Công ty Lockheed Martin của Mỹ hôm 9/4 vừa tiết lộ một khái niệm thiết kế máy bay giám sát, tấn công không người lái trên tàu sân bay (UCLASS) |
Nhân dân Việt Nam rất vui mừng trước mối quan hệ thân thiện với Mỹ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, chế độ chính trị của nhau.
Rung chấn sau việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam
Như đã nói, việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam, ý nghĩa quân sự không lớn, nhưng ý nghĩa chính trị và thương mại lại rất lớn với không chỉ Việt Nam mà trong khu vực.
Về ý nghĩa chính trị.
Thứ nhất là khẳng định vị thế của Việt Nam .
Đừng tưởng Mỹ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam , một lệnh cấm đã tồn tại hơn 4 thập kỷ là dễ dàng. Cấm vận vũ khí là biểu trưng của sự thù địch, vậy khi dở bỏ cấm vận thì Mỹ đã quên, xóa hết sự thù địch với Việt Nam chưa?
Nên nhớ rằng, trong khi “hội chứng chiến tranh Việt Nam” chưa dễ gì quên; những “khác biệt” chưa thể vượt qua ngay…tác động rất mạnh vào chính quyền Mỹ thì đó là một quyết định đầy bản lĩnh, một sự lựa chọn đầy khó khăn của người Mỹ.
Rõ ràng để có được tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thì phải có sự cố gắng của 2 phía, nhưng, phải khẳng định yếu tố mang tính quyết định là Việt Nam trong chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ có vị trí rất quan trọng về địa chiến lược, vai trò trong ASEAN, sức mạnh quân sự và khả năng đối phó với Trung Quốc…mà không có những điều đó thì bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam sẽ chưa xảy ra.
Thứ hai là ASEAN buộc phải lựa chọn.
Sau tuyên bổ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam thì Trung Quốc cũng tuyên bố tăng cường hợp tác quốc phòng với Malaysia , Thailand , Myanmar .
Hợp tác của Trung Quốc với họ như thế nào, nội dung ra sao thì chưa rõ, nhưng chắc chắn Malaysia, Thailand và Myanmar đã có sự lựa chọn của họ, sự lôi kéo của Trung Quốc cũng đã làm cho nội bộ khối ASEAN phải vào cuộc đấu tranh sinh tồn mạnh mẽ trong vòng xoáy xung đột địa chính trị Trung-Mỹ.
Như vậy, bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam của Mỹ không chỉ là mối quan hệ song phương mà có tác động địa chính trị rất lớn.
Bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam thách thức nước Nga
Nói là thách thức nước Nga là vì nó tạo ra một môi trường cạnh tranh với Nga trong vấn đề mua sắm vũ khí của Việt Nam .
Phải khẳng định chắc chắn rằng, Liên Xô và ngày nay là Nga đã đang đồng cam cộng khổ chia xẻ với Việt Nam trong những tháng ngày gian lao vất vả Bảo vệ Tổ quốc. Vũ khí Nga đã đang là xương sống của sức mạnh quân đội Việt Nam trong phòng thủ bảo vệ chủ quyền Biển Đông.
Chỉ có những kẻ thiếu trái tim và không có lý trí mới phủ nhận, coi nhẹ sự giúp đỡ của Nga, vũ khí Nga trong việc tạo ra sức mạnh răn đe, ngăn ngừa xung đột quân sự trên Biển Đông.
Mỹ can thiệp ở Biển Đông trước hết là vì lợi ích Mỹ. Và may mắn là lợi ích Mỹ và ViệtNam trên Biển Đông lại tương đồng nên cả hai đều có nhu cầu hợp tác phát triển.
Rõ ràng là ai cũng biết Nga đang độc quyền mua bán vũ khí tại Việt Nam bởi hơn 80% vũ khí của Việt Nam là của Nga. Nga bán vũ khí cho Việt Nam vô điều kiện, nhưng Nga không giàu có để cho không mà phải hoạt động theo nguyên tắc thương mại.
Việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sẽ tác động đến Nga 3 vấn đề và cũng chính là 3 vấn đề ViệtNam được lợi:
Một là, Việt Nam có quyền mặc cả giá trong hợp đồng mua bán giữa Nga và Việt Nam . Giờ đây Việt Nam có quyền nói: “đắt quá, tôi mua người khác vậy”, điều đó sẽ làm mềm đi giá cả đôi bên thỏa thuận.
Hai là chất lượng vũ khí, Nga phải cạnh tranh với Mỹ bằng chất lượng, tính năng kỹ, chiến thuật của vũ khí, thay vì như trước đây có sao Việt Nam chịu vậy.
Ba là thời gian thực hiện hợp đồng giao hàng. Có rất nhiều yếu tố khiến người mua nhận hàng rất chậm, trong khi đó vũ khí là mặt hàng rất nhạy cảm bởi nó nằm trong tính toán chiến lược của bên mua.
Đây là 3 vấn đề mà Nga sơ sẩy là bị mất uy tín và có thể mất dần lợi thế vũ khí mà Nga đã tạo dựng với Việt Nam trong thời gian qua.
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam vừa qua có một kết quả rất tốt đẹp. Đây là thành công của chiến lược đối ngoại Việt Nam khi đã tạo ra thế và lực mới cho đất nước mà dù khó tính, hồ nghi bao nhiêu cũng không thể phủ nhận.
Nhân dân Việt Nam rất mong muốn quan hệ Việt Nam-Mỹ ngày càng phát triển trên có sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau, xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định và phát triển.
Lê Ngọc Thống/ĐVO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét