Việt Nam lên án Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc
"Đề nghị lưu hành hai văn bản “như là những tài liệu chính thức của Đại hội đồng LHQ” thì vẫn quá yếu. Sẽ chẳng mấy ai chú ý tới hàng vạn tài liệu chính thức kiểu này.
“Tình hình căng thẳng hiện nay xuất phát từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam,” Việt Nam nói.
Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đã tấn công cả tàu thực thi pháp luật và tàu của ngư dân.
Hành động của Trung Quốc “không chỉ vi phạm quy định cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế mà còn là hành động vô nhân đạo đối với những người đi biển”.
Việt Nam cũng nói với LHQ rằng Trung Quốc “khước từ” các “nỗ lực và thiện chí của Việt Nam để giải quyết tình hình căng thẳng”.
Theo phía Việt Nam, từ ngày 2/5, Việt Nam đã “gửi công hàm, giao thiệp trên 30 lần ở nhiều cấp khác nhau” để phản đối Trung Quốc.
Chủ quyền Hoàng Sa
Văn bản thứ hai của Việt Nam nói Việt Nam “hoàn toàn bác bỏ” yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam cho biết trong các trao đổi gần đây, Trung Quốc dẫn ra một số “bằng chứng lịch sử”, nhưng Việt Nam nói chúng “không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện”.
“Các ghi chép lịch sử cho thấy Trung Quốc hiểu rằng chủ quyền của họ chưa bao giờ có quần đảo Hoàng Sa,” phía Việt Nam nhấn mạnh.
Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa"
Văn bản của Việt Nam cũng bác bỏ những tư liệu gần đây được Trung Quốc dẫn ra để nói Việt Nam từng công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa.
Việt Nam nói Trung Quốc “cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975”.
“Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa,” văn bản nói.
Việt Nam cũng nhấn mạnh vào tháng 9 năm 1975, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nói với lãnh đạo Việt Nam Lê Duẩn tại Bắc Kinh rằng “với nguyên tắc thông qua Hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng, sau này hai nước sẽ bàn bạc giải quyết”.
Việt Nam cho rằng đây là bằng chứng Trung Quốc nhận thức được “vấn đề chủ quyền không được dàn xếp có lợi cho phía Trung Quốc qua các phát biểu hay thỏa thuận trước đây”.
Gần đây các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, từ Tổng Bí thư đến Thủ tướng, đều đề cập khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế vì vụ giàn khoan.
Theo BBC
Việt Nam đề nghị Liên Hiệp Quốc (LHQ) lưu hành hai văn bản về lập trường của Việt Nam về vụ giàn khoan Hải Dương – 981 và chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Diễn biến mới nhất xảy ra hôm 3/7, khi Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, một lần nữa gửi thư cho Tổng thư ký Ban Ki-moon. Đại sứ Trung đề nghị lưu hành hai văn bản “như là những tài liệu chính thức của Đại hội đồng LHQ”, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tàu hai nước tiếp tục va chạm hàng ngày tại vùng biển đặt giàn khoan
Văn bản thứ nhất “bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp lý” hai văn bản của Trung Quốc gửi cho Tổng thư ký Ban Ki-moon ngày 22/5 và 9/6. Theo thông cáo của Việt Nam, văn bản gửi LHQ nói Trung Quốc “làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng các hành động vi phạm luật pháp quốc tế”.“Tình hình căng thẳng hiện nay xuất phát từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam,” Việt Nam nói.
Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đã tấn công cả tàu thực thi pháp luật và tàu của ngư dân.
Hành động của Trung Quốc “không chỉ vi phạm quy định cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế mà còn là hành động vô nhân đạo đối với những người đi biển”.
Việt Nam cũng nói với LHQ rằng Trung Quốc “khước từ” các “nỗ lực và thiện chí của Việt Nam để giải quyết tình hình căng thẳng”.
Theo phía Việt Nam, từ ngày 2/5, Việt Nam đã “gửi công hàm, giao thiệp trên 30 lần ở nhiều cấp khác nhau” để phản đối Trung Quốc.
Chủ quyền Hoàng Sa
Văn bản thứ hai của Việt Nam nói Việt Nam “hoàn toàn bác bỏ” yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam cho biết trong các trao đổi gần đây, Trung Quốc dẫn ra một số “bằng chứng lịch sử”, nhưng Việt Nam nói chúng “không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện”.
“Các ghi chép lịch sử cho thấy Trung Quốc hiểu rằng chủ quyền của họ chưa bao giờ có quần đảo Hoàng Sa,” phía Việt Nam nhấn mạnh.
Văn bản của Việt Nam cũng bác bỏ những tư liệu gần đây được Trung Quốc dẫn ra để nói Việt Nam từng công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa.
Việt Nam nói Trung Quốc “cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975”.
“Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa,” văn bản nói.
Việt Nam cũng nhấn mạnh vào tháng 9 năm 1975, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nói với lãnh đạo Việt Nam Lê Duẩn tại Bắc Kinh rằng “với nguyên tắc thông qua Hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng, sau này hai nước sẽ bàn bạc giải quyết”.
Việt Nam cho rằng đây là bằng chứng Trung Quốc nhận thức được “vấn đề chủ quyền không được dàn xếp có lợi cho phía Trung Quốc qua các phát biểu hay thỏa thuận trước đây”.
Gần đây các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, từ Tổng Bí thư đến Thủ tướng, đều đề cập khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế vì vụ giàn khoan.
Theo BBC
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét