Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Đ/c Hải Trắng cải chính trên bloger Dân Lầm Than như sau:

XUYÊN TẠC NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ CHẾT Ở HỒNG KÔNG 1932 LÀ CÁI NGU LỚN NHẤT



Hải Trang
Vừa qua, có một số trang mạng phản động đã dựa vào văn kiện Đảng tập 4 (1932 - 1934) (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx…) có một câu "đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công'' để xuyên tạc lịch sử khi cho rằng chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta thực sự đã chết tại Hồng Kông. Nhằm tránh những hiểu lầm đáng tiếc và chống lại các hoạt động xuyên tạc của đám phản động bán nước, MT xin đưa lại một số các thông tin giải thích vì sao Văn kiện Đảng giai đoạn 1932 - 1934 lại ghi như vậy. Nguyên nhân chủ yếu là để đảm bảo việc Bác được an toàn trong quá trình trốn thoát khỏi nhà tù Đế Quốc và hoạt động an toàn.
C:\Users\windows\Desktop\Nguyễn Ai quốc đã chết năm 1932.png Bắt đầu từ nguồn tin của trang “Nhật ký yêu nước” tung ra, ngay lập tức trên mạng Internet, phe zân chủ hào hứng lan tỏa thông tin “giật gân” “Báo Đảng thừa nhận Nguyễn Ái Quốc bị ám sát tại Hong Kong năm 1932” cùng với phụ họa bài bản. Ảnh: cắt từ bài viết
Cụ thể như sau:
Ngày 06/06/1931, Cảnh sát Anh sau khi đưa ảnh đối chiếu, đã điện cho Toàn quyền Đông Dương biết "Một người mang tên Tống Văn Sơ - chắc là Nguyễn Ái Quốc đã bị bắt sáng ngày 6/6".
Khi bắt họ không có lệnh bắt nào nên họ gấp rút hợp pháp hóa việc bắt ông Tống bằng cách ký lệnh bắt Tống Văn Sơ vào ngày 11/6 (năm ngày sau khi bị tống vào tù) và ngày 12/6 coi như bắt chính thức Tống Văn Sơ.
Theo luật sư Stafford Cripps, vụ án này là một biểu hiện rất xấu cho chính quyền HongKong và Bộ Thuộc địa, nên đã tìm cách thoả thuận giữa luật sư đại diện Bộ Thuộc địa Anh và luật sư của Tống Văn Sơ. Kết quả của cuộc thoả thuận được trình và Toà án Viện Cơ mật Hoàng Gia Anh đã đồng ý trả tự do cho Tống Văn Sơ, bằng cách cho Người được tự do lựa chọn nơi mình đến. Ngày 28/12/1932, Tống Văn Sơ được tự do, song khi đi đến Singapore, Tống Văn Sơ lại bị buộc quay trở lại Hồng Kông và ngày 19/1/1933, Người lại bị bắt giam.
Sau nhiều lần bị các âm mưu hãm hại không thành, được sự giúp đỡ tận tình của gia đình luật sư Loseby, Nguyễn Ái Quốc đã bí mật rời Hồng Kông, tàu cập bến Hạ Môn vào ngày 25/1/1933, vừa đúng 30 Tết âm lịch. Sau gần 20 tháng bị giam giữ, lùng sục gắt gao, trải qua bao gian nan hiểm nguy, Tống Văn Sơ đã thoát khỏi âm mưu nham hiểm của kẻ thù bằng một cuộc vượt biển thần kỳ. Ở Hạ Môn một thời gian, Người lên Thượng Hải, và sau khi nhờ bà Tống Khánh Linh giúp đỡ, Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc được với Quốc tế Cộng sản và trở về Liên Xô an toàn sau đó.
Sau khi Tống Văn Sơ thoát khỏi Hương Cảng, luật sư Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền nghĩ ra một “diệu kế” là tung tin Tống Văn Sơ tức lãnh tụ An Nam Nguyễn Ái Quốc đã chết trong bệnh viện ở Hương Cảng.
Báo chí bắt được tin đó đã nhanh chóng cho đăng tải ngay. Chỉ mấy hôm sau tờ báo của Đảng Cộng sản Liên Xô Pravda cũng đã đăng tin buồn và Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã tổ chức lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại trường Đại học Xta-lin.
Trong buổi lễ này, có một số chiến sĩ cách mạng của ta đang có mặt tại Mạc-tư-khoa cũng tới dự và khóc thương.
Mấy hôm sau nữa, tờ Nhân đạo, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp cũng đăng tin đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mất tại Hương Cảng và TW ĐCS Pháp cũng làm lễ truy điệu trọng thể người đồng chí đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ tin của luật sư Loseby, các tổ chức đều nghĩ rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết tại HongKong cho đến khi người đến được Liên Xô an toàn vào tháng 6-1934.
Vậy nên, trong các văn kiện của Đảng trong giai đoạn 1932 - 1934 ghi "đồng chí Nguyễn Ai Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Kông".
Trong tập hồ sơ của sở mật thám Đông Dương lập về Nguyễn Ái Quốc, nhằm giữ lại danh dự của đám mật thám Đông Dương, ở trang cuối cùng họ đã ghi: “Nguyễn Ái Quốc đã chết trong nhà tù tại Hương Cảng”.
Từ những tư liệu này các bạn có thể thấy rằng Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã gặp bao hiểm nguy để vượt qua được sự hãm hại của các thế lực Thực dân, Đế quốc để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến con đường thắng lợi. Kể cả sau này, mùa xuân năm 1960, nhận lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai vợ chồng luật sư cùng người con gái đã sang ăn Tết cổ truyền với nhân dân Việt Nam (26-1 đến 3-2-1960), thăm đất nước mà họ đã từng được nghe qua lời kể của người tù từ năm 1931. Và chính vị luật sư đáng kính Loseby đã kể lại toàn bộ câu chuyện cứu Bác Hồ khỏi tay đám Mật Thám cho hàng loạt báo chí trong nước thời điểm đó.
Trở về Hồng Kông, luật sư đã viết thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-2-1960), ông viết: “Chúng tôi không thể quên đất nước Việt Nam tươi đẹp, những khuôn mặt rạng rỡ nụ cười của con người Việt Nam, và con đường mà tất cả các bạn đã trải qua để dẹp bỏ mọi dấu vết đau thương của quá khứ… và Ngài nói rằng tôi “đã cứu sống ngài”, điều đó có thể đúng, nếu vậy thì đó chính là việc làm tốt nhất mà tôi đã từng làm, và đó mãi mãi là một việc làm sáng suốt; về phần tôi thì tôi thấy mình đã được đền đáp hơn nhiều với những ký ức về những ngày ở Việt Nam, và những món quà mà tôi được tặng sẽ luôn là vật kỷ niệm về những ngày tuyệt vời đó”.
Lợi dụng mốc giai đoạn Bác Hồ bị bắt để ngụy tạo tài liệu cho rằng Hồ Chí Minh đã chết và bị thay thế bởi một người khác là một chiêu bài để đánh lừa nhân dân Việt Nam nhằm hạ bệ hình tượng Người. Nhưng chúng quên mất rằng, xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh Bác Hồ, trong khi cả thế giới, cả kẻ thù đều kính trọng và ca ngợi.
Tham khảo thêm:

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: