hồ bị đài phường ép nghe ca nhạc, tôi ngồi viết bài này với tâm trạng bị nhà nước cướp đi cái quyền được nghỉ ngơi, được lựa chọn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Sau hơn 1 tiếng đồng hồ bị đài phường ép nghe ca nhạc, tôi ngồi viết bài này với tâm trạng bị nhà nước cướp đi cái quyền được nghỉ ngơi, được lựa chọn.
Đã thành thông lệ, ngày nào đài phường cũng oang oang mớ thông tin trùng lặp, trong đó rất nhiều thông tin người dân không có nhu cầu tiếp nhận.
Đài phường không những không giảm số lượng và giờ phát mà còn tăng. Chỗ tôi ở, cách nơi ở của bố con nhà báo Lại Văn Sâm chỉ một ngõ, sau khi gắn đủ mỗi ngõ một loa, gần đây phường sở tại còn “tậu” thêm cho một loa gắn vào nơi có nhiều người qua lại.
Hôm qua chủ nhật, 29.5.2016. Ngày cuối tuần, sau những việc cần làm, ai cũng muốn được yên tĩnh nghỉ ngơi. Nếu có nhu cầu giải trí, công dân tự lựa chọn theo sở thích, điều kiện kinh tế… Thời bây giờ, khi cần giải trí, công dân tha hồ lựa chọn.
Đài phường làm cái việc trái khoáy, mang tính bất chấp.
Ngày nghỉ của công dân, đài phường ra rả chương trình ca nhạc suốt hơn 1 tiếng đồng hồ.
Đài phường mở băng ca nhạc, ép dân phải nghe. Như đục vào lỗ tai.
Chế độ bao cấp đã bị xóa sổ. Vậy mà chính quyền phường vẫn "phục chế” chế độ cưỡng bách ôm đồm ấy, ép dân phải nghe ca nhạc do họ lựa chọn và phát oang oang trên loa công cộng.
Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội có sự chỉ đạo này không?
Ông Hoàng Trung Hải, ông Nguyễn Đức Chung có tán thành sự bao cấp ca nhạc theo cái kiểu cưỡng ép, bất chấp nhu cầu người dân hay không?
Có nguồn tin cho biết, nơi ở của quan chức đầu não thành phố Hà Nội, ở đó không có đài phường.
Bá Tân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét