BÙA YÊU CỦA BỌ BAN MIÊU XANH NGỌC
Thứ Năm, ngày 28 tháng 5 năm 2015
Các cụ có biết mấy con bọ đực muốn được làm cái trò như trong ảnh thì phải tán con cái như nào không? Nó không có vài nghìn Mỹ kim để mua chuộc con cái như mấy ông người chơi gái đâu. Nó quyến rũ con cái bằng “vốn tự có” đấy. Trước khi tiếp cận nàng, nó rặn các tinh thể dạng nhầy ở các khớp gối rồi vo chúng thành một quả cầu tròn và đặt khối ấy lên đỉnh đầu. Con cái hít hà khối cầu ấy, nếu ưng cái bụng thì nó cho con đực thực hiện hành vi duy trì nói giống. he he. Sau đó, con cái nhận khối chất nhầy ấy để bôi lên trứng. Sinh vật khác ăn ấu trùng của nó thì “trạng chết, chúa cũng băng hà”. Chất nhầy được bôi ngoài vỏ ấu trùng có độc. Độc ấy chính là Cantharidin.
Cái khối cấu ấy như là bùa yêu của bọn Ban Miêu Xanh Ngọc này vậy. Tây tự đặt tiên tiếng Việt đấy. Tây không biết tên tiếng việt của nó là gì. Chỉ biết nó có tên khoa học là Lytta Vesicatoria, thuộc họ Ban Miêu (Meloidea), bộ cánh cứng (Coleoptera). Con đực của loài Ban Miêu Màu Lửa (có hình dáng như con trong ảnh nhưng cánh màu lửa) phải lần theo dấu vết trên sàn đất rừng tìm các các con bọ đã chết hoặc đang giãy chết này để liếm Canthanridin đem về hiến dâng cho con cái. Không có thì các nàng ứ yêu. He he. Làm con đực của loài nào cũng khổ công đoạn tán, nhể?
Loài chim thuộc họ Trèo Cây thường xuyên phải cạnh tranh địa bàn làm tổ với sóc. Cho nên chúng gắp những con Ban Miêu Xanh Ngọc trong ảnh rồi chà chà, kích động các con bọ tiết độc Cantharidin xung quanh lối vào tổ. Bởi vì chất nhầy chứa độc Canthanridin gây bỏng da của sinh vật. Ơ thế mà mấy con ếch ăn Ban Miêu Xanh Ngọc lại không sao. Thế mới hay! Bằng chứng là:
Năm 1869 ở một cánh rừng của đất nước Nigeria, có nhóm lính Pháp đi tìm bác sĩ J. Meynier vì đều mắc các triệu chứng đau bụng, miệng khô, buồn nôn và…cương dương vật trong thời gian dài. Bác sĩ hỏi các anh có ăn mấy con bọ Ban Miêu không. Các anh lính lắc đầu nguây nguậy đồng loạt bảo không. Bác sĩ tra vấn tiếp rằng thực đơn bữa ăn có gì. Các anh bảo chỉ ăn ếch bắt từ suối về thôi.
Bác sĩ thông thái J.Meynier đã đi trên mé suối trong rừng. Ông quan sát thấy bọn ếch đang thèm thuồng đàn Ban Miêu Xanh Ngọc này. A lê hấp! Thế là bác sĩ quả quyết rằng dù con Ban Miêu Xanh Ngọc có chất gì thì chất đó đã tích tụ trong ếch. Các anh lính ăn ếch nên dính chưởng. Sau này người ta mới biết chất ấy là Cantharidin. Chuyện này xảy ra rất lâu trước khi thuốc kích dục Viagra ra đời. Chuyên gia ẩm thực thường hay lấy câu chuyện này để răn đe những ai có ý định ăn món chân ếch.
Các cụ có biết vì sao ăn phải Cantharidin lại cường dương như thế không? He he, các cụ tò mò là cái chắc. Lý dó cường dương ấy là: Cantharidin gây bong tróc biểu bì, phá huỷ protein. Khi ăn phải Cantharidin thì nó sẽ phá vỡ niêm mạc ở ống dạ dày và ruột. Trong lúc thận lọc chất độc từ máu, Cantharidin gây sưng ống dẫn nước tiểu, dẫn đến báo động cường dương tưởng chừng là tốt nhưng cực kỳ có hại cho những ai định sử dụng bọ Ban Miêu để chữa trị yếu sinh lý. Mụ vợ nào nghe lời đồn về bài thuốc dân gian rồi xúi chồng nuốt chửng cỡ khoảng hai con bọ Ban Miêu để chữa yếu khoản ấy thì chắc chắn sẽ khóc ối anh ơi, anh ra đi để em sống một mình trong căn nhà lồng lộng đấy. He he. Tây không đùa đâu.
Nhà quý tộc khét tiếng người Pháp, Marquis de Sade, đã từng tặng một hộp sô-cô-la có trộn bột chế từ bọ Ban Miêu cho một cô gái điếm. May thay cô ấy thoát chết nhưng nhà quý tộc kia bị kết án tử hình vì tội mưu sát.
Ông tổ của ngành Tây y, Hippocrates đã dùng Cantharidin có trong bột được bào chế bằng cách nghiền nát xác khô bọ Ban Miêu để trị chứng phù ứ nước. Còn Đông y lại dùng thứ bột ấy để trị bệnh trĩ, chứng lở loét ngoài da và bệnh dại. Nài! Đọc thế chứ đừng có tự ý uống để chữa bệnh đấy. Loại thuộc này có tên thông thường là Spanish Fly. Và những con bọ Ban Miêu Xanh Ngọc trong ảnh có tên tiếng Anh là Spanish Fly nhưng nó sống ở nhiều nơi trên thế giới chứ không phải chỉ có ở Tây Ban Nha. Bọ Ban Miêu nào cũng có Cantharidin hay sao ấy. Việt Nam chúng ta có Ban Miêu Đen, Ban Miêu Khoang Vàng Nhỏ và Ban Miêu Khoang Da Cam. Hình như chúng ta không có con bọ Ban Miêu Xanh Ngọc trong ảnh.
Nghe bảo ở Thanh Hoá đã từng có hai cụ ăn nhầm Ban Miêu mà tưởng bọ xít rồi chết đấy. Nhớ nhá, đừng có hở cái gì cũng ăn mà chết còn sinh vật thi cạn kiệt vì lời đồn này nọ. Toi cả nút! Lời chắc cuối cùng: đừng tiếp xúc với loài bọ nói chung vì có thể bị bỏng da do chất chúng tiết ra.
---
Bài viết được phỏng dịch từ bài viết Spainish Fly của tác giả Helen Scales đăng trên mục Podcast của tạp chí Thế Giới Hoá Học ở nước Anh. Việc phỏng dịch chỉ nhằm mục đích làm mềm các thông tin khoa học cho mọi người dễ hiểu. Không có ý đạo văn. Nguyên văn tiếng Anh của tác giả Helen Scales ở đây:http://www.rsc.org/chemistryworld/2013/10/spanish-fly-cantharidin-podcast
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét