BẢN CHẤT NGỖ NGƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG
Cách đây không lâu trong cuộc thảo luận ở Nhà Trắng với nhóm các nhà lãnh đạo trẻ đến từ những quốc gia Đông Nam Á, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra quan điểm của mình trước việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động tranh chấp trên biển Đông cũng như các hoạt động nâng cấp, cải tạo đảo tại khu vực Trường Sa của Việt Nam. Theo đó, ông Obama khẳng định: “Các dự án cải tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông không mang lại lợi ích gì cả, và Trung Quốc cần thiết nên chấm dứt các hoạt động cải tạo ở biển Đông”.
Cũng trong thời gian gần đây nhất vào ngày 26/6/2015, trong bài phát biểu tại Trung tâm an ninh Mỹ mới, có trụ sở tại Washington, Thứ trưởng Ngoại giao Antony Blinken đã tái khẳng định về vấn đề này. Ông cho rằng "Định hướng trước mắt đối với Trung Quốc và tất cả các bên là đóng băng những hoạt động cải tạo và giải quyết sự khác biệt theo quy định của luật pháp". Theo Ông Blinken những dự án cải tạo quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông là "mối đe dọa đến hòa bình và ổn định".
Thế nhưng, trong chính sách ngoại giao của mình, Trung Quốc bỏ ngoài tai tất cả những quan điểm đó. Thậm chí, không chí đối với Mỹ mà các quốc gia khác cũng vậy, đối với Trung Quốc những lời nói đó cũng chỉ là những lời nói mà thôi, nó không có giá trị thuyết phục hay mang tính định hướng gì cả. Ấy vậy mà, các hoạt động tranh chấp, cải tạo đảo ở biển Đông của Trung Quốc vẫn không ngừng gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô, tính chất. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông và cho rằng mình có quyền cải tạo, bồi đắp các đá ở đây thành đảo. Như lời của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sau cuộc hội đàm với Mỹ tuần trong tuần vừa rồi: “Tự do hàng hải ở Biển Đông, tuyến đường vận tải lượng hàng hóa trị giá 5 nghìn tỷ USD mỗi năm, vẫn được đảm bảo”.
Trung Quốc gia tăng các hoạt động cải tạo đảo trên biển Đông, ảnh: internet |
Trên thực tế, Trung Quốc suốt nhiều tháng qua đã tăng tốc việc xây dựng và bồi đắp ở Biển Đông, mở rộng diện tích tại tiền đồn chiếm đóng gần 400 lần. Ngoài ra, chính quyền Bắc Kinh còn nêu ra khả năng sử dụng các cơ sở hạ tầng tại đây cho mục đích quân sự.
Rõ ràng, Trung Quốc luôn coi mình là một quốc gia hùng mạnh và trong chính sách ngoại giao của mình, có vẻ như Trung Quốc muốn chứng minh cho các cường quốc lớn trên thế giới thấy được điều đó. Tuy vậy với những gì đã thể hiện, Trung Quốc chỉ đang làm cho các quốc gia khác trên thế giới từ các nước lớn cho đến các nước trong khu vực Châu Á loại khỏi cuộc chơi trên chính trường thế giới mà thôi.
Tĩn tò@
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét