Học giả Mỹ cho rằng các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép ở Biển Đông "không thể vận hành dài hạn trong chiến tranh và không tạo thành nguy cơ đối với Washington".
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho hay, truyền thông Mỹ gần đây cáo buộc hành vi xây đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông "là mối đe dọa an ninh khu vực".
Thậm chí, Lầu Năm Góc tuyên bố động thái của Trung Quốc đã tạo thành sự uy hiếp đối với hoạt động của Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái BÌnh Dương.
Trang Defense News của Mỹ hôm 28/6 cho hay, trên thực tế nhiều chuyên gia người Mỹ cũng không đồng tình với quan điểm trên.
Các học giả cho rằng Mỹ "quá lo ngại" về mối đe dọa quân sự mà Trung Quốc có thể gây ra ở các đảo đá bị Bắc Kinh chiếm cứ trái phép.
Hoàn Cầu dẫn lời chuyên gia quốc phòng Ian Easton thuộc Sở nghiên cứu Kế hoạch 2049 (Mỹ) cho biết: "Quân đội Trung Quốc xem việc quân sự hóa các trên các đảo đá nhân tạo là hành động xây dựng 'biên giới phòng thủ với bên ngoài'.
"Nếu xảy ra khủng hoảng ở Biển Đông, Washington rất có khả năng bố trí 2 nhóm tàu sân bay tới Philippines với mục đích tăng cường 'thế trận' phòng thủ ở khu vực này.
Kể từ sự kiện 11/9, Mỹ luôn duy trì ít nhất 1 nhóm tàu sân bay tại Vinh Ả Rập hoặc Ấn Độ Dương. Khi châu Á-Thái Bình Dương phát sinh các vấn đề, tàu Mỹ buộc phải đi qua Biển Đông mới tới được vùng xung đột." - Easton nhận xét.
Chuyên gia quốc phòng ĐH Chiến tranh Hải quân Mỹ (U.S. Naval War College) Andrew Erickson nhận định: "Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Động thái này là một phần của chiến lược 'chống xâm nhập-cách ly khu vực' của Bắc Kinh tại vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp."
Theo ông Erickson, Bắc Kinh có thể sẽ nâng độ dài đường băng mà họ xây phi pháp trên Đá Chữ Thập của Việt Nam từ 1300m lên 3110m nhằm phục vụ máy bay chiến đâu J-11.
"Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi (thuộc chủ quyền của Việt Nam-PV) trong tương lai đều có thể bị Trung Quốc biến thành căn cứ máy bay.
Với các cơ sở hạ tầng như sân bay, tháp kiểm soát hay radar... Đá Chữ Thập có lẽ sẽ đóng vai trò như 1 trung tâm." - học giả Erickson vạch trần mưu đồ của Trung Quốc.
"Đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc chẳng uy hiếp gì được Mỹ"
Học giả Easton cũng cho rằng, thông qua các đảo nhân tạo quy mô lớn, Trung Quốc sẽ thiết lập nên mạng lưới tình báo nguy hiểm và đáng lo ngại.
Các cơ sở hạ tầng cũng cho phép máy bay trên tiền đồn trái phép của Trung Quốc tiến hành tấn công, hoặc tiếp tế cho tàu ngầm.
Tuy nhiên, cả Easton và Erickson nhất trí rằng, các đảo nhân tạo trái phép của Bắc Kinh "không thể vận hành dài hạn nếu Trung Quốc xảy ra chiến tranh với Mỹ".
Theo 2 ông, nếu Trung Quốc "dám" có động thái tăng cường quân sự hóa cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo, thì các tiền đồn này sẽ ngay lập tức trở thành mục tiêu tấn công của quân đội Mỹ.
"Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại, song thực chất Bắc Kinh hoàn toàn không đủ khả năng để thay thế Mỹ hoặc 'đuổi' Mỹ ra khỏi châu Á-Thái Bình Dương.
Vì vậy, ý định quân sự hóa các đảo nhân tạo trái phép chỉ là vô nghĩa và chẳng thể thay đổi được cục diện chiến lược là Trung Quốc vẫn bị cộng đồng quốc tế phản đối, cô lập bởi những hành vi ngang ngược, phi pháp của họ."
Chính Thời báo Hoàn Cầu phải thừa nhận, Trung Quốc không cho rằng sức mạnh quân sự của Mỹ đang đi xuống để Bắc Kinh có thể dễ dàng "vuốt râu hùm".
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) cho hay, truyền thông Mỹ gần đây cáo buộc hành vi xây đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông "là mối đe dọa an ninh khu vực".
Thậm chí, Lầu Năm Góc tuyên bố động thái của Trung Quốc đã tạo thành sự uy hiếp đối với hoạt động của Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái BÌnh Dương.
Trang Defense News của Mỹ hôm 28/6 cho hay, trên thực tế nhiều chuyên gia người Mỹ cũng không đồng tình với quan điểm trên.
Các học giả cho rằng Mỹ "quá lo ngại" về mối đe dọa quân sự mà Trung Quốc có thể gây ra ở các đảo đá bị Bắc Kinh chiếm cứ trái phép.
Hoàn Cầu dẫn lời chuyên gia quốc phòng Ian Easton thuộc Sở nghiên cứu Kế hoạch 2049 (Mỹ) cho biết: "Quân đội Trung Quốc xem việc quân sự hóa các trên các đảo đá nhân tạo là hành động xây dựng 'biên giới phòng thủ với bên ngoài'.
"Nếu xảy ra khủng hoảng ở Biển Đông, Washington rất có khả năng bố trí 2 nhóm tàu sân bay tới Philippines với mục đích tăng cường 'thế trận' phòng thủ ở khu vực này.
Kể từ sự kiện 11/9, Mỹ luôn duy trì ít nhất 1 nhóm tàu sân bay tại Vinh Ả Rập hoặc Ấn Độ Dương. Khi châu Á-Thái Bình Dương phát sinh các vấn đề, tàu Mỹ buộc phải đi qua Biển Đông mới tới được vùng xung đột." - Easton nhận xét.
Chuyên gia quốc phòng ĐH Chiến tranh Hải quân Mỹ (U.S. Naval War College) Andrew Erickson nhận định: "Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Động thái này là một phần của chiến lược 'chống xâm nhập-cách ly khu vực' của Bắc Kinh tại vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp."
Theo ông Erickson, Bắc Kinh có thể sẽ nâng độ dài đường băng mà họ xây phi pháp trên Đá Chữ Thập của Việt Nam từ 1300m lên 3110m nhằm phục vụ máy bay chiến đâu J-11.
"Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi (thuộc chủ quyền của Việt Nam-PV) trong tương lai đều có thể bị Trung Quốc biến thành căn cứ máy bay.
Với các cơ sở hạ tầng như sân bay, tháp kiểm soát hay radar... Đá Chữ Thập có lẽ sẽ đóng vai trò như 1 trung tâm." - học giả Erickson vạch trần mưu đồ của Trung Quốc.
"Đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc chẳng uy hiếp gì được Mỹ"
Học giả Easton cũng cho rằng, thông qua các đảo nhân tạo quy mô lớn, Trung Quốc sẽ thiết lập nên mạng lưới tình báo nguy hiểm và đáng lo ngại.
Các cơ sở hạ tầng cũng cho phép máy bay trên tiền đồn trái phép của Trung Quốc tiến hành tấn công, hoặc tiếp tế cho tàu ngầm.
Tuy nhiên, cả Easton và Erickson nhất trí rằng, các đảo nhân tạo trái phép của Bắc Kinh "không thể vận hành dài hạn nếu Trung Quốc xảy ra chiến tranh với Mỹ".
Theo 2 ông, nếu Trung Quốc "dám" có động thái tăng cường quân sự hóa cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo, thì các tiền đồn này sẽ ngay lập tức trở thành mục tiêu tấn công của quân đội Mỹ.
"Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại, song thực chất Bắc Kinh hoàn toàn không đủ khả năng để thay thế Mỹ hoặc 'đuổi' Mỹ ra khỏi châu Á-Thái Bình Dương.
Vì vậy, ý định quân sự hóa các đảo nhân tạo trái phép chỉ là vô nghĩa và chẳng thể thay đổi được cục diện chiến lược là Trung Quốc vẫn bị cộng đồng quốc tế phản đối, cô lập bởi những hành vi ngang ngược, phi pháp của họ."
Chính Thời báo Hoàn Cầu phải thừa nhận, Trung Quốc không cho rằng sức mạnh quân sự của Mỹ đang đi xuống để Bắc Kinh có thể dễ dàng "vuốt râu hùm".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét