“Dân trí thấp, không thể tùy tiện trưng cầu ý dân”…?
“Dân trí” là trí tuệ toàn dân tộc Việt Nam, mà ông PCT Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng “thấp” – Thử hỏi ông có xứng đáng là đại biểu đại diện cho nhân dân không?
Trong lịch sử Việt nam đã ghi nhận cuộc trưng cầu dân ý năm 1955 của chính quyền VNCH. Câu hỏi đặt ra ở đây là vào thời điểm 1955, dân trí của đồng bào miền Nam Việt Nam cao hơn dân trí của đồng bào ở thời điểm hiện tại?
Chính vì suy nghĩ như vậy, nên một số đại biểu cho dân đang ngồi làm Luật trưng cầu ý dân, muốn đưa hết các vấn đề quan trọng nhất đối với dân tộc Việt Nam vào vùng cấm, không đưa ra trưng cầu ý dân, để một nhóm nhỏ giành quyền quyết định. Xin hỏi các vị, sao không chịu suy nghĩ, tìm hiểu xem mục đích sinh ra Luật này làm gì ? Tại sao không tìm hiểu kinh nghiệm của các nước văn minh, có trình độ phát triển cao, họ đã có luật này từ mấy trăm năm mà học tập?
Một người như ông Hà Minh Huệ mà cũng làm Phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, không lẽ Hội hết người rồi sao? Lối suy nghĩ coi thường dân kiểu như thế. Họ không hiểu rằng dân mới chính là bậc thầy của họ. Cứ tưởng mình ngồi lên chiếc ghế nào đó, là trí tuệ đỉnh cao rồi. Lúc mắc tội ra tòa thì ông nào cũng nhận là do trình độ nhận thức hạn chế nên phạm tội.
Xin hỏi ông Huệ có dám thông báo tổ chức một buổi tọa đàm công khai cùng với dân, về bất cứ chủ đề gì, có ghi hình phát cho cả thế giới biết, xem dân trí Việt Nam thấp hay quan trí như ông thấp không?
Hình như ông Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam không nhận thấy và cũng quên mất một nguyên lý bất hủ: “Nâng thuyền lên là dân, lật thuyền cũng là dân”.
(Theo truongtansang.net)
Trong lịch sử Việt nam đã ghi nhận cuộc trưng cầu dân ý năm 1955 của chính quyền VNCH. Câu hỏi đặt ra ở đây là vào thời điểm 1955, dân trí của đồng bào miền Nam Việt Nam cao hơn dân trí của đồng bào ở thời điểm hiện tại?
Chính vì suy nghĩ như vậy, nên một số đại biểu cho dân đang ngồi làm Luật trưng cầu ý dân, muốn đưa hết các vấn đề quan trọng nhất đối với dân tộc Việt Nam vào vùng cấm, không đưa ra trưng cầu ý dân, để một nhóm nhỏ giành quyền quyết định. Xin hỏi các vị, sao không chịu suy nghĩ, tìm hiểu xem mục đích sinh ra Luật này làm gì ? Tại sao không tìm hiểu kinh nghiệm của các nước văn minh, có trình độ phát triển cao, họ đã có luật này từ mấy trăm năm mà học tập?
Một người như ông Hà Minh Huệ mà cũng làm Phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, không lẽ Hội hết người rồi sao? Lối suy nghĩ coi thường dân kiểu như thế. Họ không hiểu rằng dân mới chính là bậc thầy của họ. Cứ tưởng mình ngồi lên chiếc ghế nào đó, là trí tuệ đỉnh cao rồi. Lúc mắc tội ra tòa thì ông nào cũng nhận là do trình độ nhận thức hạn chế nên phạm tội.
Xin hỏi ông Huệ có dám thông báo tổ chức một buổi tọa đàm công khai cùng với dân, về bất cứ chủ đề gì, có ghi hình phát cho cả thế giới biết, xem dân trí Việt Nam thấp hay quan trí như ông thấp không?
Hình như ông Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam không nhận thấy và cũng quên mất một nguyên lý bất hủ: “Nâng thuyền lên là dân, lật thuyền cũng là dân”.
(Theo truongtansang.net)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét