Thu tiền người ngay bù cho kẻ cắp
(LĐ) - Số 151 Đào Tuấn
Bí thư Thành ủy TPHCM hôm qua khiến người dân ngậm ngùi khi nhắc tới câu chuyện “Làm ra 1 triệu mét khối nước, thất thoát 300.000m3”.
“Thu tiền của người nghiêm túc bù cho kẻ ăn cắp” và dùng tiền túi cá nhân để “trả cho những yếu kém trong quản lý”.
Nước, cứ làm ra 1 triệu mét khối thì thất thoát 300.000m3.
Điện, cứ 100 số thì thất thoát 8-9 số.
“Mất cắp” rất lớn, tỉ lệ thuận với những yếu kém trong quản lý. Nhưng lớn hơn cả chuyện mất cắp là những bất hợp lý, bất công mà người dân đang phải gánh chịu.
Những thất thoát này thì trách nhiệm thuộc về ai? - TS Vũ Đình Ánh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả Bộ Tài chính - năm 2008 đã nêu ra câu hỏi này.
Và ông cho rằng từ trước đến nay, điện, nước của Việt Nam thất thoát rất lớn. Ngành nước cung cấp nước thì phải chịu trách nhiệm về việc thất thoát đó, nhưng lại cộng vào giá thành, đánh vào những người tiêu dùng nghiêm túc, không ăn cắp. “Không lẽ, hai ngành này lại thực hiện theo nguyên tắc “thu tiền của người nghiêm túc bù cho kẻ ăn cắp”.
Với tỉ lệ thất thoát điện 8,6% thì chỉ trong 1 năm, chẳng hạn 2014, EVN đã để thất thoát tới 16,54 tỉ kWh. Và nếu tỉ lệ này là 0, thậm chí tiền điện còn có thể hạ chứ không phải là tăng 7,5% khiến dân chúng “toát mồ hôi hột” như thực tế đang diễn ra.
Nếu nói tới bất công, vô lý, phải kể luôn cả câu chuyện Dung Quất vào đây.
Sau những tiếng kêu la thảm thiết trước nguy cơ đóng cửa, một báo cáo mới tinh của Dung Quất tiết lộ số lãi “khủng” chỉ là nhờ các ưu đãi thuế mà ngày 25.11.2009 Chính phủ đã cho phép họ được giữ lại mức thuế nhập khẩu 7% với xăng dầu, 5% với LPG và 3% với các sản phẩm hóa dầu khác. Và nếu không được ưu đãi, số lỗ của nhà máy này từ năm 2010-2014 đã lên đến 27.600 tỉ đồng.
Thế là việc múc dầu từ biển về lọc rồi đem bán cũng lỗ, cũng xin ưu đãi thuế. Và chao ôi, không biết có bao nhiêu phần trăm trong mỗi lít xăng đang tăng giá hằng ngày kia, không biết có bao nhiêu đồng trong số thuế phải nộp, người dân đang phải trả tiền để bù lỗ cho những yếu kém trong quản lý và kinh doanh của một ngành cũng độc quyền như điện, như nước.
Hôm qua, Bí thư Thành ủy TPHCM đã nói tới nỗi xót xa “Sau 40 năm đất nước thống nhất mà chưa lo được nước sạch cho dân”.
Cảm ơn bí thư đã lo lắng, đã thông cảm cho sự thiếu thốn của người dân chắc không phải chỉ ở thành phố mang tên Bác.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Bí thư Thành ủy TPHCM hôm qua khiến người dân ngậm ngùi khi nhắc tới câu chuyện “Làm ra 1 triệu mét khối nước, thất thoát 300.000m3”.
“Thu tiền của người nghiêm túc bù cho kẻ ăn cắp” và dùng tiền túi cá nhân để “trả cho những yếu kém trong quản lý”.
Nước, cứ làm ra 1 triệu mét khối thì thất thoát 300.000m3.
Điện, cứ 100 số thì thất thoát 8-9 số.
“Mất cắp” rất lớn, tỉ lệ thuận với những yếu kém trong quản lý. Nhưng lớn hơn cả chuyện mất cắp là những bất hợp lý, bất công mà người dân đang phải gánh chịu.
Những thất thoát này thì trách nhiệm thuộc về ai? - TS Vũ Đình Ánh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả Bộ Tài chính - năm 2008 đã nêu ra câu hỏi này.
Và ông cho rằng từ trước đến nay, điện, nước của Việt Nam thất thoát rất lớn. Ngành nước cung cấp nước thì phải chịu trách nhiệm về việc thất thoát đó, nhưng lại cộng vào giá thành, đánh vào những người tiêu dùng nghiêm túc, không ăn cắp. “Không lẽ, hai ngành này lại thực hiện theo nguyên tắc “thu tiền của người nghiêm túc bù cho kẻ ăn cắp”.
Với tỉ lệ thất thoát điện 8,6% thì chỉ trong 1 năm, chẳng hạn 2014, EVN đã để thất thoát tới 16,54 tỉ kWh. Và nếu tỉ lệ này là 0, thậm chí tiền điện còn có thể hạ chứ không phải là tăng 7,5% khiến dân chúng “toát mồ hôi hột” như thực tế đang diễn ra.
Nếu nói tới bất công, vô lý, phải kể luôn cả câu chuyện Dung Quất vào đây.
Sau những tiếng kêu la thảm thiết trước nguy cơ đóng cửa, một báo cáo mới tinh của Dung Quất tiết lộ số lãi “khủng” chỉ là nhờ các ưu đãi thuế mà ngày 25.11.2009 Chính phủ đã cho phép họ được giữ lại mức thuế nhập khẩu 7% với xăng dầu, 5% với LPG và 3% với các sản phẩm hóa dầu khác. Và nếu không được ưu đãi, số lỗ của nhà máy này từ năm 2010-2014 đã lên đến 27.600 tỉ đồng.
Thế là việc múc dầu từ biển về lọc rồi đem bán cũng lỗ, cũng xin ưu đãi thuế. Và chao ôi, không biết có bao nhiêu phần trăm trong mỗi lít xăng đang tăng giá hằng ngày kia, không biết có bao nhiêu đồng trong số thuế phải nộp, người dân đang phải trả tiền để bù lỗ cho những yếu kém trong quản lý và kinh doanh của một ngành cũng độc quyền như điện, như nước.
Hôm qua, Bí thư Thành ủy TPHCM đã nói tới nỗi xót xa “Sau 40 năm đất nước thống nhất mà chưa lo được nước sạch cho dân”.
Cảm ơn bí thư đã lo lắng, đã thông cảm cho sự thiếu thốn của người dân chắc không phải chỉ ở thành phố mang tên Bác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét