Người ta chỉ hay nói khủng hoảng kinh tế giá cả leo thang ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Nhưng không khó gì để nhận ra rằng sự nghèo đi cũng đồng thờì làm cho con người hèn đi, cuộc thích ứng mà người ta phải chịu đựng đã là nguồn gốc của mọi hư hỏng thoái hóa mà con người hiện đại bộc lộ.
Và trước sau điều bi đát nhất sẽ tới, xã hội và con người mất hết khả năng tái cấu trúc, khả năng sáng tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn…
Khi tất cả hàng hóa tăng giá có nghĩa con người đang bị hạ giá.
Khi tất cả hàng hóa tăng giá có nghĩa con người đang bị hạ giá.
Nội dung trên đã được tôi trình bày trong bài viết Thích ứng để tồn tại, đã in trong Những chấn thương tâm lý hiện đại (2009) và đưa trên blog này ngày 4-12-2010.
Sau gần bốn năm, nay lại xin kính trình để bạn đọc tham khảo.
Đã lâu lắm rồi hôm ấy, Dần, nhân vật chính trong truyện ngắn Một đám cưới (Nam Cao viết năm 1944) mới có cái quyền đi chợ. Chẳng qua là nhân ngày cưới của cô. Ông bố dặn mua lấy hai xu chè. Cô gái trả lời hai xu bây giờ ai bán. Và cô thẽ thọt nói thêm: Sau gần bốn năm, nay lại xin kính trình để bạn đọc tham khảo.
-- Ông lão cả đời không đi chợ, cứ tưởng chè rẻ lắm. Quen với ngày xưa, độ một xu một ấm. Bây giờ năm xu, nấu đặc chỉ được một ấm là hết xoẳn.
Hoá ra từ hồi nào, nền kinh tế ở xứ này đã là một cái phao bập bênh và những thay đổi tận đâu đâu trên thế giới đã ảnh hưởng ngay đến người dân thường ở những vùng đất xa xôi hẻo lánh bậc nhất.
Trước tình trạng gần như không thể kiểm soát nổi ấy, người ta bàn đến cách đối phó.
Tôi đồ chừng hàng ngày, trong các gia đình, trong các nhóm bạn bè ngồi quán tán gẫu, và trong đầu óc từng người nữa -- như là có hàng ngàn hàng vạn cuộc hội thảo nho nhỏ diễn ra liên tục, ở đó mọi người nhao nhao đăng đàn diễn thuyết trao đổi ý kiến.
Than phiền, kêu la.
Ngậm ngùi lo lắng.
Bảo nhau phải thắt lưng buộc bụng...
Riêng tôi thì lại hình dung ra một loại kịch bản khác.
Một số người … mặc kệ. Họ tự nhủ:
--- Dễ người dễ ta, khó người khó ta.
--- Rồi sẽ có cách, không chết được mà sợ. Nếu gặp khó mà chết thì chúng mình chết từ hồi tám hoánh nào rồi !
-- Anh nào biết cù nhầy là anh ấy sống.
Con người nơi đây vốn quen thích ứng với mọi hoàn cảnh. Kẻ thông minh là kẻ không biết sợ. Các quyết định mới được hình thành nhanh lắm.
Giả sử như tôi đang có một cửa hàng thuốc tây.
Có mà ngớ ngẩn thì mới sợ rằng thuốc nhập giá tăng rồi không ai mua. Còn có người ốm thì còn có người cần thuốc, mà lúc cái bệnh nó đã thúc vào lưng thì giá cắt cổ vẫn cứ phải xì tiền ra.
Vậy thì giá nhập tăng một, ta tăng hai ba, và như vậy chuyện cân thịt, lít xăng leo thang có ăn nhằm gì, không chừng lại là một cơ hội đẹp để ta hốt của.
Ấy cái khó ló cái khôn chính là như thế.
--- Rồi sẽ có cách, không chết được mà sợ. Nếu gặp khó mà chết thì chúng mình chết từ hồi tám hoánh nào rồi !
-- Anh nào biết cù nhầy là anh ấy sống.
Con người nơi đây vốn quen thích ứng với mọi hoàn cảnh. Kẻ thông minh là kẻ không biết sợ. Các quyết định mới được hình thành nhanh lắm.
Giả sử như tôi đang có một cửa hàng thuốc tây.
Có mà ngớ ngẩn thì mới sợ rằng thuốc nhập giá tăng rồi không ai mua. Còn có người ốm thì còn có người cần thuốc, mà lúc cái bệnh nó đã thúc vào lưng thì giá cắt cổ vẫn cứ phải xì tiền ra.
Vậy thì giá nhập tăng một, ta tăng hai ba, và như vậy chuyện cân thịt, lít xăng leo thang có ăn nhằm gì, không chừng lại là một cơ hội đẹp để ta hốt của.
Ấy cái khó ló cái khôn chính là như thế.
Sự thông minh tính toán kiểu ấy không phải độc quyền của dân buôn thuốc. Một người đã nghĩ được, thì mọi người ở mọi ngành nghề đều có thể có ý nghĩ tương tự.
Ai nấy dường như có thêm động cơ để mạnh tay hơn trong những việc lâu nay còn vừa làm vừa run.
Các nhân viên kiểm lâm yên tâm hơn trong việc thông đồng với đám lâm tặc nhằm triệt phá rừng.
Dân hải quan hoặc thuế vụ có cớ để tự nhủ rằng “ không vòi vĩnh ai sống nổi ”?
Nhà khoa học khua nốt mấy công trình nghiên cứu dang dở mang nghiệm thu, để còn kịp xin kinh phí đợt mới.
Bất chấp sự tăng tốc của mọi người, bác trông giữ xe máy tự lúc nào đã nhẹ nhàng tăng giá từ một ngàn lên thành ngàn rưỡi hai ngàn.
Còn người nông dân tự do thì không có gì phải hối hận trong việc chiếm dụng đất đai ven các quốc lộ, kéo nhau đi đào vàng hoặc khai thác than thổ phỉ, rồi tràn vào thành phố cân điêu cân thiếu khi đạp xe bán rong một vài mặt hàng, kể cả bán những thứ hoa quả có phun thuốc sâu vượt quá nồng độ cho phép...
Ai nấy dường như có thêm động cơ để mạnh tay hơn trong những việc lâu nay còn vừa làm vừa run.
Các nhân viên kiểm lâm yên tâm hơn trong việc thông đồng với đám lâm tặc nhằm triệt phá rừng.
Dân hải quan hoặc thuế vụ có cớ để tự nhủ rằng “ không vòi vĩnh ai sống nổi ”?
Nhà khoa học khua nốt mấy công trình nghiên cứu dang dở mang nghiệm thu, để còn kịp xin kinh phí đợt mới.
Bất chấp sự tăng tốc của mọi người, bác trông giữ xe máy tự lúc nào đã nhẹ nhàng tăng giá từ một ngàn lên thành ngàn rưỡi hai ngàn.
Còn người nông dân tự do thì không có gì phải hối hận trong việc chiếm dụng đất đai ven các quốc lộ, kéo nhau đi đào vàng hoặc khai thác than thổ phỉ, rồi tràn vào thành phố cân điêu cân thiếu khi đạp xe bán rong một vài mặt hàng, kể cả bán những thứ hoa quả có phun thuốc sâu vượt quá nồng độ cho phép...
Tạm thời có thể mô hình hoá thành mấy cách phản ứng:
1/ người sống bằng gian dối có cớ để gian dối.
2/ người tham nhũng hợp pháp hoá được việc ăn cắp của mình.
3/ người sản xuất không cần phân vân khi đưa ra hàng kém hàng hỏng.
Mỗi người có thêm lý do để hạ thấp chất lượng cuộc sống mà mình có tham gia. Không ai còn thấy chướng khi sự tồn tại của bản thân được đặt cao hơn lợi ích xã hội.
Một nhân vật trong Anh em Karamazov của Dostoievski từng bảo “ Sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, đó là truyền thống của họ Karamazov nhà ta.” Không phải người Nga, nên không quen khái quát thành công thức trừu tượng, nhưng trong bụng nhiều người Việt mình hôm nay đã tự nhủ thầm như thế.
1/ người sống bằng gian dối có cớ để gian dối.
2/ người tham nhũng hợp pháp hoá được việc ăn cắp của mình.
3/ người sản xuất không cần phân vân khi đưa ra hàng kém hàng hỏng.
Mỗi người có thêm lý do để hạ thấp chất lượng cuộc sống mà mình có tham gia. Không ai còn thấy chướng khi sự tồn tại của bản thân được đặt cao hơn lợi ích xã hội.
Một nhân vật trong Anh em Karamazov của Dostoievski từng bảo “ Sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, đó là truyền thống của họ Karamazov nhà ta.” Không phải người Nga, nên không quen khái quát thành công thức trừu tượng, nhưng trong bụng nhiều người Việt mình hôm nay đã tự nhủ thầm như thế.
Điều dự đoán cuối cùng của tôi: Ngay cả các đám ăn nhậu rồi ra cũng đông vui hơn.
Muốn chống lại tình trạng giá cả leo thang mà không ăn uống cho no say thì lấy đâu ra sức hở trời?
Mỗi lần tan cuộc là một lần sảng khoái, trong bụng chỉ còn có cách tự nhủ thời buổi này tiết kiệm làm gì, không hưởng thụ ngay bây giờ thì có nghĩa không bao giờ ta được hưởng thụ cả !
Trong cuộc nhảy múa để tồn tại, một thứ men say của hiện sinh tràn đến tự lúc nào làm cho người ta ngây ngất. Cái sự thụ động mà cô Dần của Nam Cao xưa chấp nhận đã thuộc về một dĩ vãng quá xa; giá kể có sống lại, chắc nhân vật ông bố trong truyện Một đám cưới sẽ phải mấy lần lắc đầu le lưỡi:” Èo ! mẹ ơi !..“
Muốn chống lại tình trạng giá cả leo thang mà không ăn uống cho no say thì lấy đâu ra sức hở trời?
Mỗi lần tan cuộc là một lần sảng khoái, trong bụng chỉ còn có cách tự nhủ thời buổi này tiết kiệm làm gì, không hưởng thụ ngay bây giờ thì có nghĩa không bao giờ ta được hưởng thụ cả !
Trong cuộc nhảy múa để tồn tại, một thứ men say của hiện sinh tràn đến tự lúc nào làm cho người ta ngây ngất. Cái sự thụ động mà cô Dần của Nam Cao xưa chấp nhận đã thuộc về một dĩ vãng quá xa; giá kể có sống lại, chắc nhân vật ông bố trong truyện Một đám cưới sẽ phải mấy lần lắc đầu le lưỡi:” Èo ! mẹ ơi !..“
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét