Truyện ngắn HG
Đây là chỗ con
Da đá suýt nữa làm tôi ngã lăn xuống vực. Hôm ấy trời mưa, trơn đến nỗi ngựa
cũng có thể ngã, không đi được. Đường qua đèo vẫn là đường đất, chưa như bây
giờ, tráng nhựa có tên là đường quốc lộ, có số có má hẳn hoi. Nó mới chỉ là
đường lâm nghiệp, xe “Bò ma” cày nát từng quãng dài. Trên lưng chừng đèo có chỗ
bùn thụt sâu tới gối. Sơ sểnh cả người lẫn ngựa vút một cái mất tăm. Có thế giới bên kia hay không thì không ai
dám chắc, nhưng méo mó biến dạng thân xác dưới đáy vực không cần hình dung,
cũng thấy rợn người.
Ngựa lại là con bất kham, mệnh thủy khắc kị với mình. Tôi biết mà vẫn mua. Không phải vì ham rẻ, mà vì nể cụ Khuyên, người mới mất cách đây đúng một trăm ngày. Nhà làm lễ cúng bái linh đình nhờ con cái khá cả. Lão Chu trưởng nam của cụ tha thiết mời, tôi không thể không đi. Lượt buổi sáng trời chưa đến nỗi nóng như bây giờ. Rượu chưa uống, đầu óc còn tỉnh táo. Nắng le lói phía bên kia đèo. Người vắng gần như không gặp ai. Xe vượt qua đèo, gió thổi, mây bay..
Ngựa lại là con bất kham, mệnh thủy khắc kị với mình. Tôi biết mà vẫn mua. Không phải vì ham rẻ, mà vì nể cụ Khuyên, người mới mất cách đây đúng một trăm ngày. Nhà làm lễ cúng bái linh đình nhờ con cái khá cả. Lão Chu trưởng nam của cụ tha thiết mời, tôi không thể không đi. Lượt buổi sáng trời chưa đến nỗi nóng như bây giờ. Rượu chưa uống, đầu óc còn tỉnh táo. Nắng le lói phía bên kia đèo. Người vắng gần như không gặp ai. Xe vượt qua đèo, gió thổi, mây bay..
Nói chung là
không có gì đáng nói.
Nhưng lượt về, như thể ma làm, tôi bị lạc mấy bận. Cái giống rượu vào hay nghĩ linh tinh, thích chỗ này chỗ khác mà lúc tỉnh táo chả bao giờ làm như vậy. Cũng chả nhớ hết mình đi tới những đâu.
Nhưng lượt về, như thể ma làm, tôi bị lạc mấy bận. Cái giống rượu vào hay nghĩ linh tinh, thích chỗ này chỗ khác mà lúc tỉnh táo chả bao giờ làm như vậy. Cũng chả nhớ hết mình đi tới những đâu.
Hình như có vào
chỗ mụ Dương lùn, thằng Mai ếch và một vài chỗ nữa. Ào ào chuyện, chả nhớ là
những chuyện gì.
Mãi xâm xẩm tối
mới sực nhớ ra là cần về nhà thì gặp ngay một chuyện. Một chuyện chả ra làm
sao. Tỉnh lại ngày hôm sau xấu hổ thêm mấy ngày.Gọi điện đi mấy chỗ ấy xem có
sơ xuất, có điều gì không phải?
Các nơi bảo rằng
không, chả có gì. Nhưng có khi chỉ một mình mình biết. Đánh dấu vôi vào góc
tường, thề không bao giờ lặp lại. Rượu là thứ nước lỏng quỷ sứ hay dùng nó để
làm hư hỏng con người. Nhất là rượu nhà đám, phải dùng hơi bị nhiều, làm sao mà
kén chọn rượu tốt cho kỹ được?
Đường lên đỉnh
đèo êm ru, không ổ voi ổ gà. Chả hiểu tại sao mình chạy như theo bản năng chứ
không do phản xạ từ quan sát, cứ thấy nó ngờ ngợ như thể chưa qua đây bao giờ?
Chợt sát mép vực kè bê tông hiện ra bóng người. Hình như đó là bóng ma chứ
không phải người?
Người, ai lại đứng chênh vênh như thế?
Chỉ cần nửa bước
chân là nguy tới tính mạng, đâu phải chuyện chơi? Một cái giật mình do quả rụng
hay cành cây khô sự ấy xảy ra không khó. Nhưng đúng là người thật. Ma nếu có
vào giờ này hẳn mặc đồ trắng chứ không áo đỏ, quần bò xanh như thế kia. Tóc của
ma nữ thường rất dài, buông xòa che mặt chứ không cát tém gọn ghẽ thế kia. Mình
đã định không ngó, vụt qua. Chả hiểu thế nào lại dừng lại khi “con ma” đó quay
ngoắt lại, giơ tay ngăn xe chạy. Vẫn có thể né tránh để không xảy ra tai nạn,
không biết làm sao lại dừng lại. Hình như có điểm tối, khoảng rỗng trong ý thức con người và mình đã gặp phải
điểm ấy vào lúc nhá nhem của một ngày. Thời khắc con người mệt mỏi sau một ngày
nóng nực, trí óc không còn được tỉnh thức, bình thường.
*
Người ta thường
nhớ rất lâu những điều không may mắn xảy ra trong cuộc đời. Tôi cũng vậy. Mỗi
lần qua đây nếu không có việc gì vội, tôi đều dừng lại mươi mười lăm phút. Vừa
để nghỉ chân trên đỉnh đèo, hóng gió và cho máy xe nguội trở lại sau cả mấy cây
số vượt đèo.
Đây cũng là chỗ
gianh giới hai xã, Trung Chính và Vân Sơn của một tỉnh miền Tây, cực bắc.
Thời giao thông
chưa phát triển như bây giờ chỗ này heo hút, có nhiều câu chuyện hư hư thực lưu
truyền trong dân gian.
Ai qua đây cũng
cảm thấy rờn rợn bởi những câu chuyện chả có gì làm bằng chứng cả. Người ta kể
rằng thủa xưa thật là xưa ..đã từng có kiệu rước của hai người công chúa, con
gái vua Hùng vượt đèo qua lối này. Một trong hai người sơ ý, đánh rơi chiếc trâm
cài tóc xuống vực. Từ sau đấy, có một loài hoa rất lạ, trắng bong nhụy lấp lánh
ánh vàng thường nở vào mùa thu giống
hình chiếc trâm, hao hao hình bông hoa huệ. Mỗi khi hoa nở, một mùi hương thơm
dìu dịu, ngan ngát từ dưới lòng khe bay lên.
Ai may mắn được
thưởng thức mùi hương này, phận duyên rất tốt, dễ lấy được vợ, được chồng mà lại
toàn người giỏi, người hay. Vợ chồng đã lấy nhau rồi thì ăn đời ở kiếp, sống
đến khi đầu bạc răng long, không gì có thể chia lìa.
Người có bệnh
hiểm qua đây, chỉ dừng lại nửa ngày dưới gốc sung cổ thụ, hít thở hương hoa, về
tự nhiên lành bệnh..
Năm tôi về đây
rồi, thỉnh thoảng vẫn được nghe người già bên Trung Chính kể lại như thế. Có
nhiều người từ rất xa còn cất công lên tận đây, bất chấp đèo cao suối sâu, núi
rừng hiểm trở mong đến được chốn này, cầu duyên may.
Người ta còn nói
thêm rằng sau khi vãn cảnh non nước hữu tình, hai nàng công chúa mới xuôi theo
dòng sông Gâm để hồi cung.
Đâu đến đoạn
phía trên thành phố Tuyên Hàm bây giờ
hai người mới hóa. Dấu tích còn ghi trong sử sách. Đền Thượng, đền Hạ hai bờ tả,
hữu sông Li Lô bây giờ là bằng chứng
còn lưu lại..
Loài hoa ấy mãi
sau này khi quân Cờ Đen mở đường lấp
khe, đánh nhau với quân Pháp mới không còn.
Người ta bảo năm
ấy xác giặc chất nghẽn đỉnh đèo, máu
chảy tràn cả lòng khe, nó làm loài hoa quý tàn lụi dần, rồi mất hẳn đi kể từ
đấy.
Cũng có người
nói là do mưa lớn, đất đá sạt lở những năm sau này đã vùi lấp mất, hoa lạ mới
không còn đến ngày nay.
Ngay cả những vị
cao niên kể cũng mỗi người một phách,
chả biết đâu mà lần.
Huyền thoại, vốn là chỗ chị em gần với các điển
tích, với lịch sử của nhiều vùng. Dân
tộc tôi là dân tộc mộc mạc, duy tình
rất hay điểm xuyến vào lịch sử của đất nước mình những câu chuyện cảm động lòng
người như vậy.
Chuyện hay thì
như vậy, chuyện không hay cũng không thiếu.
**
Đối với tôi cô
gái đứng trước mặt mình lúc đó không phải “con ma tình yêu”. Có khác giới chăng
nữa cũng chỉ là “con ma nữ”, đơn giản thế thôi. Từ lâu cái tình cảm thiêng
liêng giữa hai phía người trong tôi
vì vài nguyên nhân đã không tồn tại.
Một là đầu óc
đang trống rỗng, quay đảo vì thứ rượu rất khả nghi của nhà đám, một do sự mỏi
mệt cuối ngày. Ngày mà cái nóng khốc liệt khiến người ta kiệt sức. Thú thực tôi
chả có cảm xúc gì khi “ma nữ” chặn xe tôi lại. Tôi hỏi cộc lộc:
- Cô muốn gì ở
tôi?
Ánh mắt cô nàng man man, tôi chưa gặp ánh mắt nào như thế, có cảm giác gờn gợn khi cô ta bảo:
- Muốn nhiều thứ lắm, nhưng trước tiên muốn nhờ anh đi một đoạn đường? – Miệng nói tay cô chỉ ngược về phía tôi vừa đi qua.
- Tôi không có điên, đường ấy tôi vừa đi qua, không thể quay lại.
- Nhưng mà em điên, anh có tin không? Cứ chạy cho em đi hết bao nhiêu em sẽ trả, em có tiền mà.. _ Cô rút trong túi ra một nắm tiền, toàn tiền lẻ loại một hai ngàn.
Tôi lắc đầu, không phải chê số tiền xấu của cô. Tôi từ chối vì mình không chạy xe ôm. Bây giờ tôi cần về nhà và không thể chạy ngược phía con đường vừa đi qua.
Bỗng nhiên cô ta ngồi thụp xuống ôm mặt khóc hu hu. Tôi bất ngờ tình huống này. Không lẽ chỉ vì sự từ chối của mình đã làm cô ta đau khổ? Linh tính báo cho tôi có điều gì đó không ổn trong trường hợp này.
Tôi lưỡng lự, định nổ máy xe đi. Tôi nghĩ mình chẳng có trách nhiệm gì trong trường hợp này. Bất chợt cô ta lại đứng vụt dậy. Trong ánh sáng chập choạng của hoàng hôn một ngày vừa tắt, ánh mắt của cô gái có đốm lửa rất lạ, man man, bối rối,hoảng sợ khiến tooimaats tự chủ. Cô ta rút sau lưng ra con dao nhọn dắt sau lưng. Tôi nhìn kỹ, sao lại là con dao này? Con dao hồi tôi còn làm dở đội trồng rừng vẫn mang theo để phòng thân hay làm các việc cần đến nó. Con dao sau đấy tôi đã tặng lại cho ông Thiện lùn, một ông làm bưu tá hay đến đưa thư cho đội của tôi. Một người có duyên phận không may, lấy đến ba đời vợ mà không ở được với bà nào, vì không có được đứa con. Sao cô gái này lại có nó? Tôi vội bảo cô đưa tôi con dao, cô dứt khoát không đưa. “Không, nếu anh không giúp một là em sẽ dùng con dao này..Hai là sẽ nhảy xuống vực”; “Nếu ban nãy anh không xuất hiện, chắc em đã bay xuống dưới kia rồi!” Cô chỉ tay xuống vực sâu. Tôi tỉnh hẳn rượu. Là chuyện nghiệm trọng rồi, không phải chuyện vớ vẩn tôi có thể bỏ bỏ qua. Bảo là thương người, lo sợ cho cô ấy hay sợ liên lụy tôi không rõ. Nhưng có lẽ là cả hai. Sáng ngày mai, ngày kia, hay ngày nào đó chắc chắn người ta sẽ tìm thấy xác của cô dưới khe vực kia..Và cũng chắc chắn sự có mặt của tôi ở đây vào lúc này không thể vô can. Bằng cách nào đó với khoa học hình sự thời bây giờ tôi không thể nói là mình không biết. Tôi đã để lại nhiều dấu vết của tôi ở đây, vào lúc này, không thể từ chối không phải của mình.
Ánh mắt cô nàng man man, tôi chưa gặp ánh mắt nào như thế, có cảm giác gờn gợn khi cô ta bảo:
- Muốn nhiều thứ lắm, nhưng trước tiên muốn nhờ anh đi một đoạn đường? – Miệng nói tay cô chỉ ngược về phía tôi vừa đi qua.
- Tôi không có điên, đường ấy tôi vừa đi qua, không thể quay lại.
- Nhưng mà em điên, anh có tin không? Cứ chạy cho em đi hết bao nhiêu em sẽ trả, em có tiền mà.. _ Cô rút trong túi ra một nắm tiền, toàn tiền lẻ loại một hai ngàn.
Tôi lắc đầu, không phải chê số tiền xấu của cô. Tôi từ chối vì mình không chạy xe ôm. Bây giờ tôi cần về nhà và không thể chạy ngược phía con đường vừa đi qua.
Bỗng nhiên cô ta ngồi thụp xuống ôm mặt khóc hu hu. Tôi bất ngờ tình huống này. Không lẽ chỉ vì sự từ chối của mình đã làm cô ta đau khổ? Linh tính báo cho tôi có điều gì đó không ổn trong trường hợp này.
Tôi lưỡng lự, định nổ máy xe đi. Tôi nghĩ mình chẳng có trách nhiệm gì trong trường hợp này. Bất chợt cô ta lại đứng vụt dậy. Trong ánh sáng chập choạng của hoàng hôn một ngày vừa tắt, ánh mắt của cô gái có đốm lửa rất lạ, man man, bối rối,hoảng sợ khiến tooimaats tự chủ. Cô ta rút sau lưng ra con dao nhọn dắt sau lưng. Tôi nhìn kỹ, sao lại là con dao này? Con dao hồi tôi còn làm dở đội trồng rừng vẫn mang theo để phòng thân hay làm các việc cần đến nó. Con dao sau đấy tôi đã tặng lại cho ông Thiện lùn, một ông làm bưu tá hay đến đưa thư cho đội của tôi. Một người có duyên phận không may, lấy đến ba đời vợ mà không ở được với bà nào, vì không có được đứa con. Sao cô gái này lại có nó? Tôi vội bảo cô đưa tôi con dao, cô dứt khoát không đưa. “Không, nếu anh không giúp một là em sẽ dùng con dao này..Hai là sẽ nhảy xuống vực”; “Nếu ban nãy anh không xuất hiện, chắc em đã bay xuống dưới kia rồi!” Cô chỉ tay xuống vực sâu. Tôi tỉnh hẳn rượu. Là chuyện nghiệm trọng rồi, không phải chuyện vớ vẩn tôi có thể bỏ bỏ qua. Bảo là thương người, lo sợ cho cô ấy hay sợ liên lụy tôi không rõ. Nhưng có lẽ là cả hai. Sáng ngày mai, ngày kia, hay ngày nào đó chắc chắn người ta sẽ tìm thấy xác của cô dưới khe vực kia..Và cũng chắc chắn sự có mặt của tôi ở đây vào lúc này không thể vô can. Bằng cách nào đó với khoa học hình sự thời bây giờ tôi không thể nói là mình không biết. Tôi đã để lại nhiều dấu vết của tôi ở đây, vào lúc này, không thể từ chối không phải của mình.
Tôi phải chọn
cách nào đó trong hoàn cảnh này? Và hơn nữa, cứu một mạng người dù trong trường
hợp nào cũng là việc nên làm. “Cứu một mạng người hơn xây mười tòa bảo tháp”
Đức Phật chả dạy thế là gì?
Tôi đồng ý với điều kiện cô buông xuống và đưa tôi con dao. Cô gái ngoan ngoãn làm theo. Cô đứng sát lại khiến tôi không chịu được mùi gì đó nồng nặc từ phía người cô. Đàn bà con gái lâu ngày không tắm thì mùi vị thật kinh khủng, tôi đoán như vậy. Quả nhiên không sai..
Cô đã bỏ nhà đi lang thang hàng tháng trời trên đường từ đây về thành phố mặc dù không phải cô là gái bán hoa, hay bán thứ gì đó từ vốn tự có của mình. Chuyện của cô khiến tôi buồn rời rã chân tay khi nghe cô kể sau lúc cô chỉ tôi một lối nhỏ phía cây sung cổ thụ. Cô bảo cần tâm sự với tôi một tí, giọng người Thanh Y nói tiếng Kinh chưa chuẩn. Tôi bảo không cần thiết phải như vậy. Tôi cần xem lại con dao.
Đúng là nó rồi. Con dao của tôi vẫn thường dùng ngày trước để xấn măng ngọt, cắt dây rừng và một số việc chả thể nào nhớ hết được. Trên cái cán làm bằng sừng trâu đen còn khắc tên tôi. Cái tên có lẽ chỉ mình tôi đọc được vì viết bằng tiếng Nga sai văn phạm. Tôi làm như thế để đánh dấu riêng. Không ngờ sau bao nhiêu năm tôi lại dùng đến nó. Ngay tại nơi đỉnh đèo có câu chuyện huyền thoại của các con gái vua Hùng. Giữa lịch sử và hiện tại có thể trong trường hợp này chả có mối liên hệ nào. Cũng có thể là có, biết đâu được? Cả cô và tôi đều là hậu sinh của Đức vua Hùng, điều ấy vừa chính xác vừa mơ hồ, thật không dễ nói nó cụ thể cho được.
Thì ra, chuyện chẳng có gì phức cả. Đơn giản lắm. Cô kể: “ Cũng chính chỗ này ( Cô chọn một nơi thật ý nghĩa để kết liễu đời mình ) cô đã gặp ông Thiện lùn. “ Nếu không gặp ông ấy, chắc em đã về với vua Bàn vương rồi”. Cô đã sống ở chỗ ông Thiện bến Tram gần một năm nay.
Tôi đồng ý với điều kiện cô buông xuống và đưa tôi con dao. Cô gái ngoan ngoãn làm theo. Cô đứng sát lại khiến tôi không chịu được mùi gì đó nồng nặc từ phía người cô. Đàn bà con gái lâu ngày không tắm thì mùi vị thật kinh khủng, tôi đoán như vậy. Quả nhiên không sai..
Cô đã bỏ nhà đi lang thang hàng tháng trời trên đường từ đây về thành phố mặc dù không phải cô là gái bán hoa, hay bán thứ gì đó từ vốn tự có của mình. Chuyện của cô khiến tôi buồn rời rã chân tay khi nghe cô kể sau lúc cô chỉ tôi một lối nhỏ phía cây sung cổ thụ. Cô bảo cần tâm sự với tôi một tí, giọng người Thanh Y nói tiếng Kinh chưa chuẩn. Tôi bảo không cần thiết phải như vậy. Tôi cần xem lại con dao.
Đúng là nó rồi. Con dao của tôi vẫn thường dùng ngày trước để xấn măng ngọt, cắt dây rừng và một số việc chả thể nào nhớ hết được. Trên cái cán làm bằng sừng trâu đen còn khắc tên tôi. Cái tên có lẽ chỉ mình tôi đọc được vì viết bằng tiếng Nga sai văn phạm. Tôi làm như thế để đánh dấu riêng. Không ngờ sau bao nhiêu năm tôi lại dùng đến nó. Ngay tại nơi đỉnh đèo có câu chuyện huyền thoại của các con gái vua Hùng. Giữa lịch sử và hiện tại có thể trong trường hợp này chả có mối liên hệ nào. Cũng có thể là có, biết đâu được? Cả cô và tôi đều là hậu sinh của Đức vua Hùng, điều ấy vừa chính xác vừa mơ hồ, thật không dễ nói nó cụ thể cho được.
Thì ra, chuyện chẳng có gì phức cả. Đơn giản lắm. Cô kể: “ Cũng chính chỗ này ( Cô chọn một nơi thật ý nghĩa để kết liễu đời mình ) cô đã gặp ông Thiện lùn. “ Nếu không gặp ông ấy, chắc em đã về với vua Bàn vương rồi”. Cô đã sống ở chỗ ông Thiện bến Tram gần một năm nay.
Ngày ngày ông
cặm cụi đan các loại lồng gà, dọ tôm mang xuống chợ, hoặc đi bán dong vào các
làng. “Ông ấy chiều em lắm, mua cho em chả thiếu thứ gì. Ăn uống không
thiếu..Dưng mà có một thứ ông ấy không thể cho em được”, “Từ ngày em bị lừa bán
sang Tàu, trốn được về đây rồi, hư nết không sửa được nữa”; “Em thèm đàn ông
kinh khủng, không có không chịu được. Có lẽ bên ấy bọn khốn đã cho em ăn phải
thứ bả yêu nào đó mới sinh ra khổ thế
này.. Thế là em trốn ông ấy, em thỉnh thoảng bỏ nhà đi hoang. Đi chán rồi lại
về. Lần cuối cùng ông ấy bảo: Tai tiếng lắm, ở thì ở hẳn, đã đi thì đừng có
về..” Em không thể về nếu không có người đi cùng nói giúp cho vài câu.. Em đã định bay
đi luôn lúc ban nãy thì gặp anh..”
Tôi hiểu. Nhưng tôi giúp gì được cô? Mà không giúp thì chuyện gì xảy ra? Cô điên thật hay là điên giả vờ?
Có lẽ là cô điên thật, nhưng không phải là điên bình thường. Điên theo lối vô thức rồ rồ dại dại, gặp gì ăn nấy và không còn suy xét chắc không phải? Đây có lẽ là rồ tình, một căn bệnh tâm, sinh lý không ít người mắc phải?
Tôi biết mình phải làm gì?
Từ đây lên bến Tram cả đi cả về mất hơn một tiếng. Nhà ông Thiện lùn tôi không lạ, tôi đã đến đấy vài lần, không cần phải hỏi thăm. Dẫu trời có tối vẫn có thể đến đó được. xe của tôi đèn rất sáng, không sợ lạc đường.
Trong nhiều cái rắc rối, nên chọn cái ít rắc rối nhất, tôi quyết định như vậy. Tôi kiên nhẫn nghe hết câu chuyện của cô. Một cô gái vốn là người trong vùng, chỉ có điều là tôi chưa gặp bao giờ. Chuyện nghe dễ mềm lòng, dễ xúc động và tôi cũng không ngoại lệ.
Tôi hiểu. Nhưng tôi giúp gì được cô? Mà không giúp thì chuyện gì xảy ra? Cô điên thật hay là điên giả vờ?
Có lẽ là cô điên thật, nhưng không phải là điên bình thường. Điên theo lối vô thức rồ rồ dại dại, gặp gì ăn nấy và không còn suy xét chắc không phải? Đây có lẽ là rồ tình, một căn bệnh tâm, sinh lý không ít người mắc phải?
Tôi biết mình phải làm gì?
Từ đây lên bến Tram cả đi cả về mất hơn một tiếng. Nhà ông Thiện lùn tôi không lạ, tôi đã đến đấy vài lần, không cần phải hỏi thăm. Dẫu trời có tối vẫn có thể đến đó được. xe của tôi đèn rất sáng, không sợ lạc đường.
Trong nhiều cái rắc rối, nên chọn cái ít rắc rối nhất, tôi quyết định như vậy. Tôi kiên nhẫn nghe hết câu chuyện của cô. Một cô gái vốn là người trong vùng, chỉ có điều là tôi chưa gặp bao giờ. Chuyện nghe dễ mềm lòng, dễ xúc động và tôi cũng không ngoại lệ.
Thì cứ coi như
mình đang ở đám ma cụ Khuyên chưa về. Nhanh hay chậm một vài tiếng buổi tối này
cũng không sao. Có về cũng lăn ra ngủ chứ làm được gì?
Tôi quay xe. Cô gái điên ngồi phía sau. Cô ôm kiểu gì khiến tôi tưng tức khó thở. Tôi rất lo mình mất làm chủ tay lái và im, không ra lời.
Chúng tôi đã sang hẳn bên này đèo, qua một xóm cư dân đông đúc nhưng chỉ có lèo tèo một hai cái quán.
Tôi quay xe. Cô gái điên ngồi phía sau. Cô ôm kiểu gì khiến tôi tưng tức khó thở. Tôi rất lo mình mất làm chủ tay lái và im, không ra lời.
Chúng tôi đã sang hẳn bên này đèo, qua một xóm cư dân đông đúc nhưng chỉ có lèo tèo một hai cái quán.
Cô gái: “Họ, họ,
dừng lại”! Tôi điên tiết nghe thấy cô họ mình như họ trâu, lại bảo dừng lại để “đi
đái” đúng giữa nơi như thế này. Đèn điện nhà hai bên đường sáng như ban ngày. Đái với chẳng ỉa thế
nào chỗ này kia chứ?
Xe đỗ. Cô gái điên chạy vụt vào một cái quán ngay bên đường.
Xe đỗ. Cô gái điên chạy vụt vào một cái quán ngay bên đường.
Đây là một làng
xưa heo hút, nhưng bây giờ đường đổ bê tông đến tận các ngõ ngách. Trước cửa có
tấm biểm gỗ nhỏ chữ viết nghuệch ngoạc: “ Bán ăn sáng, mì tôm, trứng vịt lôn”.
( Chắc là trứng vịt lộn thiếu, hoặc mất dấu nặng ). Cô gái không vào hàng. Cô
theo lối nhỏ bên sừơn nhà người ta, sâu vào mãi bên trong. Có nhẽ cô ta làm việc ấy của cô thật.
Tôi đứng chờ bên
ngoài và thật không may, gặp người quen. Cái thằng bạn lâu không gặp bỗng xuất
hiện. Nhà nó ở sát kế bên cái quán này. Nó không ngờ gặp tôi ở chỗ này, hàm
răng cải mả của nó thật vô duyên:
- Đi tìm rau sạch hả ông tướng?
- Không. Chỉ tình cờ qua đây. Tao đi đám trăm ngày cụ Khuyên về..
Nó nhìn tôi nghi hoặc. Tên thằng này là Đô. Ngày còn đi rừng với nhau tôi vẫn gọi nó là Đô tùy, vì hình dáng rất giống phu khênh đòn đám ma của nó. Lưng hơi ngắn, ngực lúc nào cũng ưỡn về phía trước, nhưng nó hơi tự tin vào bản thân, dù chả biết tìn cái gì? Ở đâu?
- Mày biết mày vừa đi với một con rồ không? Tao không tin khi nhìn thấy mày với nó.
- Đừng nói xằng.. tao chỉ là vô tình. Thấy nó sắp nhảy xuống vực ở đèo Mã Quýnh không đành lòng quay đi.
- Tốt thôi, nhưng tao sợ người ta nhìn thấy thì không hay cho mày. Có bị tâm thần không đấy?
- Nửa tỷ người trên trái đất này bị tâm thần chứ đâu riêng ai? Nóng bức, thời cuộc các nơi, tâm thần hay bị điên có gì lạ? Ngay người bình thường cũng có mấy chục phần trăm tâm thần – Tôi bực nói với nó như vậy!
Nó quay đi, còn nói với theo: “ Thì tùy mày. Tao chỉ ngứa mép nói vậy thôi, đừng giận..”. Tôi giận nhau với nó để làm gì? Dù sao nó cũng vì bạn bè mà nói thực lòng, có phải ác ý với mình đâu. Trước lúc đi nó cho là tôi chưa biết, có kể chút lai lịch về cô gái này với giọng điệu vô cảm, vô tâm thực không ngờ.
- Đi tìm rau sạch hả ông tướng?
- Không. Chỉ tình cờ qua đây. Tao đi đám trăm ngày cụ Khuyên về..
Nó nhìn tôi nghi hoặc. Tên thằng này là Đô. Ngày còn đi rừng với nhau tôi vẫn gọi nó là Đô tùy, vì hình dáng rất giống phu khênh đòn đám ma của nó. Lưng hơi ngắn, ngực lúc nào cũng ưỡn về phía trước, nhưng nó hơi tự tin vào bản thân, dù chả biết tìn cái gì? Ở đâu?
- Mày biết mày vừa đi với một con rồ không? Tao không tin khi nhìn thấy mày với nó.
- Đừng nói xằng.. tao chỉ là vô tình. Thấy nó sắp nhảy xuống vực ở đèo Mã Quýnh không đành lòng quay đi.
- Tốt thôi, nhưng tao sợ người ta nhìn thấy thì không hay cho mày. Có bị tâm thần không đấy?
- Nửa tỷ người trên trái đất này bị tâm thần chứ đâu riêng ai? Nóng bức, thời cuộc các nơi, tâm thần hay bị điên có gì lạ? Ngay người bình thường cũng có mấy chục phần trăm tâm thần – Tôi bực nói với nó như vậy!
Nó quay đi, còn nói với theo: “ Thì tùy mày. Tao chỉ ngứa mép nói vậy thôi, đừng giận..”. Tôi giận nhau với nó để làm gì? Dù sao nó cũng vì bạn bè mà nói thực lòng, có phải ác ý với mình đâu. Trước lúc đi nó cho là tôi chưa biết, có kể chút lai lịch về cô gái này với giọng điệu vô cảm, vô tâm thực không ngờ.
Nó bảo: “Mày chứ
tao thì không rỗi hơi”. Trong con mắt của nó, cô ta là một con quỷ dâm dục, một
loại bỏ đi không cần quan tâm. Nó không muốn tôi bị người khác chê cười, nên
mới nói thực lòng như vậy.
Mà đúng là tôi vô lý thật. Tự nhiên tự lành rước cái khổ vào người. Cuộc đời có hàng trăm hàng vạn người như thế này, tôi liệu có đủ sức để giúp họ không?
Định quay xe.
Mà đúng là tôi vô lý thật. Tự nhiên tự lành rước cái khổ vào người. Cuộc đời có hàng trăm hàng vạn người như thế này, tôi liệu có đủ sức để giúp họ không?
Định quay xe.
Có để cô ở đây
có muốn cô cũng không thể bay theo ý muốn như ban nãy ở lưng chừng đèo được.
Sẽ có người nào
đó đi ngang qua, gặp cô ấy thay mình ngăn cản vì không phải là chỗ không người.
Con đèo này sang
thế kỷ 21 rồi, đâu còn heo hút?
Điều lo sợ liên can của tôi vừa rồi sẽ là
không cần thiết..
Vừa lúc đó cô từ phía sau quán đi ra. ( Hình như chỗ này đối với cô là chỗ quen thì phải? ). Điềm nhiên cô ngồi vào một chiếc bàn kê độc nhất trong quán:
- Chủ quán đâu? Làm cho hai bát mì trứng tươi, nửa chai rượu rượu chuối?
Chủ quán là một gã có cái mặt rất đặc biệt, khó tả, đôi mắt nhỏ như cười tinh quái:
- Hôm nay có tiền không mà gọi to thế? Quán nhà hết vốn rồi, không bán chịu!
- Ai bảo ông bán chịu, có ông anh tôi kia, tôi không đủ ông ấy khắc trả - Cô ả chỉ vào tôi, khiến tôi điếng người. Tôi không dự tính trước chuyện này. Chả biết trong túi có còn đủ tiền không nữa. Tôi vội lên tiếng:
- Làm cho cô ấy thôi. Tôi vừa đi uống rượu về, không ăn uống nữa!
Vừa lúc đó cô từ phía sau quán đi ra. ( Hình như chỗ này đối với cô là chỗ quen thì phải? ). Điềm nhiên cô ngồi vào một chiếc bàn kê độc nhất trong quán:
- Chủ quán đâu? Làm cho hai bát mì trứng tươi, nửa chai rượu rượu chuối?
Chủ quán là một gã có cái mặt rất đặc biệt, khó tả, đôi mắt nhỏ như cười tinh quái:
- Hôm nay có tiền không mà gọi to thế? Quán nhà hết vốn rồi, không bán chịu!
- Ai bảo ông bán chịu, có ông anh tôi kia, tôi không đủ ông ấy khắc trả - Cô ả chỉ vào tôi, khiến tôi điếng người. Tôi không dự tính trước chuyện này. Chả biết trong túi có còn đủ tiền không nữa. Tôi vội lên tiếng:
- Làm cho cô ấy thôi. Tôi vừa đi uống rượu về, không ăn uống nữa!
- Không rượu thì
bia, cứ mang ra đây.
Gã chủ quán nìn soi mói. Hình như gã đang nghi hồ chuyện gì. Buộc tôi phải lên tiếng dù rất ghét thanh minh:
- Cô ấy nhờ xe tôi giữa đường. Anh nói để chú em biết là anh không liên quan. Nhưng nếu cô ta đói, anh sẽ trả tiền cho chú em.
Gã cười hì hì rồi đi vào. Một lúc bưng ra một tô mì, ba chai bia. Cô ả không mời, bật ngay chai bia thành thạo, dốc cả chai không cần ly cốc. Uống gần hết nửa mới hỏi: “Có đá không?”..
Nhìn cô ta ăn ngon ngả như nhịn đói từ kiếp nào mà phát thèm. Món mì này kể cả lúc đói mình cũng chẳng thích. Thứ mì dùng cho người đồng quê, xam xám, vàng nhạt không cần đoán cũng biết chế từ bột sắn khô, thêm gói bột nêm chủ yếu là muối trắng xay nhỏ trộn chút hồ tiêu. Sự cộng hưởng thêm của quả trứng công nghiệp cũng chả mang lại ham muốn nào. Mới biết món ăn ngon hay không còn tùy lúc, tùy người và tùy hoàn cảnh.
Không biết Đô tùy vòng lại lúc nào, đang thì thầm với gã chủ quán còn non tuổi. Thỉnh thoảng hắn lại chỉ chỉ trỏ trỏ vào tôi. Tự nhiên lòng tự ái vớ vẩn của tôi nổi lên:” Đúng là một lũ vô cảm. Cứ cho là tôi đang đi với một con ăn mày, một con điên như thế thì đã sao? Lòng trắc ẩn của các người vất chó gặm rồi hay sao? Không cần biết vì lý do gì mà cô ả ra nông nỗi..”
Gã chủ quán nìn soi mói. Hình như gã đang nghi hồ chuyện gì. Buộc tôi phải lên tiếng dù rất ghét thanh minh:
- Cô ấy nhờ xe tôi giữa đường. Anh nói để chú em biết là anh không liên quan. Nhưng nếu cô ta đói, anh sẽ trả tiền cho chú em.
Gã cười hì hì rồi đi vào. Một lúc bưng ra một tô mì, ba chai bia. Cô ả không mời, bật ngay chai bia thành thạo, dốc cả chai không cần ly cốc. Uống gần hết nửa mới hỏi: “Có đá không?”..
Nhìn cô ta ăn ngon ngả như nhịn đói từ kiếp nào mà phát thèm. Món mì này kể cả lúc đói mình cũng chẳng thích. Thứ mì dùng cho người đồng quê, xam xám, vàng nhạt không cần đoán cũng biết chế từ bột sắn khô, thêm gói bột nêm chủ yếu là muối trắng xay nhỏ trộn chút hồ tiêu. Sự cộng hưởng thêm của quả trứng công nghiệp cũng chả mang lại ham muốn nào. Mới biết món ăn ngon hay không còn tùy lúc, tùy người và tùy hoàn cảnh.
Không biết Đô tùy vòng lại lúc nào, đang thì thầm với gã chủ quán còn non tuổi. Thỉnh thoảng hắn lại chỉ chỉ trỏ trỏ vào tôi. Tự nhiên lòng tự ái vớ vẩn của tôi nổi lên:” Đúng là một lũ vô cảm. Cứ cho là tôi đang đi với một con ăn mày, một con điên như thế thì đã sao? Lòng trắc ẩn của các người vất chó gặm rồi hay sao? Không cần biết vì lý do gì mà cô ả ra nông nỗi..”
Một người đã quá
khổ, đang mấp mé bờ vực, chả còn tha thiết sống hay chết, tới đâu thì tới, cô
ta có lỗi gì?
Như bộ quần áo
mặc trên người đã bẩn thỉu, vấy bùn lem luốc, có giữ gìn ý tứ cũng là vô ích và
không cần nữa!
Khinh rẻ người nghèo, người đau khổ, tuyệt vọng chả nhẽ là niềm hãnh diên, danh dự của các người chắc?” Ý nghĩ phản kháng ấy khiến tôi bề ngoài tỏ vẻ bất cần. Có lẽ đọc được thái độ ấy của tôi, cả hai quay sang chuyện khác.
Khinh rẻ người nghèo, người đau khổ, tuyệt vọng chả nhẽ là niềm hãnh diên, danh dự của các người chắc?” Ý nghĩ phản kháng ấy khiến tôi bề ngoài tỏ vẻ bất cần. Có lẽ đọc được thái độ ấy của tôi, cả hai quay sang chuyện khác.
Đô tùy còn nói sẽ
chờ, mời tôi sang nhà: “Đưa cô ấy đến đây là được rồi..Cô ấy sẽ tự biết đường.
Từ đây lên Tram không còn xa. Mấy lị mọi khi có thấy ai đưa đâu?”
Tôi cảm ơn. “Xin
lỗi, đã thiếu cái nhìn thiện cảm, đến chơi nhà nhau cũng chẳng ích gì”, tôi
không nói nhưng nghĩ như vậy!
***
Chúng tôi nhìn ra bờ ngòi, nơi thành cái tên của mảnh đất này . Lặng im khá lâu dưới ánh điện cuối nguồn không sáng rõ. Tuy vậy vẫn nhìn thấy mảnh đất hình cờ đuôi nheo của ông Thiện.
Chúng tôi nhìn ra bờ ngòi, nơi thành cái tên của mảnh đất này . Lặng im khá lâu dưới ánh điện cuối nguồn không sáng rõ. Tuy vậy vẫn nhìn thấy mảnh đất hình cờ đuôi nheo của ông Thiện.
Theo phong thủy
hiện đại đó là hình thế không được tốt cho lắm. Phía bên kia đường là ngôi nhà
bỏ hoang. Chủ ngôi nhà đó tôi có biết. Một thời xuôi ngược sông Gâm tôi thường
hay đi thuyền của vợ chồng anh ta. Đó là chiếc thuyền máy khá đẹp, to vào loại
nhất nhì các hạng thuyền máy trong tỉnh hồi bấy giờ.
Một gia đình
khấm khá được nhiều người biết đến. Chồng tên là Sứ, vợ tên Giả. Một cặp vợ chồng hoàn hảo như người ta nói. Một chuyến chạy hàng mùa lũ thuyền của họ bị
lật. bao nhiêu hàng hóa của khách trôi sạch xuống sông. Đau nhất là có hai người chết, xác không vớt lên được.
Sau chuyến ấy người chồng đi tù mấy năm. Vợ ở nhà bán hết tài sản, gom hết vốn
liếng bồi thường cho người ta. Căn nhà
xây hai tầng, có giá được bán thanh lý. Chị ta đưa con vào miền nam, không có
tin tức.
Người chồng đã
về hay chưa, hay về rồi đi tìm vợ không ai biết. Dân làng đã nhiều người quên
đã từng có mặt của họ trên mảnh đất này.
Ông Thiện thấy tôi lảng chuyện như vậy, hỏi thẳng vào vấn đề:
- Cậu gặp nhà tôi ở đâu?
- Dạ tôi thấy cô ấy ngồi khóc trên đỉnh đèo. Cô ấy nhờ đưa về đây, sợ ông giận không dám về một mình!
- Hầy dà, vô ích thôi anh giáo ạ! Nhiều lần rồi nó bỏ đi như thế. Lúc đầu tôi giận lắm. Mình thấy nó hoàn cảnh, nó cơ nhỡ, không nơi ăn chốn ở mang về đây. Có phải là muốn lợi dụng nó đâu? Nó tình nguyện làm vợ chứ mình đâu có bắt. Không phải trâu già ham cỏ non đâu vớ! Nhưng đã về đây rồi không chịu ở yên. Cứ vài hôm lại bỏ đi. Lúc đầu mình còn tìm, sau chán, thây kệ. Nó như con bò hoang vô chủ ai rủ đi cũng đi..
Ông ngồi thần người có vẻ nghĩ ngợi. Tôi cũng không gặng hỏi, để tự ông nói ra:
- Nhưng mà kể cũng tội. Số kiếp con người không ai nói trước được cái gì đâu né! Ngày trước vợ chồng nó có quầy hàng to lắm ở thị trấn Sơn Hóa kia đấy, không phải bình thường đâu..
Tôi ngồi nghe câu chuyện của ông mà buồn hết cả chân tay. Đến như mình đến nước ấy cũng phát điên lên chứ cứ gì cô gái này?
Một người đàn bà nhan sắc có chồng hào hoa. Anh ta hào hoa đến mức có gái theo về tận nhà mà vợ vẫn không ghen. Cô muốn cho cửa nhà yên ấm, bồ bịch có ai kéo dài được lâu đâu mà sợ? Cô nghĩ như vậy.
Cho đến lúc anh ta bắt được mối một công ty bảo hiểm Ây Ấy gì đó, bị người ta lừa trắng tay. Hai vợ chồng bán nhà vào núi ở. Anh ta bảo chỉ có cách tốt nhất cô theo người ta đi chợ Trung Quốc mới có cơ gỡ lại được, vốn liếng đã có người ta giúp. Cô không nghĩ là có ngày mình bị bán sang làm vợ cho ba cha con một lão già người Tàu. Hai thằng con lộc ngộc như hai thằng hộ pháp và ông bố chết vợ đã lâu sống chung một nhà.
Ông Thiện thấy tôi lảng chuyện như vậy, hỏi thẳng vào vấn đề:
- Cậu gặp nhà tôi ở đâu?
- Dạ tôi thấy cô ấy ngồi khóc trên đỉnh đèo. Cô ấy nhờ đưa về đây, sợ ông giận không dám về một mình!
- Hầy dà, vô ích thôi anh giáo ạ! Nhiều lần rồi nó bỏ đi như thế. Lúc đầu tôi giận lắm. Mình thấy nó hoàn cảnh, nó cơ nhỡ, không nơi ăn chốn ở mang về đây. Có phải là muốn lợi dụng nó đâu? Nó tình nguyện làm vợ chứ mình đâu có bắt. Không phải trâu già ham cỏ non đâu vớ! Nhưng đã về đây rồi không chịu ở yên. Cứ vài hôm lại bỏ đi. Lúc đầu mình còn tìm, sau chán, thây kệ. Nó như con bò hoang vô chủ ai rủ đi cũng đi..
Ông ngồi thần người có vẻ nghĩ ngợi. Tôi cũng không gặng hỏi, để tự ông nói ra:
- Nhưng mà kể cũng tội. Số kiếp con người không ai nói trước được cái gì đâu né! Ngày trước vợ chồng nó có quầy hàng to lắm ở thị trấn Sơn Hóa kia đấy, không phải bình thường đâu..
Tôi ngồi nghe câu chuyện của ông mà buồn hết cả chân tay. Đến như mình đến nước ấy cũng phát điên lên chứ cứ gì cô gái này?
Một người đàn bà nhan sắc có chồng hào hoa. Anh ta hào hoa đến mức có gái theo về tận nhà mà vợ vẫn không ghen. Cô muốn cho cửa nhà yên ấm, bồ bịch có ai kéo dài được lâu đâu mà sợ? Cô nghĩ như vậy.
Cho đến lúc anh ta bắt được mối một công ty bảo hiểm Ây Ấy gì đó, bị người ta lừa trắng tay. Hai vợ chồng bán nhà vào núi ở. Anh ta bảo chỉ có cách tốt nhất cô theo người ta đi chợ Trung Quốc mới có cơ gỡ lại được, vốn liếng đã có người ta giúp. Cô không nghĩ là có ngày mình bị bán sang làm vợ cho ba cha con một lão già người Tàu. Hai thằng con lộc ngộc như hai thằng hộ pháp và ông bố chết vợ đã lâu sống chung một nhà.
Trần đời cô chưa
thấy nơi nào người ta chung vợ như
cha con lão. Ba bố con dùng chung vợ như dùng chung con ngựa hay là một cái xe.
Có lúc chúng gầm ghè, vác dao vác gậy để
tranh lượt với nhau khiến cô khiếp sợ. Cứ tiếp tục như vậy, chuyện chết người
chắc chắn sẽ xảy ra. May là gần đấy có một cô có hoàn cảnh tương tự như thế.
Lão chồng bất lực hay đem vợ bán khoán cho bọn đàn ông trong vùng. Cô này lâu
nay đang có ý định trốn về Việt Nam. Bây
giờ có bạn như rồng thêm vây và hai người đã trốn thoát sau bao nhiêu vất vưởng
cay cực suốt dọc đường. Dù khổ thế, khổ nữa, được gặp lại chồng, gặp lại con
thế đã là may mắn,phúc đức lắm rồi..
Hai cô nói với
nhau như vậy. Nó vừa là khát vọng, vừa an ủi sau bao dãi dầm, trôi nổi của cuộc
trầm luân.
Về được đến nhà, cô choáng váng khi nhà mình đã có người khác ở. Hỏi chồng? Dân làng nói chồng cô đã bán hết tài sản, con gửi cho người khác. Anh ta đã cùng một cô gái trẻ nói vào miền đông nam bộ, trồng khoai.
Về được đến nhà, cô choáng váng khi nhà mình đã có người khác ở. Hỏi chồng? Dân làng nói chồng cô đã bán hết tài sản, con gửi cho người khác. Anh ta đã cùng một cô gái trẻ nói vào miền đông nam bộ, trồng khoai.
****
- Anh giáo có biết tên cô ấy là gì chưa? Làm
sao lại biết là có quan hệ với tôi để đưa về đây? – Ông Thiện lùn đột ngột hỏi,
vừng trán của ông nhíu lại thành ba nếp nhăn, khiến tôi có phần lúng túng.
Tôi chợt nhớ ra, liền rút con dao nhọn có chuôi làm bằng sừng trâu đen đưa cho ông. Những nếp nhăn trên trán ông dần dãn ra. Hình như ông đã hiểu đã xảy ra chuyện gì, không cần đến tôi kể lại hành trình của tôi vừa rồi đi cùng cô gái điên, “vợ” ông.
- Cô ấy là Én Thang. Tên cô ấy là Én, chồng cũ của cô tên Thang nên mới có cái tên như vậy. Còn con dao này, chắc anh giáo nhớ. Chính anh tặng tôi đã lâu rồi. Cô ta mang đi, khiến tôi tìm bới lung tung khắp nhà mà không thấy, cứ nghĩ mình bỏ rơi trên rừng.
Tôi nghĩ không cần thiết kể lại câu chuyện vừa rồi của gã chủ quán và tay Đô “tùy”. Những câu chuyện ấy chắc tôi không kể ông cũng đã biết. Có thể còn biết nhiều hơn những chuyện phức tạp, dơ dáy, vớ vẩn hơn thế nữa. Mà nói ra lúc này để làm gì nhỉ? Thời buổi lãng xẹt, nhiều chuyện nhạt thếch, vô vị người ta nói hàng ngày trên đủ loại phương tiện chưa đủ hay sao?
Có thể nói không ngoa trong tất cả chúng ta, không ít thì nhiều đều có tổn thương tình thần trong cuộc sống này. Có ai được tạo ra bằng thép không gỉ, kim cương đâu mà bảo rằng các tác động từ nhiều phía đều vô hiệu? Nhiều người chưa bị điên lên là còn may, bởi những xáo trộn quá sức chịu đựng.
Tôi có người bạn vong niên đang dùng quỹ thời gian còn lại để chữa trị căn bệnh này. Ông có những bài thuốc nam rất hay để chữa những căn bệnh do tổn thương tinh thần mà gây nên. Ngoài ra, ông còn có thuật chữa bệnh bằng bấm huyệt, đã chữa đỡ và khỏi cho nhiều người. Tôi quen ông ấy khi đi tìm thuốc trị mất ngủ của mình, tận mắt thấy cách thức và toa thuốc chữa các bệnh ấy của ông.
Duy có điều ông sống biệt lập và nếu muốn tìm đến không dễ dàng đối với người ý thức nhạt và thiếu quyết tâm.
Tôi gợi ý ông Thiện về chuyện này. Ông chỉ cười, không nói gì. Không biết ông nghĩ gì trong đầu, liệu có “Nhạt” không?
Từ lúc tôi đưa về, Én, “cô gái điên” vẫn ngồi thụp giữa bụi chuối không lên nhà.
Tôi chợt nhớ ra, liền rút con dao nhọn có chuôi làm bằng sừng trâu đen đưa cho ông. Những nếp nhăn trên trán ông dần dãn ra. Hình như ông đã hiểu đã xảy ra chuyện gì, không cần đến tôi kể lại hành trình của tôi vừa rồi đi cùng cô gái điên, “vợ” ông.
- Cô ấy là Én Thang. Tên cô ấy là Én, chồng cũ của cô tên Thang nên mới có cái tên như vậy. Còn con dao này, chắc anh giáo nhớ. Chính anh tặng tôi đã lâu rồi. Cô ta mang đi, khiến tôi tìm bới lung tung khắp nhà mà không thấy, cứ nghĩ mình bỏ rơi trên rừng.
Tôi nghĩ không cần thiết kể lại câu chuyện vừa rồi của gã chủ quán và tay Đô “tùy”. Những câu chuyện ấy chắc tôi không kể ông cũng đã biết. Có thể còn biết nhiều hơn những chuyện phức tạp, dơ dáy, vớ vẩn hơn thế nữa. Mà nói ra lúc này để làm gì nhỉ? Thời buổi lãng xẹt, nhiều chuyện nhạt thếch, vô vị người ta nói hàng ngày trên đủ loại phương tiện chưa đủ hay sao?
Có thể nói không ngoa trong tất cả chúng ta, không ít thì nhiều đều có tổn thương tình thần trong cuộc sống này. Có ai được tạo ra bằng thép không gỉ, kim cương đâu mà bảo rằng các tác động từ nhiều phía đều vô hiệu? Nhiều người chưa bị điên lên là còn may, bởi những xáo trộn quá sức chịu đựng.
Tôi có người bạn vong niên đang dùng quỹ thời gian còn lại để chữa trị căn bệnh này. Ông có những bài thuốc nam rất hay để chữa những căn bệnh do tổn thương tinh thần mà gây nên. Ngoài ra, ông còn có thuật chữa bệnh bằng bấm huyệt, đã chữa đỡ và khỏi cho nhiều người. Tôi quen ông ấy khi đi tìm thuốc trị mất ngủ của mình, tận mắt thấy cách thức và toa thuốc chữa các bệnh ấy của ông.
Duy có điều ông sống biệt lập và nếu muốn tìm đến không dễ dàng đối với người ý thức nhạt và thiếu quyết tâm.
Tôi gợi ý ông Thiện về chuyện này. Ông chỉ cười, không nói gì. Không biết ông nghĩ gì trong đầu, liệu có “Nhạt” không?
Từ lúc tôi đưa về, Én, “cô gái điên” vẫn ngồi thụp giữa bụi chuối không lên nhà.
Trời đã bắt đầu
tối, chỉ nhìn thấy cái đầu cô nhô lên nhờ ánh sáng đèn từ trong nhà hắt ra. Có
lẽ cứ để cô ở yên như thế để cô bình tâm lại. Nếu như ông Thiện nghe tôi, tìm thầy
tìm thuốc chắc chắn một điều bệnh của cô sẽ khỏi. Tôi tin như vậy là bởi cô
chưa bị mất trí hoàn toàn, vẫn còn ít nhiều ý thức được. Còn nhận biết được đôi chút khi ăn, khi nói.
Tình trạng của cô gần như người mê sảng, nửa thức tỉnh, nửa miên man. Tôi chào
ông Thiện để ra về. Ra đến xe đã thấy cô ấy đứng sẵn ở đấy và lại.. đòi đi.
Lần này thì tôi dứt khoát. Tôi đã chút nữa làm hỏng chuyến đi của mình. Suýt nữa thì tôi đã gặp “phức tạp” một lần nữa ở chỗ con da đá của tôi ngày nào bên đèo Mã Quýnh. ( Chuyện lặp lại hành trình của thời gian không phải không có thể xảy ra ).
Lần này thì tôi dứt khoát. Tôi đã chút nữa làm hỏng chuyến đi của mình. Suýt nữa thì tôi đã gặp “phức tạp” một lần nữa ở chỗ con da đá của tôi ngày nào bên đèo Mã Quýnh. ( Chuyện lặp lại hành trình của thời gian không phải không có thể xảy ra ).
Tôi nghĩ, Én
Thang chưa đến độ điên nặng. Có thể chữa được, nếu có người có thiện chí, lo
chu đáo việc này.
Ông Thiện chỉ
cười không nói. Nhưng có thể ông ấy sẽ lo liệu cho cô. Ông ấy không phải diện
hay lau tau nói, hứa bừa để rồi chẳng làm gì.
Người thận trọng
hay có cái cười như vậy..
C òn cô gái, cô phải ở lại, tôi về một mình.
C òn cô gái, cô phải ở lại, tôi về một mình.
Tôi chưa đến nỗi
bị điên, để đưa cô đi theo!
=======================
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét