Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Đại học Harvard: Trung Quốc giả tạo 488 triệu bài viết mỗi năm để định hướng dư luận


Đại học Harvard: Trung Quốc giả tạo 488 triệu bài viết mỗi năm để định hướng dư luận tin Bloomberg chia sẻ một nghiên cứu kết luận, mỗi năm chính phủ Trung Quốc tạo giả khoảng 488 triệu bài viết trên mạng xã hội với mục đích chuyển hướng chú ý của người dân Trung Quốc đối với thông tin bất lợi và tranh luận chính trị nhạy cảm.
Giáo sư Gary King thuộc Khoa Chính trị Đại học Harvard đã cùng hai học giả (về phân tích số liệu định lượng của chính sách công) lần đầu tiên cùng nhau nghiên cứu một cách hệ thống về hoạt động tuyên truyền viên của chính quyền Trung Quốc, còn gọi là “ngũ mao đảng” (dư luận viên). Những dư luận viên này được thuê để đưa các thông tin ủng hộ Đảng nhằm định hình và hướng dẫn dư luận.
Dư luận viên (ngũ mao đảng) đều là công viên chức nhà nước
Ban Nghiên cứu đã phát hiện, trái với cách nhìn thịnh hành của người dân Trung Quốc, Ngũ Mao Đảng không chạy theo những nhà phê bình để bình luận, cũng không chế giếu chính quyền nước khác. Ngược lại, công việc chính của họ là biểu dương những thông tin tốt và ca ngợi Đảng, làm phân tán sự chú ý của công chúng vào những đề tài nóng.
Ông Gary King chia sẻ với Bloomberg, cách làm của chính quyền Trung Quốc là phân tán sự chú ý và thay đổi đề tài chứ không phải tập trung bình phẩm trắng trợn. Đây là điều mà xưa nay nhiều người không biết.
Khác với suy nghĩ của nhiều người cho rằng những dư luận viên này là dân thường, nghiên cứu phát hiện tất cả họ đều là nhân viên làm việc cho nhà nước, như các cơ quan thế vụ, tài nguyên, tòa án… Theo nghiên cứu, không phát hiện ra chứng cứ những nhân viên này đăng bài nhận tiền, có thể công việc đăng bài viết nằm trong quy định nhiệm vụ công việc của họ.
Khoảng một nửa số dư luận viên chuyên đăng bài trên trang tin điện tử nhà nước, còn lại được đăng vào các trang mạng xã hội.
Tạo giả đề tài phân tán chú ý của dư luận
Bloomberg đưa tin, nghiên cứu dựa vào tài liệu năm 2013 và 2014 của Văn phòng Truyền thông mạng quận Chương Cống thành phố Cán Châu tỉnh Giang Tây bị rò rỉ. Những tập tin rò rỉ này bao gồm nhiều định dạng email và văn bản. Đội ngũ lập trình hack các file này và cho phân tích.
Trong số 2.314 email họ thu thập được có hơn một nửa có bài viết của dư luận viên với tổng số 43.797 bài. Nghiên cứu đã đối chiếu email và danh tính người viết trên phương tiện truyền thông xã hội để xác định dư luận viên, đã phát hiện danh tính nhiều người cùng thông tin liên hệ và cả hình ảnh cá nhân, nhưng nghiên cứu không cho công khai thông tin này.
Thông thường, sau khi có những vấn đề bất lợi cho chính quyền gây khuấy động dư luận xã hội hoặc sau những hoạt động biểu tình kháng nghị, những dư luận viên nhanh chóng hành động bằng cách tạo ra những đề tài “thú vị nhưng không liên quan” để khuấy động phong trào nhằm phân tán chú ý.
Ví dụ, người nghiên cứu phát hiện vào tháng 7/2013 sau khi xảy ra bạo loạn ở Tân Cương thì trên mạng xuất hiện 1100 bài viết ca ngợi kinh tế địa phương phát triển cùng con đường Trung Quốc mộng.
Lo lắng chủ yếu của của chính quyền Trung Quốc
Theo thông tin của Bloomberg, nghiên cứu đã thông qua những tài liệu rò rỉ này để xây dựng kho dữ liệu và phân tích, từ đó tìm ra những bài viết của dư luận viên thuộc những khu vực khác ở Trung Quốc.
Nghiên cứu đã tổng kết một số quy tắc hoạt động của dư luận viên như sau: thứ nhất, không cần cuốn vào những đề tài gây nhiều tranh luận; thứ hai, qua việc chuyển hướng chú ý dư luận để hạn chế những bình phẩm liên quan đến hoạt động kháng nghị; thứ ba, tạo ra tiếng nói khác biệt ở mức độ nào đó để chính quyền tìm hiểu ý nguyện của người dân đối với lãnh đạo địa phương.
Theo nghiên cứu, chính quyền Trung Quốc hiện nay ý thức rõ mối đe dọa nguy hiểm của họ không phải từ thế lực quân sự nước ngoài mà từ chính người dân trong nước
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: