Ngày 27 Tháng Tư, 2014, Thủ Tướng Nam Hàn Chung Hong-won đệ đơn lên tổng thống xin từ chức sau vụ chìm phà Sewol làm cho 300 người tử vong. Vụ chìm phà Sewol không nằm trong sự kiểm soát trực tiếp của thủ tướng, nhưng ông Chung cho rằng ông có lỗi vì đã không ngăn được tai nạn thảm khốc này, và chính phủ phải có trách nhiệm về an sinh của dân chúng.
Tại Nhật năm 2011, sau khi có vụ động đất 9 độ richter, gây nên một trận sóng thần lớn, nhà máy điện nguyên tử Fukushima nổ cháy bốn lần, gây phóng xạ lớn phải di tản dân chúng.
Mặc dù nguyên nhân vụ nổ tại đây chưa tìm ra nguyên nhân, các cấp lãnh đạo của Công Ty Ðiện Lực Tokyo đã đứng ra nhận lỗi và xin lỗi với đồng bào của họ và chấp nhận mọi hình thức trừng phạt, thừa nhận vì các giới chức trách nhiệm không lường trước hậu quả của trận động đất và sóng thần vừa qua.
Trên thế giới có người từ chức vì nhận mình có lỗi không xứng đáng với chức vụ cấp trên giao phó cho mình, như một ông bộ trưởng hỏa xa từ chức vì có chuyến xe lửa trật đường rầy, gây chết chóc cho dân chúng hay ông thủ tướng từ chức vì bị tố cáo nhận quà một chai rượu quá đắt tiền. Ðiều này chứng tỏ con người tôn trọng danh dự và có trách nhiệm, điều này quý hơn là một chức vụ, cái ghế ngồi, nhờ đó có thể kiếm được nhiều bổng lộc, tư lợi.
Ở Việt Nam ngày nay, người ta đã không có thứ văn hóa nhận lỗi, chuyên ngậm miệng ăn tiền, mặt trơ mày trẽn mà còn thêm thói quen đổ lỗi.
Theo nguồn tin của Vnexpress trong nước chỉ trong 10 ngày đầu của Tháng Bảy, trong ngành hàng không ở Việt Nam đã có 1,100 chuyến bay bị chậm trễ hoặc hủy bỏ.
Một chuyến bay từ Thanh Hóa đi Sài Gòn bị hủy do thời tiết xấu, nhưng để hành khách phải đợi 14 tiếng đồng hồ sau đó hành khách được chuyển từ Thanh Hóa ra sân bay Hà Nội. Có chuyến bay cất cánh rồi, bị hành khách đòi xuống vì có việc gia đình khẩn cấp, có chuyến bay khách đến đúng giờ thì máy bay đã cất cánh cách đó một tiếng đồng hồ rồi. Có chuyến bay trễ vì một cái...lông chim!
Ðêm 19 Tháng Sáu, máy bay của VietJet Air chở khách đi Ðà Lạt nhưng lại hạ cánh xuống Cam Ranh, vì máy bay đi Ðà Lạt bị trục trặc không bay được, phải dồn khách sang chiếc máy bay đã chuẩn bị đi Cam Ranh. Nhưng phi công trưởng là người Czech, không ai cho phi hành đoàn biết là đã đổi lộ trình, nên phi công vẫn đi Cam Ranh như chương trình đã định. Ðúng là chuyện thật như đùa, không khác gì chuyện làm của trẻ con!
Tổng giám đốc Vietnam Airline cho rằng sai sót là do sân bay quá tải vào giờ cao điểm, thiếu phương tiện mặt đất, có cạnh tranh bất chính giữa các hãng hàng không, do thời tiết, tình trạng yếu kém của dịch vụ sân bay, chậm giờ, hủy chuyến là do các hãng dồn chuyến như dồn khách xe đò để tăng doanh thu. Nói chung là tại, bởi, vì... không phải lỗi của người có trách nhiệm, nói rõ là ông lãnh đạo hàng không Việt Nam hay ông bộ trưởng Giao Thông.
Cũng nói về chuyện giao thông, đường sá cầu cống hiện nay bị hư hỏng, lún... thì các vị có trách nhiệm đổ lỗi cho xe dùng đường quá tải, mà không truy cứu trách nhiệm, ai đã thi công sai sót, ăn cắp nguyên liệu. Nhiều tờ báo trong nước đã nêu rõ chuyện xa lộ Ðại Hàn vòng đai Sài Gòn, làm đã trên 40 năm nay vẫn còn sử dụng tốt, vậy thì ưu điểm của XHCN là gì? Ngay vụ một cây cầu lòi ra xi măng cốt tre khi xe vận tải chạy qua ở Biên Hòa mới đây, chưa thấy nêu rõ lỗi ai, ai thi công và biện pháp trừng phạt như thế nào, chung quy cũng tại cái xe hay cái chân nặng nề của thằng... dân.
Chuyện đã có người nói và nói đi nói đi lại mãi là vụ cây cầu treo ở bản Chu Va 6, xã Sơn Bình (Lai Châu) sáng ngày 24 Tháng Hai bất ngờ bị đứt rơi xuống vực, khiến 9 người chết, 41 người bị thương, khi hàng chục người dân ở đang đi theo một đám tang trên cầu. Chuyện này, đáng ra những người có trách nhiệm làm cầu phải bị tử hình, ở tù hay mất chức, như Kim Jong-Un đã xử tử ba anh kỹ sư khi một chung cư bị sụp đổ bên Bắc Hàn, giết chết hàng trăm người, thì lại được một thiếu tướng, giám đốc công an tỉnh Lai Châu, không chuyên môn mà chẳng trách nhiệm, dám tuyên bố khẳng định cầu sập là do quá tải và “vì người Hmong khi khiêng quan tài thường đi rất nhanh.” Ðúng là “phủ bênh huyện, huyện bênh phủ,” vì huyện hay phủ đều là đảng.
Ðã 40 năm trôi qua, những tệ nạn xã hội hiện nay, mỗi ngày được ngay cả các cơ quan truyền thông của chính phủ và đảng loan báo, tệ nạn mại dâm tràn lan, xì ke ma túy đầy dẫy, cướp bóc lộng hành thì quý vị đổ lỗi cho là... “tàn dư Mỹ Ngụy.” Tàn dư này là những thứ xấu xa, dơ bẩn còn sót lại, như những hạt giống vừa bẩn vừa độc. Những hạt giống này chẳng may còn vương vãi lại trên một mảnh đất bùn lầy độc địa nên càng ngày càng nở rộ, sinh sôi, nảy nở phát triển tràn lan. Những người điều hành đất nước hiện nay hoàn toàn không có trách nhiệm.
Chuyện công an đánh chết người khi thẩm vấn là vì, do chúng không chịu nhận cái tội mà chúng không làm. Quan chức còn tham nhũng là vì lương không đủ sống. Cướp bóc là vì không chịu đi làm, trong khi kiếm không ra việc làm. Xã hội nhan nhản người đi ăn trộm chó, là vì người ta thích ăn thịt chó. Người ta giết người bắt chó vô tội vạ, không có bản án là vì người dân quá “bức xúc!”
Các vị cứ ngồi đó cho đến lúc bị cất chức, càng lâu càng tốt. Nói như ông thủ tướng khi bị các đại biểu Quốc Hội chất vấn và đòi ông từ chức vì những yếu kém của ông, ông đã thẳng thừng trả lời, “Tôi không xin với đảng cho tôi giữ chức vụ này hay chức vụ khác. Mặt khác tôi cũng không thoái thác bất cứ trách nhiệm nào mà đảng và nhà nước đã giao phó.” Sau đó ông nói thêm đảng hiểu rõ năng lực, tư cách, tâm tư, nguyện vọng và ông cũng nghiêm túc báo cáo về bản thân mình trước đảng. Nói chung là đảng hiểu ông, phân công cho ông, và hay, dở, ông báo cáo trước đảng, dính gì đến ba thằng dân. Các bộ trưởng hay tổng giám đốc đều do ông bổ nhiệm sẽ theo đường lối của ông, không từ chối những gì đảng đã giao phó, chỉ trách nhiệm với đảng.
Ðảng hay dân trả lương cho họ?
Những người cai trị này coi dân như ...cừu!
Trên thế giới có người từ chức vì nhận mình có lỗi không xứng đáng với chức vụ cấp trên giao phó cho mình, như một ông bộ trưởng hỏa xa từ chức vì có chuyến xe lửa trật đường rầy, gây chết chóc cho dân chúng hay ông thủ tướng từ chức vì bị tố cáo nhận quà một chai rượu quá đắt tiền. Ðiều này chứng tỏ con người tôn trọng danh dự và có trách nhiệm, điều này quý hơn là một chức vụ, cái ghế ngồi, nhờ đó có thể kiếm được nhiều bổng lộc, tư lợi.
Ở Việt Nam ngày nay, người ta đã không có thứ văn hóa nhận lỗi, chuyên ngậm miệng ăn tiền, mặt trơ mày trẽn mà còn thêm thói quen đổ lỗi.
Theo nguồn tin của Vnexpress trong nước chỉ trong 10 ngày đầu của Tháng Bảy, trong ngành hàng không ở Việt Nam đã có 1,100 chuyến bay bị chậm trễ hoặc hủy bỏ.
Một chuyến bay từ Thanh Hóa đi Sài Gòn bị hủy do thời tiết xấu, nhưng để hành khách phải đợi 14 tiếng đồng hồ sau đó hành khách được chuyển từ Thanh Hóa ra sân bay Hà Nội. Có chuyến bay cất cánh rồi, bị hành khách đòi xuống vì có việc gia đình khẩn cấp, có chuyến bay khách đến đúng giờ thì máy bay đã cất cánh cách đó một tiếng đồng hồ rồi. Có chuyến bay trễ vì một cái...lông chim!
Ðêm 19 Tháng Sáu, máy bay của VietJet Air chở khách đi Ðà Lạt nhưng lại hạ cánh xuống Cam Ranh, vì máy bay đi Ðà Lạt bị trục trặc không bay được, phải dồn khách sang chiếc máy bay đã chuẩn bị đi Cam Ranh. Nhưng phi công trưởng là người Czech, không ai cho phi hành đoàn biết là đã đổi lộ trình, nên phi công vẫn đi Cam Ranh như chương trình đã định. Ðúng là chuyện thật như đùa, không khác gì chuyện làm của trẻ con!
Tổng giám đốc Vietnam Airline cho rằng sai sót là do sân bay quá tải vào giờ cao điểm, thiếu phương tiện mặt đất, có cạnh tranh bất chính giữa các hãng hàng không, do thời tiết, tình trạng yếu kém của dịch vụ sân bay, chậm giờ, hủy chuyến là do các hãng dồn chuyến như dồn khách xe đò để tăng doanh thu. Nói chung là tại, bởi, vì... không phải lỗi của người có trách nhiệm, nói rõ là ông lãnh đạo hàng không Việt Nam hay ông bộ trưởng Giao Thông.
Cũng nói về chuyện giao thông, đường sá cầu cống hiện nay bị hư hỏng, lún... thì các vị có trách nhiệm đổ lỗi cho xe dùng đường quá tải, mà không truy cứu trách nhiệm, ai đã thi công sai sót, ăn cắp nguyên liệu. Nhiều tờ báo trong nước đã nêu rõ chuyện xa lộ Ðại Hàn vòng đai Sài Gòn, làm đã trên 40 năm nay vẫn còn sử dụng tốt, vậy thì ưu điểm của XHCN là gì? Ngay vụ một cây cầu lòi ra xi măng cốt tre khi xe vận tải chạy qua ở Biên Hòa mới đây, chưa thấy nêu rõ lỗi ai, ai thi công và biện pháp trừng phạt như thế nào, chung quy cũng tại cái xe hay cái chân nặng nề của thằng... dân.
Chuyện đã có người nói và nói đi nói đi lại mãi là vụ cây cầu treo ở bản Chu Va 6, xã Sơn Bình (Lai Châu) sáng ngày 24 Tháng Hai bất ngờ bị đứt rơi xuống vực, khiến 9 người chết, 41 người bị thương, khi hàng chục người dân ở đang đi theo một đám tang trên cầu. Chuyện này, đáng ra những người có trách nhiệm làm cầu phải bị tử hình, ở tù hay mất chức, như Kim Jong-Un đã xử tử ba anh kỹ sư khi một chung cư bị sụp đổ bên Bắc Hàn, giết chết hàng trăm người, thì lại được một thiếu tướng, giám đốc công an tỉnh Lai Châu, không chuyên môn mà chẳng trách nhiệm, dám tuyên bố khẳng định cầu sập là do quá tải và “vì người Hmong khi khiêng quan tài thường đi rất nhanh.” Ðúng là “phủ bênh huyện, huyện bênh phủ,” vì huyện hay phủ đều là đảng.
Ðã 40 năm trôi qua, những tệ nạn xã hội hiện nay, mỗi ngày được ngay cả các cơ quan truyền thông của chính phủ và đảng loan báo, tệ nạn mại dâm tràn lan, xì ke ma túy đầy dẫy, cướp bóc lộng hành thì quý vị đổ lỗi cho là... “tàn dư Mỹ Ngụy.” Tàn dư này là những thứ xấu xa, dơ bẩn còn sót lại, như những hạt giống vừa bẩn vừa độc. Những hạt giống này chẳng may còn vương vãi lại trên một mảnh đất bùn lầy độc địa nên càng ngày càng nở rộ, sinh sôi, nảy nở phát triển tràn lan. Những người điều hành đất nước hiện nay hoàn toàn không có trách nhiệm.
Chuyện công an đánh chết người khi thẩm vấn là vì, do chúng không chịu nhận cái tội mà chúng không làm. Quan chức còn tham nhũng là vì lương không đủ sống. Cướp bóc là vì không chịu đi làm, trong khi kiếm không ra việc làm. Xã hội nhan nhản người đi ăn trộm chó, là vì người ta thích ăn thịt chó. Người ta giết người bắt chó vô tội vạ, không có bản án là vì người dân quá “bức xúc!”
Các vị cứ ngồi đó cho đến lúc bị cất chức, càng lâu càng tốt. Nói như ông thủ tướng khi bị các đại biểu Quốc Hội chất vấn và đòi ông từ chức vì những yếu kém của ông, ông đã thẳng thừng trả lời, “Tôi không xin với đảng cho tôi giữ chức vụ này hay chức vụ khác. Mặt khác tôi cũng không thoái thác bất cứ trách nhiệm nào mà đảng và nhà nước đã giao phó.” Sau đó ông nói thêm đảng hiểu rõ năng lực, tư cách, tâm tư, nguyện vọng và ông cũng nghiêm túc báo cáo về bản thân mình trước đảng. Nói chung là đảng hiểu ông, phân công cho ông, và hay, dở, ông báo cáo trước đảng, dính gì đến ba thằng dân. Các bộ trưởng hay tổng giám đốc đều do ông bổ nhiệm sẽ theo đường lối của ông, không từ chối những gì đảng đã giao phó, chỉ trách nhiệm với đảng.
Ðảng hay dân trả lương cho họ?
Những người cai trị này coi dân như ...cừu!
Huy Phương
(Người Việt)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét