Ông Tập Cận Bình đã nắm cương vị lãnh đạo đất nước Trung Quốc gần 2 năm nay. Những ý kiến về Ông luôn là những nhận định từ hai phía. Các cuộc khảo sát về Tập Cận Bình của trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy rằng ông nhận được rất ít sự ủng hộ từ phương Tây, Trung Đông và các nước đang có mối quan hệ nguội lạnh với Trung Quốc là Nhật Bản và Phillipines. Tuy nhiên, những ngườ ủng hộ ông thường là những công dân của các nước châu Phi và kể cả những người dân Trung Quốc. Tại Trung Quốc, 92% ủng hộ sự lãnh đạo của Tập Cận Bình
Biếm họa của Zhu Zizun (TQ): Chủ tịch Tập Cận Bình đang cầm một lồng chim nhưng bên trong là một con dấu tượng trưng cho những nỗ lực chống tham nhũng của ông kể từ khi nhậm chức. ( Theo Dân trí)
Chính vì những nhận định trái ngược nhau về ông nên điều này đã chứng minh rằng Tập Cận Bình vẫn còn là một ẩn số. Liệu ông ta là một nhà cải cách hay là kẻ bảo thủ?
Ông Tập Cận Bình đã nắm chức tổng bí thư đảng năm vào tháng 11 năm 2012 và 6 tháng sau nắm luôn chức chủ tịch nước. Điều này chứng tỏ ông là người rất có năng lực. Ông là con trai của một người lính du kích. Cha của ông cũng là người thân cận với Đặng Tiểu Bình, người đã hồi sinh Trung Quốc với chương trình đổi mới. Do vậy, Tập Cận Bình sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan chức và có thế lực.
Sau khi tiếp nhận cương vị tối cao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nắm quyền điều hành đất nước, Tập Cận Bình đã ra tay chấn chỉnh nội bộ Đảng Cộng Sản, chính phủ và quân đội Trung Quốc. Do vậy, nhiều người còn cho rằng toàn bộ quyền lực đã nằm trong tay ông.
Người cải cách nhưng theo "lề lối"
Ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: sự suy giảm kinh tế, nạn tham nhũng, sự phân hóa giàu nghèo, tỷ lệ tội phạm cao, mội trường bị tàn phá. Ngoài ra, các cuộc bạo loạn và sự chia sẽ sắc tộc đang diễn ra ở các vùng tự trị của Trung Quốc, Tân Cương và Tây Tạng, và còn việc tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản.
Ông Kerry Brown, giáo sư về chính trị học Trung Quốc và là giám đốc viện nghiên cứu về Trung Hoa, cho biết rằng "Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang bước vào một kỷ nguyên đầy rẫy những thảm họa xã hội vẫn chưa được giải quyết".
Và Tập Cận Bình đã mang lại rất nhiều chương trình cải cách, đa số là nhằm vào cải cách nền kinh tế. Từng là người đứng dầu ở một tỉnh phía Nam Trung Quốc, Tập Cận Bình rất có kinh nghiệm điều hành nền kinh tế thị trường.
Brown, tác giả của cuốn " The New Emperors: Power and the Princelings in Modern China" nhận định rằng "Cho tới giờ thì có thể nói rằng ông ta đã khá thành công với các chính sách của mình đề ra."
Vẫn là người có tư tưởng bảo thủ
Dù đã đưa Trung Quốc trở thành một nước có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới nhưng Tập Cận Bình vẫn được cho là một người có óc bảo thủ.
Quyết tâm bảo vệ sự tồn tại của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã nhiều lần giảng về ý thức hệ cộng sản. Ông còn góp phần làm sống lại chính sách "phê và tự phê" của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Đối với những người bất đồng chính kiến, Tập Cận Bình ra sức đàn áp thẳng tay. Trong thời gian gần dây, Bắc Kinh đã bỏ tủ rất nhiều những nhà hoạt động nhân quyền và các blogger. Những vụ đàn áp các nhà bất đồng chính kiến đã chỉ ra rằng Tập Cận Bình không phải là con người có tư tưởng cấp tiến.
Teng Biao, luật sư chuyên ngành quyền con người và là lãnh đạo của phong trào dân sự Trung Quốc, nhận định rằng "ông Tập Cận Bình không phải là con người của đổi mới, ông ta muốn xây dựng một nền kinh tế lớn mạnh nhưng vẫn muốn bảo vệ chế độ độc tài của Trung Quốc".
Ưu tiên phát triển kinh tế
Tập Cận Bình luôn hiểu rõ rằng sự tồn vong của Đảng Cộng Sản Trung Quốc dựa vào vào sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Sidney Rittenberg, tác giả quyển sách "The Man Who Stayed Behind" cho rằng "mục tiêu chính hiện giờ của Tập Cận Bình là cải cách nội tình của Đảng Cộng Sản Trung Quốc để có thể tiến hành các chính sách cải cách để biến Trung Quốc thành một nước giàu có và thịnh vượng. Để thành công, Tập Cận Bình đã phải ra tay tiêu diệt những phe cánh bảo thủ trong nội bô của Đảng, những kẽ đang mất dần quyền lực và địa vị."
Một cuộc cách mạng mới
Dù Tập Cận Bình ra sức đàn áp người bất đồng chính kiến nhưng ông cũng đã cởi mở hơn trong việc đề cập đến những vấn đề "nhạy cảm". Một số chính sách của ông cũng được cho là sẽ có tác động đến nền chính trị, xã hội và nền kinh tế của Trung Quốc.
Quan trọng nhất là việc quản lý các trại lao động. Các trại lao động ở Trung Quốc hoạt động ngoài vòng pháp luật của Trung Quốc và đã dính líu tới các cáo buộc vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Các chính sách của Tập Cận Bình được cho rằng sẽ có ảnh hưởng tới hệ thống các trại lao động này.
Tập Cận Bình cũng đã tìm cách giải quyết vấn đề chính sách một con của Trung Quốc. Từ trước tới nay, chính sách một con của Trung Quốc được biết đến với sự man rợ của nó (các vụ phá thai bằng vũ lực và mẹ phải giết con mình).
Tập Cận Bình cũng đã nới lỏng quy định về hệ thống đăng ký thường trú. Điều này dẫn đến việc nhiều dân cư vùng ngoại ô di cư vào các thành phố. Chính sách này làm cho nguồn nhân lực thêm dồi dào hơn.
Đối với các ngành trước đây do doanh nghiệp nhà nước quản lý thì Tập Cận Bình cũng đã tìm cách tăng thêm tính cạnh tranh trong các lĩnh vực này, biến nền kinh tế Trung Quốc từ một nền kinh tế quốc doanh trì trệ thành nền kinh tế thị trường thật sự. Không những thế, ông ta còn chú trọng đến việc ngăn cản sự phân hóa giàu nghèo, tìm cách nâng cao mức sống của người dân hơn là chỉ chú trọng việc kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tập Cận Bình cũng lên kế hoạch xây dựng một nền tư pháp độc lập, một nền tư pháp không lệ thuộc vào sự chỉ đạo của Đảng như từ trước tới giờ.
Một thành công nổi bật khác của Tập Cận Bình là chiến dịch chống tham nhũng của ông. Kể từ khi ông lên cầm quyền, ông đã lôi ra ánh sáng những vụ án có dính liu đến các quan chức cấp cao, sĩ quan quân đội và các giám đốc của các tập đoàn công ty lớn. Đa số những kẻ bị cáo buộc tham nhũng là các sĩ quan quân đội và quan chức cấp cao trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Kế hoạch dài hạn
Hiện giờ, Tập Cận Bình vẫn đang tìm cách giải quyết những vấn đề gai gốc trước mắt (tham nhũng, sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước) trước khi đi vào những vần đề khác.
Tập Cận Bình được dự đoán là sẽ tại vị trong vòng 8 năm nữa nếu như ông tái đắc cử trong đại hội Đảng sắp tới. Tuy nhiên, về lâu về dài ông ta sẽ phải giải quyết những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Ông Brown cho rằng "Tăng trưởng kinh tế là không đủ. Tập Cận Bình phải bảm đảm được sự công bằng trong đời sống của mọi người dân Trung Quốc và mức sống phải được nâng cao và các vấn đề chính tri vẫn đang chờ một giải pháp hữu hiệu."
"Tập Cận Bình và các quan chức Trung Quốc phải thuyết phục được nhân dân Trung Quốc rằng những năm tới sẽ là thời gian tốt đẹp cho họ và phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản vì Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ cho họ cuộc sống giàu sang và thịnh vượng. Giấc mơ giàu đẹp của người Trung Quốc đã hiện hữu từ năm 1949."
Bất kể chính sách của Tập Cận Bình là gì, thì Tập Cận Bình phải đủ khả năng thuyết phục người dân để họ thấy được các chính sách và tầm nhìn chiến lược của ông.
Đôi dòng giới thiệu về tác giả bài viết: Jaime FlorCruz hiện đang sống và làm việc tại Trung Quốc từ năm 1971. Ông và đã từng theo học ngành Trung Hoa học tại đại học Perking (1977-1981). Ông từng là cộng tác viên cho tờ New York Time (1982-2000).
Jaime FlorCruz - CNN
Hoàng Việt Quốc dịch
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Biếm họa của Zhu Zizun (TQ): Chủ tịch Tập Cận Bình đang cầm một lồng chim nhưng bên trong là một con dấu tượng trưng cho những nỗ lực chống tham nhũng của ông kể từ khi nhậm chức. ( Theo Dân trí)
Chính vì những nhận định trái ngược nhau về ông nên điều này đã chứng minh rằng Tập Cận Bình vẫn còn là một ẩn số. Liệu ông ta là một nhà cải cách hay là kẻ bảo thủ?
Ông Tập Cận Bình đã nắm chức tổng bí thư đảng năm vào tháng 11 năm 2012 và 6 tháng sau nắm luôn chức chủ tịch nước. Điều này chứng tỏ ông là người rất có năng lực. Ông là con trai của một người lính du kích. Cha của ông cũng là người thân cận với Đặng Tiểu Bình, người đã hồi sinh Trung Quốc với chương trình đổi mới. Do vậy, Tập Cận Bình sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan chức và có thế lực.
Sau khi tiếp nhận cương vị tối cao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nắm quyền điều hành đất nước, Tập Cận Bình đã ra tay chấn chỉnh nội bộ Đảng Cộng Sản, chính phủ và quân đội Trung Quốc. Do vậy, nhiều người còn cho rằng toàn bộ quyền lực đã nằm trong tay ông.
Người cải cách nhưng theo "lề lối"
Ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: sự suy giảm kinh tế, nạn tham nhũng, sự phân hóa giàu nghèo, tỷ lệ tội phạm cao, mội trường bị tàn phá. Ngoài ra, các cuộc bạo loạn và sự chia sẽ sắc tộc đang diễn ra ở các vùng tự trị của Trung Quốc, Tân Cương và Tây Tạng, và còn việc tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản.
Ông Kerry Brown, giáo sư về chính trị học Trung Quốc và là giám đốc viện nghiên cứu về Trung Hoa, cho biết rằng "Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang bước vào một kỷ nguyên đầy rẫy những thảm họa xã hội vẫn chưa được giải quyết".
Và Tập Cận Bình đã mang lại rất nhiều chương trình cải cách, đa số là nhằm vào cải cách nền kinh tế. Từng là người đứng dầu ở một tỉnh phía Nam Trung Quốc, Tập Cận Bình rất có kinh nghiệm điều hành nền kinh tế thị trường.
Brown, tác giả của cuốn " The New Emperors: Power and the Princelings in Modern China" nhận định rằng "Cho tới giờ thì có thể nói rằng ông ta đã khá thành công với các chính sách của mình đề ra."
Vẫn là người có tư tưởng bảo thủ
Dù đã đưa Trung Quốc trở thành một nước có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới nhưng Tập Cận Bình vẫn được cho là một người có óc bảo thủ.
Quyết tâm bảo vệ sự tồn tại của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã nhiều lần giảng về ý thức hệ cộng sản. Ông còn góp phần làm sống lại chính sách "phê và tự phê" của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Đối với những người bất đồng chính kiến, Tập Cận Bình ra sức đàn áp thẳng tay. Trong thời gian gần dây, Bắc Kinh đã bỏ tủ rất nhiều những nhà hoạt động nhân quyền và các blogger. Những vụ đàn áp các nhà bất đồng chính kiến đã chỉ ra rằng Tập Cận Bình không phải là con người có tư tưởng cấp tiến.
Teng Biao, luật sư chuyên ngành quyền con người và là lãnh đạo của phong trào dân sự Trung Quốc, nhận định rằng "ông Tập Cận Bình không phải là con người của đổi mới, ông ta muốn xây dựng một nền kinh tế lớn mạnh nhưng vẫn muốn bảo vệ chế độ độc tài của Trung Quốc".
Ưu tiên phát triển kinh tế
Tập Cận Bình luôn hiểu rõ rằng sự tồn vong của Đảng Cộng Sản Trung Quốc dựa vào vào sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Sidney Rittenberg, tác giả quyển sách "The Man Who Stayed Behind" cho rằng "mục tiêu chính hiện giờ của Tập Cận Bình là cải cách nội tình của Đảng Cộng Sản Trung Quốc để có thể tiến hành các chính sách cải cách để biến Trung Quốc thành một nước giàu có và thịnh vượng. Để thành công, Tập Cận Bình đã phải ra tay tiêu diệt những phe cánh bảo thủ trong nội bô của Đảng, những kẽ đang mất dần quyền lực và địa vị."
Một cuộc cách mạng mới
Dù Tập Cận Bình ra sức đàn áp người bất đồng chính kiến nhưng ông cũng đã cởi mở hơn trong việc đề cập đến những vấn đề "nhạy cảm". Một số chính sách của ông cũng được cho là sẽ có tác động đến nền chính trị, xã hội và nền kinh tế của Trung Quốc.
Quan trọng nhất là việc quản lý các trại lao động. Các trại lao động ở Trung Quốc hoạt động ngoài vòng pháp luật của Trung Quốc và đã dính líu tới các cáo buộc vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Các chính sách của Tập Cận Bình được cho rằng sẽ có ảnh hưởng tới hệ thống các trại lao động này.
Tập Cận Bình cũng đã tìm cách giải quyết vấn đề chính sách một con của Trung Quốc. Từ trước tới nay, chính sách một con của Trung Quốc được biết đến với sự man rợ của nó (các vụ phá thai bằng vũ lực và mẹ phải giết con mình).
Tập Cận Bình cũng đã nới lỏng quy định về hệ thống đăng ký thường trú. Điều này dẫn đến việc nhiều dân cư vùng ngoại ô di cư vào các thành phố. Chính sách này làm cho nguồn nhân lực thêm dồi dào hơn.
Đối với các ngành trước đây do doanh nghiệp nhà nước quản lý thì Tập Cận Bình cũng đã tìm cách tăng thêm tính cạnh tranh trong các lĩnh vực này, biến nền kinh tế Trung Quốc từ một nền kinh tế quốc doanh trì trệ thành nền kinh tế thị trường thật sự. Không những thế, ông ta còn chú trọng đến việc ngăn cản sự phân hóa giàu nghèo, tìm cách nâng cao mức sống của người dân hơn là chỉ chú trọng việc kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tập Cận Bình cũng lên kế hoạch xây dựng một nền tư pháp độc lập, một nền tư pháp không lệ thuộc vào sự chỉ đạo của Đảng như từ trước tới giờ.
Một thành công nổi bật khác của Tập Cận Bình là chiến dịch chống tham nhũng của ông. Kể từ khi ông lên cầm quyền, ông đã lôi ra ánh sáng những vụ án có dính liu đến các quan chức cấp cao, sĩ quan quân đội và các giám đốc của các tập đoàn công ty lớn. Đa số những kẻ bị cáo buộc tham nhũng là các sĩ quan quân đội và quan chức cấp cao trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Kế hoạch dài hạn
Hiện giờ, Tập Cận Bình vẫn đang tìm cách giải quyết những vấn đề gai gốc trước mắt (tham nhũng, sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước) trước khi đi vào những vần đề khác.
Tập Cận Bình được dự đoán là sẽ tại vị trong vòng 8 năm nữa nếu như ông tái đắc cử trong đại hội Đảng sắp tới. Tuy nhiên, về lâu về dài ông ta sẽ phải giải quyết những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Ông Brown cho rằng "Tăng trưởng kinh tế là không đủ. Tập Cận Bình phải bảm đảm được sự công bằng trong đời sống của mọi người dân Trung Quốc và mức sống phải được nâng cao và các vấn đề chính tri vẫn đang chờ một giải pháp hữu hiệu."
"Tập Cận Bình và các quan chức Trung Quốc phải thuyết phục được nhân dân Trung Quốc rằng những năm tới sẽ là thời gian tốt đẹp cho họ và phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản vì Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ cho họ cuộc sống giàu sang và thịnh vượng. Giấc mơ giàu đẹp của người Trung Quốc đã hiện hữu từ năm 1949."
Bất kể chính sách của Tập Cận Bình là gì, thì Tập Cận Bình phải đủ khả năng thuyết phục người dân để họ thấy được các chính sách và tầm nhìn chiến lược của ông.
Đôi dòng giới thiệu về tác giả bài viết: Jaime FlorCruz hiện đang sống và làm việc tại Trung Quốc từ năm 1971. Ông và đã từng theo học ngành Trung Hoa học tại đại học Perking (1977-1981). Ông từng là cộng tác viên cho tờ New York Time (1982-2000).
Jaime FlorCruz - CNN
Hoàng Việt Quốc dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét