Lịch sử Nga được biết đến với những vị Đại đế Ivan III vĩ đại, Ivan IV Bạo chúa, Sa hoàng Pyotr I Đại đế, Nữ hoàng Ekaterina Đại đế, hoàng đế Aleksandr III,… Sự tồn tại các triều đại Nga cai trị đầy quyền lực và chuyên chế gắn liền với Chính thống giáo Đông phương. Chính thống giáo Đông phương là biểu trưng của sự tan rã, phân ly nơi Giáo hội Công giáo La Mã. Việc ra đời của Chính thống giáo Đông phương gắn kết chặt chẽ với hệ thống chính trị Đế quốc Nga.
Thời Triều đại Sa hoàng Pyotr I, Chính thống giáo Đông phương được sáp nhập vào cơ cấu hành chính quốc gia, Sa hoàng Pyotr I đã biến Giáo hội Chính thống giáo thành một công cụ, một vũ khí cực kỳ lợi hại của chính quyền chuyên chế.
Nhằm thỏa mãn quyền lực, sự thụ hưởng,… phục vụ cho tầng lớp thống trị. Chính thống giáo Nga cho phép những vị lãnh tụ tinh thần được uống rượu và chế độ đa thê được chấp nhận. Những vị Sa hoàng đã biến Chính thống giáo thành một công cụ hữu hiệu để trói buộc tư tưởng các thành phần, tầng lớp xã hội. Trong đó, tầng lớp nông nô bị “hớp hồn” về tư tưởng tôn giáo, tinh thần nên luôn luôn quy thuận, đánh mất khả năng tự chủ, tính phản kháng. Còn các vị lãnh chúa, chúa đất, các công tước, tầng lớp quý tộc, Tăng lữ ,… cũng quy thuận những vị Sa hoàng do sự thỏa mãn tính hưởng thụ, phóng túng, quyền lợi… Những vị Sa hoàng chuyên chính đã rất sáng suốt khi biến tôn giáo thành một công cụ thao túng quyền lực, một chiêu bài chính trị, một lá bùa hộ mạng,…
Dưới sự hiểu biết nửa vời loài người đã chuyển thể tôn giáo thuần túy thành tôn giáo phi tôn giáo, tôn giáo không còn là tôn giáo đơn thuần. Những vị Sa hoàng đầy tham vọng đã quản lý đất nước thông qua công thức “Chuyên chế, Chính thống giáo, quốc gia và dân tộc”. Họ đã tạo nên những triều đại nước Nga huy hoàng nhưng đáng tiếc là sự độc tài, chuyên quyền, tàn bạo đã “bóp ngạt” “cửa sống” của tầng lớp nông nô. Trong sự bần cùng, túng quẩn tầng lớp nông nô đã “phản kháng trong tuyệt vọng” thông qua sự lãnh đạo của những tổ chức, những lực lượng đối lập với chính quyền chuyên chế.
Trải qua quãng thời gian dài đằng đẳng vài trăm năm cùng vô số cuộc nổi loạn, kết quả là sự ra đời của Liên Bang Xô Viết hùng cường.
Đáng tiếc là sự cực đoan nơi thành phần Bôn - sê - vích đã “tẩy chay” tôn giáo qua tư tưởng Chủ nghĩa duy vật nửa vời, chủ nghĩa vô thần đã được gieo vào lòng giới trẻ cũng như mọi thành phần xã hội. Chối bỏ sự tồn tại của thế giới tâm linh là sai lầm không dễ tha thứ của Đảng Quốc Tế Vô Sản, Học thuyết Mác - Lê Nin. Điều này thể hiện góc nhìn chủ quan, phiến diện, thiếu sáng rõ và kém hiểu biết của những nhà tư tưởng hàng đầu trên thế giới.
Mác đã từng nói:
Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.
Mác và các nhà tư tưởng xã hội hàng đầu đã hoàn toàn sai khi quy chụp việc các Sa hoàng chuyên chế, Các đế chế độc tài lợi dụng Công giáo, Hồi giáo, Phật Giáo,… để thao túng xã hội là những hạn chế của tôn giáo rồi vội vàng xóa bỏ tôn giáo. Tôn giáo là mê tín, cuồng tín, dị đoan, là tri thức sai lầm kém hiểu biết của nhân loại. Họ vội vàng, chủ quan nên quên rằng nếu những tổ chức tôn giáo bị chi phối bởi chính trị thì đó chỉ là những tôn giáo trá hình, mị dân, tôn giáo sai trái,… Điều mà các nhà tư tưởng, tri thức nhân loại cần làm là “bóc trần sự thật” để nhân loại thấu rõ mà không rơi vào cuồng tín, mê loạn chứ không phải là xóa bỏ hoàn toàn mọi tôn giáo, thế giới tâm linh, vội gạt bỏ giá trị có thật của tôn giáo, an định nội tâm con người, góp phần cho sự ổn định bền vững xã hội.
Lý giải những vấn đề siêu hình mà dựa trên cơ sở khoa học, duy vật biện chứng không thể lý giải được. Nhưng những vấn đề siêu hình đó, thế giới tâm linh, trạng thái tồn tại của những người chết,… là thật có bởi lẽ có rất nhiều người đã tiếp cận được phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên do hạn chế tri thức những người được tiếp xúc với cõi vô hình không thể chứng minh cho những nhà duy vật biện chứng chủ quan sự tồn tại của thế giới tâm linh bằng cơ sở khoa học thực thể. Họ chỉ giữ sự hiểu biết về thế giới tâm linh bằng niềm tin và một mớ mơ hồ hỗn độn. Cũng chính do sự hạn chế kiến thức mà những người theo chủ nghĩa duy tâm không thể dùng tư duy luận đưa ra những luận chứng, chứng cứ logic, xác đáng để chứng thực sự tồn tại thế giới tâm linh.
Ngoài vấn đề hạn chế kiến thức nhân loại việc xóa bỏ, không tin nhận cõi vô hình còn gắn liền với yếu tố thời đại. Lúc bấy giờ, chủ nghĩa duy tâm đang bị thất thế trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa duy vật được cho rằng tiến bộ hơn. Những cuộc thanh trừng tư tưởng sai biệt, những tòa án xử dị giáo, tà giáo,… rất tàn khốc, đẫm máu khiến các nhà lãnh đạo học thuyết duy tâm bất an, im lặng tự cứu mình.
Thêm nữa, những học giả theo chủ thuyết duy tâm lại là những người gom góp kiến thức tôn giáo tạo vỏ bọc học giả cho chính mình mà họ không có sự chứng nghiệm về sự tồn tại, mối liên hệ giữa thế giới vật chất và thế giới vô hình.
Thế nên họ gần như hoàn toàn không có khả năng biện giải, bảo vệ sự hiểu biết của chính mình. Còn những bậc chứng ngộ chưa hoàn toàn thì “quen thói” ở ẩn, thể hiện “Chân nhân bất lộ tướng” và Mặc “Chuyện của thiên hạ”, tự thủ bàng quan…
Kết quả sự sai lầm của thành phần Bôn - Sê - Vích Liên Xô là sự sụp đổ, tan rã Liên Bang Xô Viết hùng mạnh, cường thịnh. Bởi lẽ, theo chủ thuyết vô thần “Con người chết là hết, không còn gì nữa cả”.
Vậy nên vấn đề đặt ra là con người nên sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ để thu gom quyền lợi, tiền của, địa vị, chức danh,… hay là sống chuẩn mực, có nhân cách, đạo đức, chan hòa bình đẳng cùng nhau?
Không mất quá nhiều thời gian cho việc chọn lựa, “Chết là hết” thì không nên sống đạo đức chuẩn mực mà làm gì?
Bởi lẽ càng thanh cao, càng nghèo mạt, bần cùng và lối sống thực dụng tự tư, tự lợi, ích kỷ,… được “nuôi cấy” trong lòng mỗi con người ngay cả khi đứa trẻ mới ra đời. Và … điều gì đến sẽ phải đến. Mọi thành phần, tầng lớp xã hội ở nước Nga Xô Viết rơi vào tâm bão Lòng Tham Con Người, thế là mạnh cha gom góp, mạnh con gom góp,… tài sản công mau chóng bị phù phép thành tài sản tư. Những người lãnh đạo thuộc giai cấp vô sản mau chóng trở thành những nhà tư sản tài phiệt, chuyên chính,…
Cộng với một vài sai lầm trong quá trình vận hành đất nước đã xé Liên Bang Xô Viết ra thành Nước Nga và các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập,…
Tương tự như vậy, các nước Tư Bản Phương Tây, Mỹ,… cũng chịu tác động của học thuyết duy vật biện chứng lần lượt rơi vào khủng hoảng chính trị, kinh tế, con người,… Điển hình là các cuộc khủng hoảng nợ công đình đám, đang lan rộng khắp nơi ở Châu Âu và trên toàn thế giới.
Tại sao các nước Phương Tây và Mỹ lại rơi vào tâm bão Lòng Tham Con Người chậm hơn Liên Bang Xô Viết và một số nước Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN)?
Bởi lẽ các nước Châu Âu và Mỹ có sự tự do tôn giáo hơn so với các nước XHCN, Công giáo được phát triển rộng khắp trên mọi vùng miền Phương Tây. Còn các nước XHCN trong thời kỳ đầu đã kịch liệt xóa bỏ duy tâm, tôn giáo có nơi diễn ra đến cực đoan. Chủ nghĩa vô thần đã sớm ngấm vào máu, vào tư tưởng con người, chủ nghĩa thực dụng được du nhập từ Phương Tây mau chóng biến thể và nhấn chìm sự ổn định vốn mong manh, chưa đạt mức bền vững của Liên Bang Xô Viết và đồng minh. Cái giá của sự hiểu biết về duy vật biện chứng không đúng mực, một sự hiểu biết nửa vời là phá vỡ sự cân bằng nội tâm con người đồng nghĩa với việc phá vỡ những hình thái xã hội ổn định, bền vững, đẩy nhân loại vào mớ hỗn độn, rối ren, tù mù, không lối thoát.
Các nước Phương Tây thời thế chiến thứ I, thứ II giàu có, cường thịnh là vậy như trong lòng người Phương Tây có sự bấn loạn, xáo trộn, không thực sự hạnh phúc.
Việc tiến hành xâm chiếm các nước khác làm thuộc địa là nhằm khai hóa, khai sáng tri thức con người ở những nước nghèo ngoài việc cướp bóc sản vật, của báu,… người Phương Tây còn “âm thầm” học hỏi tri thức tôn giáo nhằm an định những “Tâm hồn tội lỗi”, nội tâm của người Phương Tây.
Nhưng đáng tiếc là tri thức có trong kinh sách cổ của các tôn giáo cũng không giúp người Phương Tây an định, cân bằng nội tâm thực sự. Bởi lẽ nguồn tri thức trong kinh sách cổ cho dù có quý báu đi chăng nữa thì nó cũng chỉ là vật chết, nó chỉ có thể chứa đựng thông tin chứ không thể chứng thực, lý giải hiện tượng, sự tồn tại thế giới tâm linh trên cơ sở lập luận biện chứng, tư duy khoa học, logic.
Muốn thấu rõ, sống được với giá trị của nguồn tri thức về thế giới tâm linh gần đúng đòi hỏi việc tiếp cận, học hỏi những người có thực chứng ngộ đạo. Nhưng tôn giáo ở Phương Đông đã bị thất truyền bởi do công cuộc xóa bỏ, tẩy chay chủ nghĩa duy tâm trên phạm vi toàn thế giới. Vì thế ngôn từ chứa trong kinh sách cổ trở nên vô giá trị vì thiếu người thực chứng. Bởi do các nước Phương Tây chỉ du nhập “phần xác” mà không thể lĩnh hội được “phần hồn” của giá trị tôn giáo nên tôn giáo trở thành một “Cổ vật cần gìn giữ cho muôn đời sau dù rằng nhân loại chẳng biết giữ lại để làm gì?”.
Một đáng tiếc khác xảy ra khi “gieo mầm” tôn giáo ở các nước Phương Tây là gieo mầm tôn giáo Thần quyền để dễ bề cai trị,… Ky tô giáo, Hồi giáo,… được người Phương Tây quy thuận từ đó trói buộc tư duy, nhận thức của phần lớn nhân loại. Đây là việc “Tính già hóa non”, việc làm góp phần đẩy các nước Phương Tây và Mỹ vào hàng loạt cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, nợ công, tôn giáo,… ở thời điểm hiện tại.
Bởi lẽ dù thừa nhận Thượng Đế, Chúa Jesu hay Thánh Ala là Đấng quyền năng tôn thờ và niềm tin chết về cộng trú mãi mãi với Đấng quyền năng thì đều đồng nghĩa với việc con người bị lệ thuộc Đấng quyền năng.
Con người đã lệ thuộc thì khó có thể đạt đến sự tự do tâm hồn, cân bằng nội tâm. Tin nhận mãi mà chẳng có một “Dấu lạ” của Đấng quyền năng cho nên tôn giáo chỉ còn là một ít niềm tin còn đọng lại trong mỗi con người,… Tôn giáo bỗng chốc trở thành một món trang sức rẻ tiền cho những người tin nhận vào chủ nghĩa duy tâm.
Rồi thì … sự học hỏi, việc giáo dục chịu ảnh hưởng gần như tuyệt đối của chủ nghĩa duy vật khoa học, chủ nghĩa thực dụng,… thế giới tâm linh càng thêm nhạt nhòa. Lòng tham, sự kém hiểu biết tổng thể, tính thực dụng, sự hưởng thụ dần dìm xã hội Phương Tây vào những rối ren, hỗn độn, khủng hoảng liên hoàn. Đó thật sự là sai lầm của toàn nhân loại. Một sai lầm ngớ ngẩn, tệ hại của chủ nghĩa duy vật biện chứng nửa vời.
Khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng nửa vời hướng con người đến mục tiêu đầy tham vọng, con người - nhân loại cần biết tất cả mọi thứ, con người sẽ làm chủ tất cả vũ trụ.
Nhưng… tri thức nhân loại duy vật biện chứng nửa vời quên bỏ một điều cực kỳ quan trọng là:
-Ta đã biết gì về ta?
- Con người biết gì về con người?
- Ta làm chủ tất cả mà không làm chủ được chính mình?
Mỗi người không tự hiểu chính mình, không từng làm chủ tư duy, nhận thức, giá trị của chính mình…
Phải chăng đây là sai lầm không dễ thứ tha của khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng và tri thức con người đương đại?
(Bài viết có sự liên kết với bài Giải Mã Hiện Tượng Bắc Triều Tiên)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét