TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
Năm nay, kỷ niệm 90 năm báo chí cách mạng Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước đã giành cho báo chí và những người làm báo những lời có cánh. Các đồng chí đã tuyên bố ...” ở Việt Nam chúng ta có tự do báo chí...”. Bài phát biểu của Bộ trưởng 4T đã chỉ rõ điều này. Đây là cái tát đích đáng vào mặt bọn phản động, bọn thoái hóa biến chất, các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
“Hiện nay, toàn quốc có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm, trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Mạng lưới phát thanh, truyền hình có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 03 đài phủ sóng mặt đất toàn quốc, gồm có Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương. Đến thời điểm này, cả nước có gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo, và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ...” Thật là một lực lượng hùng hậu.
Tôi rất bực mình với luận điệu của báo chí “lề trái”. Bọn chúng nói: tuy báo chí của chúng ta nhiều nhưng chỉ có một tổng biên tập là Ban tuyên giáo TW, tất cả nói theo cây gậy của tuyên giáo; báo chí cách mạng đa phần là lá cải, không dám đi sâu vào những vấn đề nhạy cảm như: Trung Quốc bá quyền ở Biển Đông, tham nhũng trong bộ máy nhà nước nhất là ở cấp cao, những chủ trương, chính sách sai lầm của Đảng và nhà nước... mà chỉ nhăm nhăm khai thác đề tài cướp, hiếp, giết người, lộ hàng, tình tay ba, tay tư, khe hở giữa hai đùi phụ nữ; những trò lố của giới văn nghệ sỹ....
Chúng không hiểu được vai trò to lớn của báo chí cách mạng. Đành rằng ở ta không có báo tư nhân, chỉ có báo do nhà nước quản lý. Cho báo chí tư nhân hoạt động rất có hại với chế độ. Bọn chúng sẽ viết linh tinh làm mất uy tín của Đảng và nhà nước. Chế độ nào cũng phải quản lý như thế thôi. Tôi ước quản lý chế độ ta phải chặt chẽ như các đồng chí Triều Tiên anh em. Đồng chí Ủn quả là có tài.
Phản ảnh nhiều những vụ án cướp của, giết người, hiếp dâm, đâm chém nhau, giới giang hồ, xã hội đen để nhân dân biết mà đề phòng, tự bảo vệ tính mạng và tài sản của mình. Những chuyện đó phản ánh nhiều nghe ra xã hội có vẻ thối nát nhưng đó chỉ là tàn dư của chế độ phong kiến, tư bản còn sót lại chứ chế độ XHCN làm gì có những chuyện xấu xa như vậy. Ta phải đấu tranh để những cái đó dần dần mất đi. Không phản ảnh chi tiết trên báo chí sẽ bị thế giới phê bình là thiếu minh bạch, không dám công khai. Khai thác về giới diễn viên, ca sỹ, lộ hàng, khỏa thân...để dân ta được xúc với văn minh nhân loại...
Những vấn đề “nhạy cảm” ít phản ảnh trên báo chí cũng có nguyên do của nó. Ở cạnh một nước lớn hùng mạnh, ta đâu có thể ra rả lên án họ được. Họ mà hắt hơi là ta nguy to. Đồng chí thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã khuyên là không nên ngả hẳn vào một bên (Mỹ hoặc TQ) sẽ rất nguy hiểm cho đất nước. Như vậy, theo cách hiểu của tôi là ta hãy làm tốt vai trò là diễn viên xiếc đi dây là được. Nhưng báo chí ta cũng có sáng kiến để lên án Trung Quốc. Ta không nói tàu TQ đâm tàu ngư dân Việt Nam thì ta nói “tàu lạ, nước lạ”. Nói như thế dân ta cũng hiểu mà TQ chẳng làm gì ta được. Thật là tài tình.
Phản ảnh chống tham nhũng ta vẫn làm đấy chứ. Sở dĩ ít phản ảnh lên báo về tham nhũng vì không có bằng chứng. Không có bằng chứng thì sẽ như ông Kim Quốc Hoa và báo “Người Cao Tuổi”. Vậy thì phải có bằng chứng. Nói thi công chức tốn hàng trăm triệu? Bằng chứng đâu? Hối lộ hàng tỷ, hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ để nhận dự án? Bằng chứng đâu? Tất cả đều không có. Theo báo cáo nhiều ngành, nhiều địa phương không có tham nhũng. Đảng ra “Nghị quyết TW 4“ chủ yếu để răn đe chứ ở ta làm gì có tham nhũng. Không có tham nhũng hoặc ít tham nhũng thì báo chí làm gì có đề tài mà khai thác. Những đề tài như “niềm tin”, “dân oan” báo chí cách mạng cũng có ý kiến tích cực. Ở ta, dân tuyệt đối tin tưởng vào Đảng và làm gì có “dân oan” như bọn xấu tuyên truyền.
Tóm lại, ngoài những vấn đề nhạy cảm (cần phải có tính xác thực mới phản ảnh lên báo chí được) còn thì chúng ta tha hồ khai thác đủ loại đề tài, không bị chế tài cấm đoán. Dân ta tha hồ hưởng thụ những thành quả vĩ đại của báo chí cách mạng nước nhà.
Chúc báo chí cách mạng ngày càng phát triển. Chúc đội ngũ người làm báo ngày càng hùng hậu hơn nữa.
“Hiện nay, toàn quốc có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm, trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Mạng lưới phát thanh, truyền hình có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 03 đài phủ sóng mặt đất toàn quốc, gồm có Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương. Đến thời điểm này, cả nước có gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo, và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ...” Thật là một lực lượng hùng hậu.
Tôi rất bực mình với luận điệu của báo chí “lề trái”. Bọn chúng nói: tuy báo chí của chúng ta nhiều nhưng chỉ có một tổng biên tập là Ban tuyên giáo TW, tất cả nói theo cây gậy của tuyên giáo; báo chí cách mạng đa phần là lá cải, không dám đi sâu vào những vấn đề nhạy cảm như: Trung Quốc bá quyền ở Biển Đông, tham nhũng trong bộ máy nhà nước nhất là ở cấp cao, những chủ trương, chính sách sai lầm của Đảng và nhà nước... mà chỉ nhăm nhăm khai thác đề tài cướp, hiếp, giết người, lộ hàng, tình tay ba, tay tư, khe hở giữa hai đùi phụ nữ; những trò lố của giới văn nghệ sỹ....
Chúng không hiểu được vai trò to lớn của báo chí cách mạng. Đành rằng ở ta không có báo tư nhân, chỉ có báo do nhà nước quản lý. Cho báo chí tư nhân hoạt động rất có hại với chế độ. Bọn chúng sẽ viết linh tinh làm mất uy tín của Đảng và nhà nước. Chế độ nào cũng phải quản lý như thế thôi. Tôi ước quản lý chế độ ta phải chặt chẽ như các đồng chí Triều Tiên anh em. Đồng chí Ủn quả là có tài.
Phản ảnh nhiều những vụ án cướp của, giết người, hiếp dâm, đâm chém nhau, giới giang hồ, xã hội đen để nhân dân biết mà đề phòng, tự bảo vệ tính mạng và tài sản của mình. Những chuyện đó phản ánh nhiều nghe ra xã hội có vẻ thối nát nhưng đó chỉ là tàn dư của chế độ phong kiến, tư bản còn sót lại chứ chế độ XHCN làm gì có những chuyện xấu xa như vậy. Ta phải đấu tranh để những cái đó dần dần mất đi. Không phản ảnh chi tiết trên báo chí sẽ bị thế giới phê bình là thiếu minh bạch, không dám công khai. Khai thác về giới diễn viên, ca sỹ, lộ hàng, khỏa thân...để dân ta được xúc với văn minh nhân loại...
Những vấn đề “nhạy cảm” ít phản ảnh trên báo chí cũng có nguyên do của nó. Ở cạnh một nước lớn hùng mạnh, ta đâu có thể ra rả lên án họ được. Họ mà hắt hơi là ta nguy to. Đồng chí thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã khuyên là không nên ngả hẳn vào một bên (Mỹ hoặc TQ) sẽ rất nguy hiểm cho đất nước. Như vậy, theo cách hiểu của tôi là ta hãy làm tốt vai trò là diễn viên xiếc đi dây là được. Nhưng báo chí ta cũng có sáng kiến để lên án Trung Quốc. Ta không nói tàu TQ đâm tàu ngư dân Việt Nam thì ta nói “tàu lạ, nước lạ”. Nói như thế dân ta cũng hiểu mà TQ chẳng làm gì ta được. Thật là tài tình.
Phản ảnh chống tham nhũng ta vẫn làm đấy chứ. Sở dĩ ít phản ảnh lên báo về tham nhũng vì không có bằng chứng. Không có bằng chứng thì sẽ như ông Kim Quốc Hoa và báo “Người Cao Tuổi”. Vậy thì phải có bằng chứng. Nói thi công chức tốn hàng trăm triệu? Bằng chứng đâu? Hối lộ hàng tỷ, hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ để nhận dự án? Bằng chứng đâu? Tất cả đều không có. Theo báo cáo nhiều ngành, nhiều địa phương không có tham nhũng. Đảng ra “Nghị quyết TW 4“ chủ yếu để răn đe chứ ở ta làm gì có tham nhũng. Không có tham nhũng hoặc ít tham nhũng thì báo chí làm gì có đề tài mà khai thác. Những đề tài như “niềm tin”, “dân oan” báo chí cách mạng cũng có ý kiến tích cực. Ở ta, dân tuyệt đối tin tưởng vào Đảng và làm gì có “dân oan” như bọn xấu tuyên truyền.
Tóm lại, ngoài những vấn đề nhạy cảm (cần phải có tính xác thực mới phản ảnh lên báo chí được) còn thì chúng ta tha hồ khai thác đủ loại đề tài, không bị chế tài cấm đoán. Dân ta tha hồ hưởng thụ những thành quả vĩ đại của báo chí cách mạng nước nhà.
Chúc báo chí cách mạng ngày càng phát triển. Chúc đội ngũ người làm báo ngày càng hùng hậu hơn nữa.
-----
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét