Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Dự án "Công bố phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam" (Dự án) được Nhà nước đầu tư 240 tỉ đồng. Sách mới phát hành đã đến ngay hàng đồng nát.... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/sach-tien-ti-gia-dong-nat-post141801.html | NongNghiep.vn




Mua cân, bán mớ Cả GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, Trưởng ban chỉ đạo Dự án, lẫn ông Đoàn Thanh Nô, Giám đốc Văn phòng Dự án, đều khẳng định: Không thể mua được sách của Dự án ở bên ngoài. Nếu bạn đọc quan tâm đến nội dung, chỉ còn một cách là đến thư viện. Nhưng, PV Báo NNVN đã rất bất ngờ khi thấy hàng trăm cuốn sách thuộc Dự án “có mặt” tại nhiều cửa hàng đồng nát ở Hà Nội, với giá mua vào là 2.000 đồng/kg. Bộ “Sử thi Ê Đê” bán cân (cửa hàng trên đường Láng) Ban đầu, PV nghĩ rằng đây là những cuốn sách thuộc giai đoạn 1 của Dự án được một nơi nào đó thanh lý. Song lật trang xi-nhê ra, tất cả là sách thuộc giai đoạn 2 của dự án (2013-2017). Đa số những cuốn sách này đều được in và phát hành vào quý 3/2014, nghĩa là hãy còn nóng hôi hổi. Đơn cử một ví dụ, bộ “Sử thi Ê Đê” do Đỗ Hồng Kỳ (chủ biên), Đỗ Hồng Kỳ - Y’Kô Niê (biên soạn), gồm 6 tập: quyển 1: 544 trang - sử thi Dăm Săn - bản phiên âm tiếng Ê Đê; quyển 2: 542 trang - sử thi Dăm Săn - bản phiên âm tiếng Ê Đê; quyển 3: 374 trang - sử thi Dăm Săn - bản dịch tiếng Việt; quyển 4: 404 trang sử thi Dăm Săn - bản dịch tiếng Việt; quyển 5: 702 trang - Mdrong Dăm - văn bản tiếng Ê Đê; quyển 6: 688 trang - Mdrong Dăm - văn bản tiếng Việt, tổng số 3.000 trang, cân nặng 4,5kg, được mua vào với giá 9.000 đồng. Trước đó, tại “Đại hội sách cũ Hà thành” lần thứ nhất (tháng 11/2014), nhiều cuốn sách thuộc Dự án này được bày bán. Đó là bộ “Văn hóa dân gian xứ Nghệ” (gồm nhiều tập) của Ninh Viết Giao; cuốn “Chương Han” của Vương Trung, “Hải Phòng - thành hoàng và lễ phẩm” của Ngô Đăng Lợi, “Mo trong đám tang dân tộc Giáy Lào Cai” của Sần Cháng, “Văn học dân gian Châu Đốc” của Nguyễn Ngọc Quang, “Văn hóa sông nước Phú Yên” của Trần Sĩ Huệ... Giá bìa tùy từng cuốn, dao động từ 20.000 đến 50.000 đồng. Khó... nhưng vẫn xảy ra Trả lời câu hỏi của PV, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh và ông Đoàn Thanh Nô đều khẳng định: Không thể mua được sách của Dự án ở bên ngoài. Về thông tin các cuốn sách trong Dự án này ra hàng đồng nát, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh cũng thừa nhận, ông từng biết thông tin tại Đăk Nông, có một số độc giả “thuổng” một vài cuốn bán ra ngoài. Bản thân ông Thanh đã gọi điện vào Đăk Nông đề nghị có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, việc hàng trăm cuốn sách được bán ra, thì theo GS.TSKH Tô Ngọc Thanh là điều khó xảy ra. Vậy mà nó đã xảy ra thật. Hiện nay, tại Hà Nội, thật dễ dàng bắt gặp hàng trăm cuốn sách thuộc Dự án tiền tỉ này đang được bày bán đúng với giá... đồng nát. Đắt chỗ buôn, buồn chỗ bán Trao đổi với PV về hàng trăm đầu sách mới in cuối năm 2014 đã ra hàng đồng nát, một chủ cửa hàng trên phố Trần Quốc Hoàn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Có thư viện người ta không còn chỗ chứa, thì họ gọi tôi đến mua”. PV hỏi mua một số sách này, chủ cửa hàng nói: “Mua cân thì 25.000 đồng/kg, mua mớ thì cứ 15.000 đồng/cuốn dày, 5.000 đồng/cuốn mỏng, cứ thế mà nhặt”. Theo đó, các cuốn sách của Nguyễn Xuân Kính: “Một nhận thức về Văn học Dân gian Việt Nam”, NXB ĐHQG Hà Nội - quý 4/2012, dày hơn 800 trang, có giá 15.000 đồng; “Truyện thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam”, 6 tập, NXB Khoa học Xã hội - quý 3/2014, giá 90.000 đồng; “Truyện ngụ ngôn các dân tộc thiểu số Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội - quý 3/2014 và “Truyện cười các dân tộc thiểu số Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội - quý 3/2014, đồng giá 10.000 đồng. Ngoài ra, có thể kể thêm bộ “Luật tục các dân tộc thiểu số Việt Nam”, 3 tập, Phan Đăng Nhật chủ biên, NXB Khoa học Xã hội, giá 20.000 đồng... Còn một chủ cửa hàng khác trên đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) phàn nàn rằng sách này rất ế: “Trước đây tôi còn mua vào nhưng nay thì có chào mời đến mấy tôi cũng không nhập”. Như vậy, một Dự án được Nhà nước đầu tư tiền tỉ để làm sách đã được sử dụng một cách lãng phí. Chợt nhớ rằng, dịch giả Đoàn Tử Huyến, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây từng mong muốn: “Hãy cho tôi 1km đường để làm sách”. Trong đó, ông thẳng thắn nói, hậu duệ của cụ Cao Xuân Dục phải chạy vạy, hợp tác nhiều nơi mới in được vài đầu sách của cụ thì... cạn vốn. Lại soi vào các nhà nghiên cứu trẻ hiện nay, nhiều công trình của họ có giá trị sẽ không thể xuất bản nổi nếu như không tự bỏ tiền túi ra in sách. May có Chủ tịch Hội đưa sách về nhà riêng Theo lời hội viên Hội Văn nghệ Dân gian tại một tỉnh Tây Nguyên, sách của Dự án được đóng bao tải vứt chỏng chơ ở trụ sở Hội một thời gian dài. May mắn là mới đây, Chủ tịch Hội của tỉnh mới xây dựng xong thư viện cá nhân nên đã đưa các bao tải sách này về nhà.  ... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/sach-tien-ti-gia-dong-nat-post141801.html | NongNghiep.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: