GiangLe
Có lẽ một trong những lý do quan trọng đến giờ này VN vẫn không/chưa "kiện"[1] TQ ra một tòa án quốc tế là VN đang chờ kết quả vụ kiện của Philippines. Quả thực vụ kiện giữa Philippines và TQ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến ván cờ trên Biển Đông, không chỉ trên mặt trận pháp lý giữa hai nước này. Rất tiếc thông tin chi tiết về vụ kiện ít được phổ biến ở VN[2] và ngay cả ở Philippines báo chí cũng đưa tin không chính xác. Tuy nhiên vụ kiện này được khá nhiều luật gia quốc tế quan tâm và bình luận vì nó vừa là một case rất thú vị vừa liên quan đến một điểm nóng trên thế giới. Trong bài này tôi sẽ "múa rừu qua mắt các luật gia" tổng kết lại một số thông tin tôi cóp nhặt được về vụ kiện, chủ yếu từ các nguồn quốc tế, và đưa ra một số nhận định cá nhân về tác động của nó với cuộc đối đầu Việt-Trung trên BĐ.
Giải quyết tranh chấp theo UNCLOS
Trước khi nói về vụ kiện Philippines vs China (PvsC) cần nhắc lại một số qui định của UNCLOS về vấn đề giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. Theo Article 287 (Section 2, Part XV) thành viên UNCLOS có 4 phương án giải quyết tranh chấp: (a) ITLOS (Annex VI), (b) ICJ, (c) tòa trọng tài theo Annex VII, (d) một tòa trọng tài đặc biệt theo Annex VIII (cho các tranh chấp liên quan đến đánh cá, môi trường, nghiên cứu khoa học, giao thông hàng hải)[3]. Sau khi phê chuẩn công ước, các thành viên có quyền chọn một (hoặc nhiều hơn) trong 4 phương án giải quyết tranh chấp nói trên. Nếu một thành viên chưa tuyên bố lựa chọn, hình thức trọng tài (phương án c) sẽ được áp dụng khi có tranh chấp phát sinh. Vì tất cả các nước liên quan đến tranh chấp BĐ-HS-TS chưa tuyên bố chọn phương án giải quyết tranh chấp nên phương án (c) là giải pháp duy nhất.
Liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, điều khoản này của UNCLOS vừa rất chặt chẽ nhưng cũng vừa rất lỏng lẻo. Rất chặt vì nó qui định mọi tranh chấp liên quan đến UNCLOS đều buộc phải đem ra phân xử (compulsory settlement) theo một trong bốn phương án nói trên nếu hai bên không tự đàm phán được với nhau. Ngay cả trong trường hợp một bên tranh chấp không chịu đem ra phân xử tại tòa, bên còn lại vẫn có thể khởi kiện và tòa hoặc trọng tài vẫn có thể phán xử dù chỉ có một bên tham gia. Phán quyết của tòa hoặc trọng tài, bất kể cả hai bên tham gia hay chỉ có một bên kiện còn bên kia tẩy chay như vụ PvsC hiện tại, sẽ là phán quyết cuối cùng (final) và bắt buộc (binding). Nghĩa là sau khi tòa hoặc trọng tài đã đưa ra phán quyết các bên không thể kháng án và có nghĩa vụ phải thi hành để tuân thủ cam kết với UNCLOS[4].
Rất lỏng lẻo, hay nói chính xác hơn là UCLOS đã mở một cửa hậu cho các thành viên né các qui định chặt chẽ bên trên, vì theo Article 298 sau khi trở thành thành viên các nước có quyền tuyên bố miễn trừ (opt-out) các qui định bắt buộc trong Article 287 cho 3 loại tranh chấp: (a) liên quan đến phân chia ranh giới biển theo điều 15, 74, và 83, (b) liên quan đến cách hoạt động quân sự, tuần tra biển, (c) liên quan đến các phán quyết của Hội đồng Bảo an LHQ. Điều này có nghĩa là một thành viên không thể kiện một thành viên khác nếu tranh chấp rơi vào một trong 3 lĩnh vực nói trên và phía bị kiện đã tuyên bố opt-out trước đó. Trên thực tế rất nhiều nước đã opt-out, vd Australia, Canada, India, Denmark, France, Italy, Mexico, Norway, Korea, Russia, Spain, Thailand, UK. Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS nhưng nếu có nhiều khả năng cũng sẽ opt-out.
Tôi không rõ lịch sử của Article 298 này thế nào, có lẽ trong quá trình đàm phán UNCLOS các cường quốc biển đã đưa điều khoản này vào để tránh bị vướng vào kiện tụng sau này vì họ đã/đang tuyên bố chủ quyền với những vùng biển/đảo có khả năng bị tranh chấp cao (vd UK muốn bảo vệ claim với mỏm đá Rockall, Mỹ với quần đảo Howland and Baker, Đan mạch với đảo Greenland). Có thể thấy hầu hết các nước opt-out là những quốc gia lớn, có thực lực đủ để tranh chấp và bảo vệ biển đảo của mình, trong khi những nước opt-in là những nước nhỏ/yếu thế phải dựa vào các biện pháp pháp lý. Trường hợp TQ khá thú vị, nước này phê chuẩn UNCLOS năm 1996 nhưng phải 10 năm sau (2006) mới tuyên bố opt-out. Rất có thể trong 10 năm đầu TQ còn cân nhắc khả năng kiện Nhật về quần đảo Senkaku (nước nào đã opt-out sẽ mất quyền khởi kiện), nhưng sau này TQ đã đủ mạnh và cho rằng bảo đảm quyền lợi trên Biển Đông quan trọng hơn nên đã opt-out để tránh bị kiện tụng. Tôi đoán Philippines đã rất nuối tiếc không kiện TQ trước năm 2006.
Đánh giá của giới luật gia quốc tế về PvsC
Chính vì TQ đã opt-out theo Article 298, một số luật gia cho rằng Philippines không thể kiện. GS luật biển Myron Nordquist (UVA) cho rằng vụ kiện PvsC "bizarre" (kỳ quái) và "futile" (không đi đến đâu). GS StefanTalmon (Uni of Bonn) khẳng định PCA không có thẩm quyền phân xử (jurisdiction) vì đây là tranh chấp giới hạn biển theo các điều 15, 74, 83 mà TQ đã opt-out[5]. Tuy nhiên GSJulian Ku (Hafstra University) không đồng ý với Nordquist và Talmon, ông đã chỉ ra rằng khi phê chuẩn UNCLOS TQ dù có opt-out hay không cũng đã chấp nhận Part XV và Annex VII. Mà theo Article 288(4) chỉ có hội đồng trọng tài mới có quyền đánh giá liệu những điểm Philippines khởi kiện có được miễn trừ vì tuyên bố opt-out của TQ hay không. Nói cách khác TQ, nếu tuân thủ đúng cam kết như một thành viên UNCLOS, buộc phải tham dự phiên tòa rồi cãi rằng tôi đã opt-out nên đề nghị tòa ngừng xử. Hành vi tẩy chay hoàn toàn phiên tòa như TQ đang làm là trái với qui định của UNCLOS[6].
GS Robert Beckman (NUS)[7] từ năm 2011 và GS Harry Roques (University of the Philippines) cũng lập luận tương tự. Một câu hỏi đặt ra là tại sao TQ lại hành xử như vây? GS Alex Calvo(European University) đưa ra một số lý do giải thích việc TQ không muốn ra tòa. Thứ nhất TQ luôn muốn đàm phán song phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, chiến thuật bẻ nắm đũa mà nhiều người đã chỉ ra. Khi ký DOC với ASEAN năm 2002 TQ đã đạt được mục tiêu đưa yêu cầu đàm phán song phương vào DOC. Do vậy họ cho rằng Philippines đã vi phạm DOC khi lôi vụ việc ra tòa. Thứ hai với lịch sử từng là một cường quốc rồi bị phương Tây "làm nhục", TQ không muốn phải tuân lệnh một tòa án phương Tây. Năm 1947 chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã từng từ chối Pháp đem tranh chấp HS ra một trọng tài quốc tế cũng vì tâm lý đó. Thứ ba bản thân TQ hiểu đường 9 đoạn của mình không phù hợp với luật pháp quốc tế và nếu một phán quyết được đưa ra nhiều khả năng sẽ không có lợi cho TQ.
Tuy nhiên những lý do nói trên không đủ giải thích được tại sao TQ không tham gia vào vụ xử rồi biện luận tòa không có thẩm quyền (jurisdiction) vì mình đã opt-out. Julian Ku cho rằng mặc dù lập luận opt-out của TQ khá mạnh nhưng các cơ sở pháp lý khác của TQ, vd đường 9 đoạn, rất mập mờ. Bởi vậy theo tôi nếu TQ tham gia tranh tụng để rồi bác jurisdiction của tòa, TQ sẽ buộc phải làm rõ quan điểm và cơ sở pháp lý của những khái niệm tù mù mà họ vẫn rêu rao trước đó. Điều này có 2 điểm bất lợi cho TQ: có khá năng bị lật mặt là không phù hợp với luật pháp quốc tế và sẽ là tiền lệ để các nước khác đang có tranh chấp với TQ viện vào trong các vụ kiện sau này. Các lãnh đạo TQ cũng sợ rằng bản thân việc tham gia phiên tòa dù chỉ để cãi về jurisdiction cũng làm yếu đi vị thế của mình, ít nhất trong mắt dân TQ.
Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất là TQ sợ thua ngay từ vòng tranh biện về jurisdiction. Một điểm rất quan trọng mà Robert Beckman đã chỉ ra là chính hội đồng xét xử/hội đồng trọng tài là người quyết định về jurisdiction của họ (điều 288). Tất nhiên các trọng tài quốc tế phải công tâm nhưng họ sẽ không tránh khỏi có bias nhất định. Theo qui định của Annex VII, mỗi bên tranh chấp được quyền đề cử một trong tài của mình rồi hai bên thỏa thuận 3 trọng tài trung lập và một người trong số đó sẽ là chủ tịch hội đồng. Nếu 2 bên không thỏa thuận được thì chủ tịch ITLOS sẽ đứng ra chỉ định. Vấn đề là chủ tịch hiện tại của ITLOS là Shunji Yanai, một thẩm phán người Nhật. Trong bối cảnh tranh chấp Trung-Nhật cũng đang nóng, TQ có lý do để lo ngại thẩm phán Yanai sẽ chỉ định 3 trọng tài có lợi cho Philippines, vd thẩm phán Budislav Vukas, cựu phó chủ tịch ITLOS, một người có quan điểm chống lại EEZ cho các đảo/bãi đá. Vai trò của Shunji Yanai sẽ được phân tích thêm bên dưới.
Cũng theo Beckman phạm vi opt-out trong Article 298 khá hạn chế, các thành viên vẫn có thể tìm những nội dung không bị giới hạn bởi điều 298 để kiện và do vậy TQ có thể sẽ không cãi được vấn đề jurisdiction và phải theo kiện đến cùng dù đã opt-out[8]. Vậy chính xác Philippines, với một đội ngũ luật sư và chuyên gia luật quốc tế khá hùng hậu, đã kiện những nội dung nào và liệu những vấn đề đó có lách được điều 298 hay không? Theo LS Francis Jardeleza, đại diện của chính phủ Philippines tại tòa trọng tài xử vụ PvsC, có 4 nội dung được đưa ra kiện: (i) đường 9 đoạn của TQ không có cơ sở pháp lý do vậy vô hiệu (invalid), (ii) một số bãi đá ngầm trong hoặc ngoài EEZ của Philippines không nằm trên thềm lục địa của TQ, do vậy dù TQ đã xây dựng các công trình nhân tạo trên đó TQ cũng không thể clain chủ quyền biển theo UNCLOS, (iii) một số bãi đá khác cao hơn mặt biển khi thủy triều cao nhất cũng chỉ là "đá" theo Ariticle 121 chứ không phải "đảo" nên chỉ được chủ quyền 12 hải lý, (iv) TQ đã ngăn cản bất hợp pháp các hoạt động đánh bắt cá ở những vùng biển TQ không có chủ quyền.
Không kể GS Stefan Talmon đã nhắc đến bên trên, theo Phó GSDapo Akande (Oxford) mặc dù Philippines đã cố tình tránh không đề cập đến các phạm vi chủ quyền trên biển của họ và của TQ để lách điều 298, những nôi dung này không ít thì nhiều sẽ đụng chạm đến ranh giới biển. Do vậy Philippines không dễ thuyết phục được hội đồng trọng tài họ có jurisdiction. TS Ian Forsyth(Jamestown Foundation) cũng cho rằng hội đồng trọng tài có thể từ bỏ jurisdiction nếu TQ chứng minh được quan điểm các nội dung Philippines nêu ra có liên quan đến ranh giới biển, nghĩa là bị điều phối bởi điền 298. Một điểm nữa mà phía TQ đã nêu ra là Philippines phải có nghĩa vụ giải quyết song phương với TQ theo DOC 2002, việc kiện ra tòa như vậy rõ ràng vi phạm cam kết trong DOC và do vậy tòa không có jurisdiction. Ngoài ra theo chính UNCLOS Philippines phải có nghĩa vụ tìm cách đàm phán, hòa giải với TQ trước khi đi kiện. Dù Philippines tuyên bố họ đã tìm cách đàm phán với TQ trong 17 năm liên tục mà không có kết quả, tòa cũng có thể phủ quyết jurisdiction trên cơ sở Philippines chưa tìm mọi cách đàm phán song phương hoặc TQ đã/đang đề nghị Philippines quay lại bàn đàm phán nhưng Philippines từ chối.
Khách quan mà nói lập luận của Philippines không hoàn toàn vững chắc và một phiên tòa công bằng rất có thể sẽ nghe theo biện hộ của phía TQ từ chối jurisdiction. Nhưng vấn đề là TQ đã tẩy chay phiên tòa ngay từ đầu nên trừ khi họ đổi ý hội đồng trọng tài sẽ chỉ nghe lập luận một phía từ Philippines. Tôi nghĩ rằng đây chính là tính toán của người Phi, họ tin chắc TQ sẽ không theo vụ kiện nên đã rất tự tin khởi kiện bất chấp sức ép/đe dọa của TQ. Đây cũng là nhận định của Sean Mirski (Lawfare) cho rằng với Philippines quan trọng là chọn thời điểm và nơi kiện chứ không hẳn là các lập luận pháp lý.
Tính toán của Philippines
Một nước cờ rất khôn ngoan của Philippines là đưa đường 9 đoạn vào hồ sơ kiện. Thoạt nhìn kiện đường 9 đoạn rõ ràng là một nội dung liên quan đến ranh giới biển, điều mà TQ đã opt-out. Tuy nhiên đường 9 đoạn là điểm yếu nhất về mặt pháp lý của TQ nên đưa nội dung này vào là một cách ngăn chặn TQ tham gia vụ kiện từ đầu. Cá nhân tôi cho rằng chính phủ TQ hiện "há miệng mắc quai" về vấn đề đường 9 đoạn. Họ biết cả về mặt lịch sử lẫn công pháp quốc tế TQ không thể biện hộ một cách thỏa đáng về claim này. Nhưng vì đã tuyên truyền quá nhiều trong quá khứ nên họ không dễ gì rút lại được mà không làm dân TQ nổi giận. Chiến thuật của các lãnh đạo TQ hiện nay là cứ đá quả bóng này cho những lớp lãnh đạo sau này giải quyết, trong khi cứ mù mờ về nó và tìm mọi cách tránh không phải giải thích gì với thế giới. Philippines hiểu điều này nên đã tin chắc TQ sẽ không theo kiện.
TQ đã bỏ qua 2 mốc đầu tiên của vụ xử: 21/2/2013 (chỉ định trọng tài của mình) và 27/8/2013 (ý kiến về dự thảo qui trình phân xử). Ngày 15/12/2014 tới sẽ là mốc TQ phải nộp phản hồi của mình (memorial) về các lập luận của Philippines (đã nộp ngày 30/3/2014). Sau ngày này tòa sẽ tổ chức tranh biện (hearing) bất kể TQ có gửi phản hồi hay không. Nếu TQ chỉ gửi một Note Verbale với các lập luận y như những lần trước phủ nhận vụ kiện thì coi như Philippines đã thắng bước đầu. Trong vài tháng sau đó tòa sẽ thảo luận và ra quyết định vấn đề jurisdiction. Mặc dù thuần túy về mặt pháp lý lập luận của phía Philippines (các nội dung kiện không bị miễn trừ bởi TQ đã opt-out) chưa đủ mạnh như đã trình bày bên trên, một số yếu tố bên ngoài có thể sẽ giúp họ.
Đầu tiên phải kể đến hình ảnh của TQ đã xấu đi đáng kể sau vụ đặt giàn khoan HD-981 trong EEZ của VN. Dù công tâm đến mấy các trọng tài cũng phải thấy mục đích và hậu quả của việc TQ opt-out theo điều 298 là để tạo thuận lợi cho chính sách bành trướng trên Biển Đông bất chấp pháp luật quốc tế. Thêm vào đó vấn đề đường 9 đoạn của TQ phi lý đến mức một học giả đã thốt lên nếu UNCLOS không loại bỏ được nó thì UNCLOS còn có thể làm được điều gì. Người này còn đi xa hơn cho rằng những nghị sĩ Mỹ có tư tưởng isolationism không muốn phê chuẩn UNCLOS sẽ viện dẫn sự bất lực của tòa án trong việc gạt bỏ đường 9 đoạn là lý do để Mỹ tiếp tục đứng ngoài hiệp ước này. UNCLOS đã từng bị Nga không đếm xỉa gì khi phớt lờ phán quyết của ITLOS trong vụ bắt giữ một chiếc tàu Greenpeace của Hà lan năm 2013, nếu lần này cũng bất lực với TQ thì công ước này thực sự vô tác dụng và có thể tan vỡ[9].
Một đe dọa khác đến quyền lực của UNCLOS cũng xuất phát từ một quan điểm của TQ, nói chính xác hơn từ một số học giả bênh TQ, có thể thấy từ cuộc tranh luận Mark Valencia vs Phạm Quang Tuấn (và sau đó thêm Dương Danh Huy tham gia). Trong lập luận này (phe) TQ cho rằng đường 9 đoạn và khái niệm historical rights của TQ có từ trước khi UNCLOS ra đời. Bởi vậy việc phê chuẩn UNCLOS của TQ phải hiểu là có bao hàm loại trừ những vấn đề lịch sử trước đó, cũng có nghĩa việc opt-out theo điều 298 giúp cho TQ giữ các historical rights này. GS Phạm Quang Tuấn chỉ ra một điểm cực kỳ nguy hiểm của lập luận này, không chỉ với VN và các nước có tranh chấp trên Biển Đông mà còn với toàn bộ quyền lực cũng như mục đích của UNCLOS. Nếu công ước này phải xếp sau những historical rights thì điều này sẽ mở ra một "Pandora's box" với vô số các cuộc tranh giành đất đai, hải đảo giữa các nước. Điều này chắc chắn sẽ phá vỡ hoàn toàn một trật tự "tương đối công bằng" mà UNCLOS đang cố gắng thiết lập.
Yếu tố khách quan cuối cùng là việc chủ tịch ITLOS hiện tại là người Nhật như đã đề cập bên trên. Một trong 4 trọng tài được Shunji Yanai chỉ định ban đầu là thẩm phán Pinto người Sri Lanka đã phải từ chức vì vợ ông là người Philippines cho thấy Yanai có thể đã nghiêng về phía Philippines khi chỉ định thẩm phán này. Người thay thế thẩm phán Pinto là cựu chủ tịch ITLOS Thomas Mensah (Ghana) và ba trọng tài còn lại từ Pháp, Ba Lan và Hà lan khó đánh giá mức độ trung lập nhưng tôi nghi ngờ Yanai chọn ai đó thân hoặc có quan điểm ủng hộ TQ. Còn trọng tài thứ năm do Philippines chỉ định, Rudiger Wolfrum người Đức, chắc sẽ ủng hộ phía Philippines. TQ có vẻ cũng thấy bị bất lợi nên đã ra sức PR, thậm chí đẩy Xue Hanqui, một thẩm phán người TQ tại ICJ, lên tiếng bảo vệ quan điểm opt-out của TQ dù đây là điều tối kịvới một thẩm phán quốc tế. Nhà báo Chito Sta. Romana (Philippines) đã từng lo ngại thẩm phán TQ Gao Zhiguo tại ITLOS sẽ ảnh hưởng lên quyết định của các trọng tài khác, tôi nghĩ Shunji Yanai chắc chắn có tiếng nói và ảnh hưởng lớn hơn Gao Zhiguo hay Xue Hanqui.
Tóm lại về mặt tổng thể tôi cho rằng cán cân đang ngả về phía Philippines, cả trong cuộc chiến thuyết phục hội đồng trọng tài về jurisdiction lẫn những nội dung kiện sau đó. Tất nhiên đường còn dài và có thể có nhiều bất ngờ xảy ra. Một đe dọa cho Philippines (và cả VN) như GS Alex Calvo lo ngại là TQ có thể sẽ rút khỏi UNCLOS khi bị dồn vào chân tường và lu loa lên họ bị phương Tây xử ép. Đây có thể là một trong những kết cục của vụ kiện này mà tôi sẽ phân tích trong phần dưới đây.
Những kết cục có thể xảy ra
Phương án đầu tiên là Philippines thua ngay từ "vòng gửi xe", nghĩa là đầu năm 2015 tòa tuyên bố họ không có jurisdiction và giải tán. Hiển nhiên đây sẽ là một cú tát với Philippines và cả VN, đập tan mọi khả năng/ý chí kiện tụng chống lại TQ sau này bằng con đường pháp lý. TQ có thể sẽ thừa thắng xông lên hung hăng hơn trên Biển Đông đuổi dần các nước khác ra khỏi đường 9 đoạn. Nếu VN và Philippines bị đẩy vào bước đường cùng có thể một liên minh quân sự sẽ được thành lập với Nhật, Mỹ và có thể Ấn độ, Úc đúng đằng sau hoặc trực tiếp tham gia. Một cuộc chạy đua vũ trang sẽ diễn ra giữa các nước trong vùng với TQ. Rủi ro đụng độ quân sự tăng lên sẽ làm ngưng trệ các hoạt động kinh tế trên Biển Đông và ảnh hưởng các tuyến hàng hải trên đó. Đây sẽ là phương án lose-lose cho cả hai phía.
Tôi nghĩ TQ sẽ thừa đủ khôn ngoan để không đẩy các đối thủ của mình vào chân tường dù giành thắng lợi trong vụ kiện. Nhiều khả năng TQ nhân đà chiến thắng sẽ ép VN/Philippines và các nước ASEAN ký một COC với nhiều điều kiện có lợi hơn cho TQ. Song song với COC TQ sẽ ép VN và Philippines ký các hiệp định song phương phân chia EEZ rất có lợi cho họ và/hoặc các thỏa thuận khai thác chung mà TQ sẽ được phần lợi nhiều nhất. Tất nhiên TQ cũng thừa khôn ngoan không ép VN và Philippines từ bỏ claim chủ quyền với HS-TS mà sẽ yêu cầu giữ status quo sau khi đã đạt được các thỏa thuận kinh tế. Kịch bản này dễ xảy ra với VN hơn, Philippines với một thể chế dân chủ và ít ra còn dựa được vào Mỹ sẽ khó bị thuyết phục/đe dọa như VN.
Cũng tương tự như vậy nếu Philippines thắng vòng tranh tụng jurisdiction nhưng thua toàn bộ các nội dung kiện thì TQ sẽ lấn tới như phương án đầu. Điểm khác biệt duy nhất là cửa kiện tụng không hoàn toàn đóng lại với cả Philippines lẫn VN, bởi vậy TQ sẽ khó ép hơn. Tuy nhiên, như đã phân tích bên trên, cả hai phương án này đều làm suy yếu uy tín và quyền lực của UNCLOS nên triển vọng kiện tụng sau này sẽ rất mù mờ, phương án lôi TQ ra kiện về chủ quyền HS-TS tại ICJ có khó khăn hơn nữa.
Phương án tiếp theo là Philippines thắng vòng tranh tụng jurisdiction rồi thắng luôn toàn bộ hoặc một số nội dung kiện. Thừa thắng xông lên cả Philippines và VN sẽ lôi TQ ra ICJ kiện về chủ quyền HS-TS, đồng thời ASEAN sẽ đưa ra một phương án COC vô cùng bất lợi cho TQ. Như đã đề cập bên trên TQ có thể phản ứng rất cực đoan rút khỏi UNCLOS, DOC 2002, đồng thời gia tăng những hoạt động đe dọa chủ quyền VN và Philippines vì không còn bị rằng buộc gì. Phương án này cũng sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang và khả năng hình thành liên minh quân sự đối đầu với TQ. Căng thẳng leo thang sẽ là một tình huống lose-lose như phương án đầu tiên.
Nên nhớ TQ là một nước lớn nên việc "giữ thể diện" quan trọng đối với họ. Tôi cho rằng phương án tốt nhất cho Philippines (và VN được "ăn theo") là Philippines chỉ thắng nội dung (i) về đường 9 đoạn. Trong đó tòa tuyên bố đường 9 đoạn không phù hợp với bất kỳ điều khoản nào của UNCLOS nên yêu cầu TQ không được sử dụng nó trong các cuộc đàm phán về ranh giới biển với các nước láng giềng. Điều này tưởng như đã vi phạm vào nội dung mà TQ đã opt-out nhưng thực ra không phải vậy. Tòa vẫn tôn trọng nội dung opt-out của TQ và yêu cầu các nước phải đàm phán song phương với TQ về vấn đề ranh giới biển, trong đó có phân chia EEZ trồng lấn. Nhưng tòa tuyên bố các claim hiện nay của TQ về historical rights không có giá trị nên đường 9 đoạn coi như không hiện hữu theo UNCLOS. Thực ra đây có thể là lối thoát cho các lãnh đạo TQ rũ bỏ được legacy của đường 9 đoạn mà không bị mang tiếng là đầu hàng ASEAN và phương Tây.
Phương án cuối cùng mà cũng rất có khả năng xảy ra là Philippines thắng vòng tranh tụng jurisdiction rồi dừng lại. Nên nhớ Philippines chấp nhận bỏ tiền bạc, công sức, và nhất là căng thẳng với TQ khi khởi kiện hoàn toàn vì quyền lợi của họ chứ không phải vì VN hay các nước ASEAN khác. Bởi vậy nếu TQ nhượng bộ nhả bớt một số quyền lợi cho Philippines thì nước này có thể chấm dứt vụ kiện giữa chừng sau khi đạt được mục đích. TQ có thể sẽ "đi đêm" hoặc thỏa thuận công khai phân chia EEZ với Philippines, thậm chí ký hợp đồng cùng khai thác chung với phần ăn chia có lợi cho Philippines. Hai bên sẽ đồng ý gác lại vấn đề chủ quyền của các đảo và bãi đá ngầm đang tranh chấp. VN tất nhiên không "ăn theo" được gì trong phương án này trừ khi Philippines ép được TQ ký COC với ASEAN.
Nếu phương án này xảy ra và TQ "buông" Philippines nhưng vẫn tiếp tục chèn ép VN, chúng ta chỉ còn một con đường lôi TQ ra kiện giống Philippines. Ngoại trừ lợi thế án lệ của PvsC sẽ có lợi cho phần tranh tụng jurisdiction, vụ kiện VN vs TQ sẽ khó khăn hơn vì TQ sẽ có nhiều bài hơn. Chắc chắn "công hàm" Phạm Văn Đồng 1958 sẽ bị lôi ra cùng nhiều chứng cứ khác. Lần này TQ cũng có thể theo vụ kiện ngay từ đầu với một giàn luật sư/chuyên gia mạnh để áp đảo VN trong phần tranh tụng...
Kết luận
Vụ kiện PvsC đã tạo ra một chấn động không chỉ trong giới luật gia mà cả vùng Đông-ĐNÁ. Nói theo GS Julian Ku đây là "game charger", nghĩa là một cú hích có thể làm đổi hướng bức tranh BĐ-HS-TS trong khu vực và cả tranh chấp Senkaku giữa Nhật và TQ. Những liên minh mới có thể hình thành, những hiệp định mới có thể được ký kết, thậm chí đụng độ quân sự có thể xảy ra sau phán quyết của tòa trọng tài. Cho đến thời điểm này VN vẫn chơi bài "wait and see", dù có thể vẫn đang âm thầm chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Theo tôi đây không phải phương án tốt nhất cho VN. Chúng ta nên khởi kiện ngay cả trước khi trọng tài vụ PvsC tranh biện jurisdiction. Mục tiêu và cách thức kiện của VN có thể sẽ khác Philippines, đó là một "mặt trận thứ hai" cùng Philippines chống lại TQ. Tôi sẽ là viết về vấn đề này trong một entry tới.
Ghi chú
[1]: Tôi để chữ kiện trong ngoặc vì khái niệm này không đơn giản như đa số người Việt nghĩ. Tôi sẽ viết về vấn đề này trong một entry tiếp theo.
[2]: Tôi chỉ tìm thấy hai bài tương đối chi tiết của trọng tài VN Châu Huy Quang trên TBKTSG và của nhà báo Danh Đức trên TT.
[3]: Khác biệt quan trọng nhất giữa phương án xử tại một tòa cố định (ITLOS/ICJ) với tại một tòa trọng tài (Annex VII) là với tòa cố định hội đồng xét xử đã được định trước (vd ITLOS có 21 thẩm phán thường trực) trong khi các bên có thể chỉ định hội đồng trọng tài cho mình nếu xử theo Annex VII. Ngoài ra tòa án cố định đã có qui trình xử án chuẩn còn qui trình xử của trọng tài được 2 bên tranh chấp thỏa thuận sau khi hội đồng trọng tài được thành lập. Do vậy hai bên có thể thỏa thuận xử kín, không công bố thông tin và chi tiết phiên tòa, không như xử tại tòa án cố định luôn được công khai.
[4]: Julian Ku, giáo sư luật tại Hafstra University, cho rằng ngay cả nếu TQ tham dự phiên tòa trọng tài tại PCA nước này vẫn có khả năng tuyên bố không chấp nhận phán quyết của hội đồng trọng tài nếu bị xử thua, nghĩa là phán quyến này không có tính chất binding. Lập luận này phù hợp với các phân xử trọng tài thông thường nhưng theo tôi không đúng trong trường hợp UNCLOS.
[5]: Trong phần comment về bài của Stefan Talmon, Huy Duong (Dương Danh Huy?) đồng ý với lập luận của Talmon rằng tranh chấp giữa Philippines và TQ liên quan đến ranh giới biển. Update: Anh Dương Danh Huy cho biết ý anh không phải như vậy, xem cụ thể trong phần comment bên dưới.
[6]: Mặc dù cả Annex VI lẫn Annex VII đều có qui định về trường hợp một bên không theo kiện, nhưng điều đó không có nghĩa UNCLOS cho phép thành viên được quyền tẩy chay một vụ kiện do một thành viên khác khởi xướng theo đúng điều 287.
[7]: GS Robert Beckman có 2 bài, bài hoàn chỉnh link bên trên, một bài viết chi tiết hơn về UNCLOS ông yêu cầu không tự do trích dẫn nên tôi chỉ để link ở đây cho những ai quan tâm.
[8]: GS Julian Ku cho rằng TQ có thể rời bỏ vụ xử giữa chừng sau khi tòa tuyên bố họ có jurisdiction. Tuy nhiên điều này còn gây tiếng xấu cho TQ hơn là không theo ngay từ đầu.
[9]: TS Mark Valensia lại lập luận ngược lại. Ông này cho rằng nếu tòa chấp nhận jurisdiction và xử cho Philippines thắng thì UNCLOS sẽ mất uy tín vì kiểu gì TQ cũng sẽ không tuân lệnh tòa
Có lẽ một trong những lý do quan trọng đến giờ này VN vẫn không/chưa "kiện"[1] TQ ra một tòa án quốc tế là VN đang chờ kết quả vụ kiện của Philippines. Quả thực vụ kiện giữa Philippines và TQ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến ván cờ trên Biển Đông, không chỉ trên mặt trận pháp lý giữa hai nước này. Rất tiếc thông tin chi tiết về vụ kiện ít được phổ biến ở VN[2] và ngay cả ở Philippines báo chí cũng đưa tin không chính xác. Tuy nhiên vụ kiện này được khá nhiều luật gia quốc tế quan tâm và bình luận vì nó vừa là một case rất thú vị vừa liên quan đến một điểm nóng trên thế giới. Trong bài này tôi sẽ "múa rừu qua mắt các luật gia" tổng kết lại một số thông tin tôi cóp nhặt được về vụ kiện, chủ yếu từ các nguồn quốc tế, và đưa ra một số nhận định cá nhân về tác động của nó với cuộc đối đầu Việt-Trung trên BĐ.
Giải quyết tranh chấp theo UNCLOS
Trước khi nói về vụ kiện Philippines vs China (PvsC) cần nhắc lại một số qui định của UNCLOS về vấn đề giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. Theo Article 287 (Section 2, Part XV) thành viên UNCLOS có 4 phương án giải quyết tranh chấp: (a) ITLOS (Annex VI), (b) ICJ, (c) tòa trọng tài theo Annex VII, (d) một tòa trọng tài đặc biệt theo Annex VIII (cho các tranh chấp liên quan đến đánh cá, môi trường, nghiên cứu khoa học, giao thông hàng hải)[3]. Sau khi phê chuẩn công ước, các thành viên có quyền chọn một (hoặc nhiều hơn) trong 4 phương án giải quyết tranh chấp nói trên. Nếu một thành viên chưa tuyên bố lựa chọn, hình thức trọng tài (phương án c) sẽ được áp dụng khi có tranh chấp phát sinh. Vì tất cả các nước liên quan đến tranh chấp BĐ-HS-TS chưa tuyên bố chọn phương án giải quyết tranh chấp nên phương án (c) là giải pháp duy nhất.
Liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, điều khoản này của UNCLOS vừa rất chặt chẽ nhưng cũng vừa rất lỏng lẻo. Rất chặt vì nó qui định mọi tranh chấp liên quan đến UNCLOS đều buộc phải đem ra phân xử (compulsory settlement) theo một trong bốn phương án nói trên nếu hai bên không tự đàm phán được với nhau. Ngay cả trong trường hợp một bên tranh chấp không chịu đem ra phân xử tại tòa, bên còn lại vẫn có thể khởi kiện và tòa hoặc trọng tài vẫn có thể phán xử dù chỉ có một bên tham gia. Phán quyết của tòa hoặc trọng tài, bất kể cả hai bên tham gia hay chỉ có một bên kiện còn bên kia tẩy chay như vụ PvsC hiện tại, sẽ là phán quyết cuối cùng (final) và bắt buộc (binding). Nghĩa là sau khi tòa hoặc trọng tài đã đưa ra phán quyết các bên không thể kháng án và có nghĩa vụ phải thi hành để tuân thủ cam kết với UNCLOS[4].
Rất lỏng lẻo, hay nói chính xác hơn là UCLOS đã mở một cửa hậu cho các thành viên né các qui định chặt chẽ bên trên, vì theo Article 298 sau khi trở thành thành viên các nước có quyền tuyên bố miễn trừ (opt-out) các qui định bắt buộc trong Article 287 cho 3 loại tranh chấp: (a) liên quan đến phân chia ranh giới biển theo điều 15, 74, và 83, (b) liên quan đến cách hoạt động quân sự, tuần tra biển, (c) liên quan đến các phán quyết của Hội đồng Bảo an LHQ. Điều này có nghĩa là một thành viên không thể kiện một thành viên khác nếu tranh chấp rơi vào một trong 3 lĩnh vực nói trên và phía bị kiện đã tuyên bố opt-out trước đó. Trên thực tế rất nhiều nước đã opt-out, vd Australia, Canada, India, Denmark, France, Italy, Mexico, Norway, Korea, Russia, Spain, Thailand, UK. Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS nhưng nếu có nhiều khả năng cũng sẽ opt-out.
Tôi không rõ lịch sử của Article 298 này thế nào, có lẽ trong quá trình đàm phán UNCLOS các cường quốc biển đã đưa điều khoản này vào để tránh bị vướng vào kiện tụng sau này vì họ đã/đang tuyên bố chủ quyền với những vùng biển/đảo có khả năng bị tranh chấp cao (vd UK muốn bảo vệ claim với mỏm đá Rockall, Mỹ với quần đảo Howland and Baker, Đan mạch với đảo Greenland). Có thể thấy hầu hết các nước opt-out là những quốc gia lớn, có thực lực đủ để tranh chấp và bảo vệ biển đảo của mình, trong khi những nước opt-in là những nước nhỏ/yếu thế phải dựa vào các biện pháp pháp lý. Trường hợp TQ khá thú vị, nước này phê chuẩn UNCLOS năm 1996 nhưng phải 10 năm sau (2006) mới tuyên bố opt-out. Rất có thể trong 10 năm đầu TQ còn cân nhắc khả năng kiện Nhật về quần đảo Senkaku (nước nào đã opt-out sẽ mất quyền khởi kiện), nhưng sau này TQ đã đủ mạnh và cho rằng bảo đảm quyền lợi trên Biển Đông quan trọng hơn nên đã opt-out để tránh bị kiện tụng. Tôi đoán Philippines đã rất nuối tiếc không kiện TQ trước năm 2006.
Đánh giá của giới luật gia quốc tế về PvsC
Chính vì TQ đã opt-out theo Article 298, một số luật gia cho rằng Philippines không thể kiện. GS luật biển Myron Nordquist (UVA) cho rằng vụ kiện PvsC "bizarre" (kỳ quái) và "futile" (không đi đến đâu). GS StefanTalmon (Uni of Bonn) khẳng định PCA không có thẩm quyền phân xử (jurisdiction) vì đây là tranh chấp giới hạn biển theo các điều 15, 74, 83 mà TQ đã opt-out[5]. Tuy nhiên GSJulian Ku (Hafstra University) không đồng ý với Nordquist và Talmon, ông đã chỉ ra rằng khi phê chuẩn UNCLOS TQ dù có opt-out hay không cũng đã chấp nhận Part XV và Annex VII. Mà theo Article 288(4) chỉ có hội đồng trọng tài mới có quyền đánh giá liệu những điểm Philippines khởi kiện có được miễn trừ vì tuyên bố opt-out của TQ hay không. Nói cách khác TQ, nếu tuân thủ đúng cam kết như một thành viên UNCLOS, buộc phải tham dự phiên tòa rồi cãi rằng tôi đã opt-out nên đề nghị tòa ngừng xử. Hành vi tẩy chay hoàn toàn phiên tòa như TQ đang làm là trái với qui định của UNCLOS[6].
GS Robert Beckman (NUS)[7] từ năm 2011 và GS Harry Roques (University of the Philippines) cũng lập luận tương tự. Một câu hỏi đặt ra là tại sao TQ lại hành xử như vây? GS Alex Calvo(European University) đưa ra một số lý do giải thích việc TQ không muốn ra tòa. Thứ nhất TQ luôn muốn đàm phán song phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, chiến thuật bẻ nắm đũa mà nhiều người đã chỉ ra. Khi ký DOC với ASEAN năm 2002 TQ đã đạt được mục tiêu đưa yêu cầu đàm phán song phương vào DOC. Do vậy họ cho rằng Philippines đã vi phạm DOC khi lôi vụ việc ra tòa. Thứ hai với lịch sử từng là một cường quốc rồi bị phương Tây "làm nhục", TQ không muốn phải tuân lệnh một tòa án phương Tây. Năm 1947 chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã từng từ chối Pháp đem tranh chấp HS ra một trọng tài quốc tế cũng vì tâm lý đó. Thứ ba bản thân TQ hiểu đường 9 đoạn của mình không phù hợp với luật pháp quốc tế và nếu một phán quyết được đưa ra nhiều khả năng sẽ không có lợi cho TQ.
Tuy nhiên những lý do nói trên không đủ giải thích được tại sao TQ không tham gia vào vụ xử rồi biện luận tòa không có thẩm quyền (jurisdiction) vì mình đã opt-out. Julian Ku cho rằng mặc dù lập luận opt-out của TQ khá mạnh nhưng các cơ sở pháp lý khác của TQ, vd đường 9 đoạn, rất mập mờ. Bởi vậy theo tôi nếu TQ tham gia tranh tụng để rồi bác jurisdiction của tòa, TQ sẽ buộc phải làm rõ quan điểm và cơ sở pháp lý của những khái niệm tù mù mà họ vẫn rêu rao trước đó. Điều này có 2 điểm bất lợi cho TQ: có khá năng bị lật mặt là không phù hợp với luật pháp quốc tế và sẽ là tiền lệ để các nước khác đang có tranh chấp với TQ viện vào trong các vụ kiện sau này. Các lãnh đạo TQ cũng sợ rằng bản thân việc tham gia phiên tòa dù chỉ để cãi về jurisdiction cũng làm yếu đi vị thế của mình, ít nhất trong mắt dân TQ.
Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất là TQ sợ thua ngay từ vòng tranh biện về jurisdiction. Một điểm rất quan trọng mà Robert Beckman đã chỉ ra là chính hội đồng xét xử/hội đồng trọng tài là người quyết định về jurisdiction của họ (điều 288). Tất nhiên các trọng tài quốc tế phải công tâm nhưng họ sẽ không tránh khỏi có bias nhất định. Theo qui định của Annex VII, mỗi bên tranh chấp được quyền đề cử một trong tài của mình rồi hai bên thỏa thuận 3 trọng tài trung lập và một người trong số đó sẽ là chủ tịch hội đồng. Nếu 2 bên không thỏa thuận được thì chủ tịch ITLOS sẽ đứng ra chỉ định. Vấn đề là chủ tịch hiện tại của ITLOS là Shunji Yanai, một thẩm phán người Nhật. Trong bối cảnh tranh chấp Trung-Nhật cũng đang nóng, TQ có lý do để lo ngại thẩm phán Yanai sẽ chỉ định 3 trọng tài có lợi cho Philippines, vd thẩm phán Budislav Vukas, cựu phó chủ tịch ITLOS, một người có quan điểm chống lại EEZ cho các đảo/bãi đá. Vai trò của Shunji Yanai sẽ được phân tích thêm bên dưới.
Cũng theo Beckman phạm vi opt-out trong Article 298 khá hạn chế, các thành viên vẫn có thể tìm những nội dung không bị giới hạn bởi điều 298 để kiện và do vậy TQ có thể sẽ không cãi được vấn đề jurisdiction và phải theo kiện đến cùng dù đã opt-out[8]. Vậy chính xác Philippines, với một đội ngũ luật sư và chuyên gia luật quốc tế khá hùng hậu, đã kiện những nội dung nào và liệu những vấn đề đó có lách được điều 298 hay không? Theo LS Francis Jardeleza, đại diện của chính phủ Philippines tại tòa trọng tài xử vụ PvsC, có 4 nội dung được đưa ra kiện: (i) đường 9 đoạn của TQ không có cơ sở pháp lý do vậy vô hiệu (invalid), (ii) một số bãi đá ngầm trong hoặc ngoài EEZ của Philippines không nằm trên thềm lục địa của TQ, do vậy dù TQ đã xây dựng các công trình nhân tạo trên đó TQ cũng không thể clain chủ quyền biển theo UNCLOS, (iii) một số bãi đá khác cao hơn mặt biển khi thủy triều cao nhất cũng chỉ là "đá" theo Ariticle 121 chứ không phải "đảo" nên chỉ được chủ quyền 12 hải lý, (iv) TQ đã ngăn cản bất hợp pháp các hoạt động đánh bắt cá ở những vùng biển TQ không có chủ quyền.
Không kể GS Stefan Talmon đã nhắc đến bên trên, theo Phó GSDapo Akande (Oxford) mặc dù Philippines đã cố tình tránh không đề cập đến các phạm vi chủ quyền trên biển của họ và của TQ để lách điều 298, những nôi dung này không ít thì nhiều sẽ đụng chạm đến ranh giới biển. Do vậy Philippines không dễ thuyết phục được hội đồng trọng tài họ có jurisdiction. TS Ian Forsyth(Jamestown Foundation) cũng cho rằng hội đồng trọng tài có thể từ bỏ jurisdiction nếu TQ chứng minh được quan điểm các nội dung Philippines nêu ra có liên quan đến ranh giới biển, nghĩa là bị điều phối bởi điền 298. Một điểm nữa mà phía TQ đã nêu ra là Philippines phải có nghĩa vụ giải quyết song phương với TQ theo DOC 2002, việc kiện ra tòa như vậy rõ ràng vi phạm cam kết trong DOC và do vậy tòa không có jurisdiction. Ngoài ra theo chính UNCLOS Philippines phải có nghĩa vụ tìm cách đàm phán, hòa giải với TQ trước khi đi kiện. Dù Philippines tuyên bố họ đã tìm cách đàm phán với TQ trong 17 năm liên tục mà không có kết quả, tòa cũng có thể phủ quyết jurisdiction trên cơ sở Philippines chưa tìm mọi cách đàm phán song phương hoặc TQ đã/đang đề nghị Philippines quay lại bàn đàm phán nhưng Philippines từ chối.
Khách quan mà nói lập luận của Philippines không hoàn toàn vững chắc và một phiên tòa công bằng rất có thể sẽ nghe theo biện hộ của phía TQ từ chối jurisdiction. Nhưng vấn đề là TQ đã tẩy chay phiên tòa ngay từ đầu nên trừ khi họ đổi ý hội đồng trọng tài sẽ chỉ nghe lập luận một phía từ Philippines. Tôi nghĩ rằng đây chính là tính toán của người Phi, họ tin chắc TQ sẽ không theo vụ kiện nên đã rất tự tin khởi kiện bất chấp sức ép/đe dọa của TQ. Đây cũng là nhận định của Sean Mirski (Lawfare) cho rằng với Philippines quan trọng là chọn thời điểm và nơi kiện chứ không hẳn là các lập luận pháp lý.
Tính toán của Philippines
Một nước cờ rất khôn ngoan của Philippines là đưa đường 9 đoạn vào hồ sơ kiện. Thoạt nhìn kiện đường 9 đoạn rõ ràng là một nội dung liên quan đến ranh giới biển, điều mà TQ đã opt-out. Tuy nhiên đường 9 đoạn là điểm yếu nhất về mặt pháp lý của TQ nên đưa nội dung này vào là một cách ngăn chặn TQ tham gia vụ kiện từ đầu. Cá nhân tôi cho rằng chính phủ TQ hiện "há miệng mắc quai" về vấn đề đường 9 đoạn. Họ biết cả về mặt lịch sử lẫn công pháp quốc tế TQ không thể biện hộ một cách thỏa đáng về claim này. Nhưng vì đã tuyên truyền quá nhiều trong quá khứ nên họ không dễ gì rút lại được mà không làm dân TQ nổi giận. Chiến thuật của các lãnh đạo TQ hiện nay là cứ đá quả bóng này cho những lớp lãnh đạo sau này giải quyết, trong khi cứ mù mờ về nó và tìm mọi cách tránh không phải giải thích gì với thế giới. Philippines hiểu điều này nên đã tin chắc TQ sẽ không theo kiện.
TQ đã bỏ qua 2 mốc đầu tiên của vụ xử: 21/2/2013 (chỉ định trọng tài của mình) và 27/8/2013 (ý kiến về dự thảo qui trình phân xử). Ngày 15/12/2014 tới sẽ là mốc TQ phải nộp phản hồi của mình (memorial) về các lập luận của Philippines (đã nộp ngày 30/3/2014). Sau ngày này tòa sẽ tổ chức tranh biện (hearing) bất kể TQ có gửi phản hồi hay không. Nếu TQ chỉ gửi một Note Verbale với các lập luận y như những lần trước phủ nhận vụ kiện thì coi như Philippines đã thắng bước đầu. Trong vài tháng sau đó tòa sẽ thảo luận và ra quyết định vấn đề jurisdiction. Mặc dù thuần túy về mặt pháp lý lập luận của phía Philippines (các nội dung kiện không bị miễn trừ bởi TQ đã opt-out) chưa đủ mạnh như đã trình bày bên trên, một số yếu tố bên ngoài có thể sẽ giúp họ.
Đầu tiên phải kể đến hình ảnh của TQ đã xấu đi đáng kể sau vụ đặt giàn khoan HD-981 trong EEZ của VN. Dù công tâm đến mấy các trọng tài cũng phải thấy mục đích và hậu quả của việc TQ opt-out theo điều 298 là để tạo thuận lợi cho chính sách bành trướng trên Biển Đông bất chấp pháp luật quốc tế. Thêm vào đó vấn đề đường 9 đoạn của TQ phi lý đến mức một học giả đã thốt lên nếu UNCLOS không loại bỏ được nó thì UNCLOS còn có thể làm được điều gì. Người này còn đi xa hơn cho rằng những nghị sĩ Mỹ có tư tưởng isolationism không muốn phê chuẩn UNCLOS sẽ viện dẫn sự bất lực của tòa án trong việc gạt bỏ đường 9 đoạn là lý do để Mỹ tiếp tục đứng ngoài hiệp ước này. UNCLOS đã từng bị Nga không đếm xỉa gì khi phớt lờ phán quyết của ITLOS trong vụ bắt giữ một chiếc tàu Greenpeace của Hà lan năm 2013, nếu lần này cũng bất lực với TQ thì công ước này thực sự vô tác dụng và có thể tan vỡ[9].
Một đe dọa khác đến quyền lực của UNCLOS cũng xuất phát từ một quan điểm của TQ, nói chính xác hơn từ một số học giả bênh TQ, có thể thấy từ cuộc tranh luận Mark Valencia vs Phạm Quang Tuấn (và sau đó thêm Dương Danh Huy tham gia). Trong lập luận này (phe) TQ cho rằng đường 9 đoạn và khái niệm historical rights của TQ có từ trước khi UNCLOS ra đời. Bởi vậy việc phê chuẩn UNCLOS của TQ phải hiểu là có bao hàm loại trừ những vấn đề lịch sử trước đó, cũng có nghĩa việc opt-out theo điều 298 giúp cho TQ giữ các historical rights này. GS Phạm Quang Tuấn chỉ ra một điểm cực kỳ nguy hiểm của lập luận này, không chỉ với VN và các nước có tranh chấp trên Biển Đông mà còn với toàn bộ quyền lực cũng như mục đích của UNCLOS. Nếu công ước này phải xếp sau những historical rights thì điều này sẽ mở ra một "Pandora's box" với vô số các cuộc tranh giành đất đai, hải đảo giữa các nước. Điều này chắc chắn sẽ phá vỡ hoàn toàn một trật tự "tương đối công bằng" mà UNCLOS đang cố gắng thiết lập.
Yếu tố khách quan cuối cùng là việc chủ tịch ITLOS hiện tại là người Nhật như đã đề cập bên trên. Một trong 4 trọng tài được Shunji Yanai chỉ định ban đầu là thẩm phán Pinto người Sri Lanka đã phải từ chức vì vợ ông là người Philippines cho thấy Yanai có thể đã nghiêng về phía Philippines khi chỉ định thẩm phán này. Người thay thế thẩm phán Pinto là cựu chủ tịch ITLOS Thomas Mensah (Ghana) và ba trọng tài còn lại từ Pháp, Ba Lan và Hà lan khó đánh giá mức độ trung lập nhưng tôi nghi ngờ Yanai chọn ai đó thân hoặc có quan điểm ủng hộ TQ. Còn trọng tài thứ năm do Philippines chỉ định, Rudiger Wolfrum người Đức, chắc sẽ ủng hộ phía Philippines. TQ có vẻ cũng thấy bị bất lợi nên đã ra sức PR, thậm chí đẩy Xue Hanqui, một thẩm phán người TQ tại ICJ, lên tiếng bảo vệ quan điểm opt-out của TQ dù đây là điều tối kịvới một thẩm phán quốc tế. Nhà báo Chito Sta. Romana (Philippines) đã từng lo ngại thẩm phán TQ Gao Zhiguo tại ITLOS sẽ ảnh hưởng lên quyết định của các trọng tài khác, tôi nghĩ Shunji Yanai chắc chắn có tiếng nói và ảnh hưởng lớn hơn Gao Zhiguo hay Xue Hanqui.
Tóm lại về mặt tổng thể tôi cho rằng cán cân đang ngả về phía Philippines, cả trong cuộc chiến thuyết phục hội đồng trọng tài về jurisdiction lẫn những nội dung kiện sau đó. Tất nhiên đường còn dài và có thể có nhiều bất ngờ xảy ra. Một đe dọa cho Philippines (và cả VN) như GS Alex Calvo lo ngại là TQ có thể sẽ rút khỏi UNCLOS khi bị dồn vào chân tường và lu loa lên họ bị phương Tây xử ép. Đây có thể là một trong những kết cục của vụ kiện này mà tôi sẽ phân tích trong phần dưới đây.
Những kết cục có thể xảy ra
Phương án đầu tiên là Philippines thua ngay từ "vòng gửi xe", nghĩa là đầu năm 2015 tòa tuyên bố họ không có jurisdiction và giải tán. Hiển nhiên đây sẽ là một cú tát với Philippines và cả VN, đập tan mọi khả năng/ý chí kiện tụng chống lại TQ sau này bằng con đường pháp lý. TQ có thể sẽ thừa thắng xông lên hung hăng hơn trên Biển Đông đuổi dần các nước khác ra khỏi đường 9 đoạn. Nếu VN và Philippines bị đẩy vào bước đường cùng có thể một liên minh quân sự sẽ được thành lập với Nhật, Mỹ và có thể Ấn độ, Úc đúng đằng sau hoặc trực tiếp tham gia. Một cuộc chạy đua vũ trang sẽ diễn ra giữa các nước trong vùng với TQ. Rủi ro đụng độ quân sự tăng lên sẽ làm ngưng trệ các hoạt động kinh tế trên Biển Đông và ảnh hưởng các tuyến hàng hải trên đó. Đây sẽ là phương án lose-lose cho cả hai phía.
Tôi nghĩ TQ sẽ thừa đủ khôn ngoan để không đẩy các đối thủ của mình vào chân tường dù giành thắng lợi trong vụ kiện. Nhiều khả năng TQ nhân đà chiến thắng sẽ ép VN/Philippines và các nước ASEAN ký một COC với nhiều điều kiện có lợi hơn cho TQ. Song song với COC TQ sẽ ép VN và Philippines ký các hiệp định song phương phân chia EEZ rất có lợi cho họ và/hoặc các thỏa thuận khai thác chung mà TQ sẽ được phần lợi nhiều nhất. Tất nhiên TQ cũng thừa khôn ngoan không ép VN và Philippines từ bỏ claim chủ quyền với HS-TS mà sẽ yêu cầu giữ status quo sau khi đã đạt được các thỏa thuận kinh tế. Kịch bản này dễ xảy ra với VN hơn, Philippines với một thể chế dân chủ và ít ra còn dựa được vào Mỹ sẽ khó bị thuyết phục/đe dọa như VN.
Cũng tương tự như vậy nếu Philippines thắng vòng tranh tụng jurisdiction nhưng thua toàn bộ các nội dung kiện thì TQ sẽ lấn tới như phương án đầu. Điểm khác biệt duy nhất là cửa kiện tụng không hoàn toàn đóng lại với cả Philippines lẫn VN, bởi vậy TQ sẽ khó ép hơn. Tuy nhiên, như đã phân tích bên trên, cả hai phương án này đều làm suy yếu uy tín và quyền lực của UNCLOS nên triển vọng kiện tụng sau này sẽ rất mù mờ, phương án lôi TQ ra kiện về chủ quyền HS-TS tại ICJ có khó khăn hơn nữa.
Phương án tiếp theo là Philippines thắng vòng tranh tụng jurisdiction rồi thắng luôn toàn bộ hoặc một số nội dung kiện. Thừa thắng xông lên cả Philippines và VN sẽ lôi TQ ra ICJ kiện về chủ quyền HS-TS, đồng thời ASEAN sẽ đưa ra một phương án COC vô cùng bất lợi cho TQ. Như đã đề cập bên trên TQ có thể phản ứng rất cực đoan rút khỏi UNCLOS, DOC 2002, đồng thời gia tăng những hoạt động đe dọa chủ quyền VN và Philippines vì không còn bị rằng buộc gì. Phương án này cũng sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang và khả năng hình thành liên minh quân sự đối đầu với TQ. Căng thẳng leo thang sẽ là một tình huống lose-lose như phương án đầu tiên.
Nên nhớ TQ là một nước lớn nên việc "giữ thể diện" quan trọng đối với họ. Tôi cho rằng phương án tốt nhất cho Philippines (và VN được "ăn theo") là Philippines chỉ thắng nội dung (i) về đường 9 đoạn. Trong đó tòa tuyên bố đường 9 đoạn không phù hợp với bất kỳ điều khoản nào của UNCLOS nên yêu cầu TQ không được sử dụng nó trong các cuộc đàm phán về ranh giới biển với các nước láng giềng. Điều này tưởng như đã vi phạm vào nội dung mà TQ đã opt-out nhưng thực ra không phải vậy. Tòa vẫn tôn trọng nội dung opt-out của TQ và yêu cầu các nước phải đàm phán song phương với TQ về vấn đề ranh giới biển, trong đó có phân chia EEZ trồng lấn. Nhưng tòa tuyên bố các claim hiện nay của TQ về historical rights không có giá trị nên đường 9 đoạn coi như không hiện hữu theo UNCLOS. Thực ra đây có thể là lối thoát cho các lãnh đạo TQ rũ bỏ được legacy của đường 9 đoạn mà không bị mang tiếng là đầu hàng ASEAN và phương Tây.
Phương án cuối cùng mà cũng rất có khả năng xảy ra là Philippines thắng vòng tranh tụng jurisdiction rồi dừng lại. Nên nhớ Philippines chấp nhận bỏ tiền bạc, công sức, và nhất là căng thẳng với TQ khi khởi kiện hoàn toàn vì quyền lợi của họ chứ không phải vì VN hay các nước ASEAN khác. Bởi vậy nếu TQ nhượng bộ nhả bớt một số quyền lợi cho Philippines thì nước này có thể chấm dứt vụ kiện giữa chừng sau khi đạt được mục đích. TQ có thể sẽ "đi đêm" hoặc thỏa thuận công khai phân chia EEZ với Philippines, thậm chí ký hợp đồng cùng khai thác chung với phần ăn chia có lợi cho Philippines. Hai bên sẽ đồng ý gác lại vấn đề chủ quyền của các đảo và bãi đá ngầm đang tranh chấp. VN tất nhiên không "ăn theo" được gì trong phương án này trừ khi Philippines ép được TQ ký COC với ASEAN.
Nếu phương án này xảy ra và TQ "buông" Philippines nhưng vẫn tiếp tục chèn ép VN, chúng ta chỉ còn một con đường lôi TQ ra kiện giống Philippines. Ngoại trừ lợi thế án lệ của PvsC sẽ có lợi cho phần tranh tụng jurisdiction, vụ kiện VN vs TQ sẽ khó khăn hơn vì TQ sẽ có nhiều bài hơn. Chắc chắn "công hàm" Phạm Văn Đồng 1958 sẽ bị lôi ra cùng nhiều chứng cứ khác. Lần này TQ cũng có thể theo vụ kiện ngay từ đầu với một giàn luật sư/chuyên gia mạnh để áp đảo VN trong phần tranh tụng...
Kết luận
Vụ kiện PvsC đã tạo ra một chấn động không chỉ trong giới luật gia mà cả vùng Đông-ĐNÁ. Nói theo GS Julian Ku đây là "game charger", nghĩa là một cú hích có thể làm đổi hướng bức tranh BĐ-HS-TS trong khu vực và cả tranh chấp Senkaku giữa Nhật và TQ. Những liên minh mới có thể hình thành, những hiệp định mới có thể được ký kết, thậm chí đụng độ quân sự có thể xảy ra sau phán quyết của tòa trọng tài. Cho đến thời điểm này VN vẫn chơi bài "wait and see", dù có thể vẫn đang âm thầm chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Theo tôi đây không phải phương án tốt nhất cho VN. Chúng ta nên khởi kiện ngay cả trước khi trọng tài vụ PvsC tranh biện jurisdiction. Mục tiêu và cách thức kiện của VN có thể sẽ khác Philippines, đó là một "mặt trận thứ hai" cùng Philippines chống lại TQ. Tôi sẽ là viết về vấn đề này trong một entry tới.
Ghi chú
[1]: Tôi để chữ kiện trong ngoặc vì khái niệm này không đơn giản như đa số người Việt nghĩ. Tôi sẽ viết về vấn đề này trong một entry tiếp theo.
[2]: Tôi chỉ tìm thấy hai bài tương đối chi tiết của trọng tài VN Châu Huy Quang trên TBKTSG và của nhà báo Danh Đức trên TT.
[3]: Khác biệt quan trọng nhất giữa phương án xử tại một tòa cố định (ITLOS/ICJ) với tại một tòa trọng tài (Annex VII) là với tòa cố định hội đồng xét xử đã được định trước (vd ITLOS có 21 thẩm phán thường trực) trong khi các bên có thể chỉ định hội đồng trọng tài cho mình nếu xử theo Annex VII. Ngoài ra tòa án cố định đã có qui trình xử án chuẩn còn qui trình xử của trọng tài được 2 bên tranh chấp thỏa thuận sau khi hội đồng trọng tài được thành lập. Do vậy hai bên có thể thỏa thuận xử kín, không công bố thông tin và chi tiết phiên tòa, không như xử tại tòa án cố định luôn được công khai.
[4]: Julian Ku, giáo sư luật tại Hafstra University, cho rằng ngay cả nếu TQ tham dự phiên tòa trọng tài tại PCA nước này vẫn có khả năng tuyên bố không chấp nhận phán quyết của hội đồng trọng tài nếu bị xử thua, nghĩa là phán quyến này không có tính chất binding. Lập luận này phù hợp với các phân xử trọng tài thông thường nhưng theo tôi không đúng trong trường hợp UNCLOS.
[5]: Trong phần comment về bài của Stefan Talmon, Huy Duong (Dương Danh Huy?) đồng ý với lập luận của Talmon rằng tranh chấp giữa Philippines và TQ liên quan đến ranh giới biển. Update: Anh Dương Danh Huy cho biết ý anh không phải như vậy, xem cụ thể trong phần comment bên dưới.
[6]: Mặc dù cả Annex VI lẫn Annex VII đều có qui định về trường hợp một bên không theo kiện, nhưng điều đó không có nghĩa UNCLOS cho phép thành viên được quyền tẩy chay một vụ kiện do một thành viên khác khởi xướng theo đúng điều 287.
[7]: GS Robert Beckman có 2 bài, bài hoàn chỉnh link bên trên, một bài viết chi tiết hơn về UNCLOS ông yêu cầu không tự do trích dẫn nên tôi chỉ để link ở đây cho những ai quan tâm.
[8]: GS Julian Ku cho rằng TQ có thể rời bỏ vụ xử giữa chừng sau khi tòa tuyên bố họ có jurisdiction. Tuy nhiên điều này còn gây tiếng xấu cho TQ hơn là không theo ngay từ đầu.
[9]: TS Mark Valensia lại lập luận ngược lại. Ông này cho rằng nếu tòa chấp nhận jurisdiction và xử cho Philippines thắng thì UNCLOS sẽ mất uy tín vì kiểu gì TQ cũng sẽ không tuân lệnh tòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét