Duy Văn
Theo Tuổi trẻ
Tiếp theo câu chuyện “Làm ăn với Trung Quốc” (TTCT số 22, ngày 15-6-2014) với phân tích của các chuyên gia về cách thay đổi chất lượng mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, cái nhìn rộng hơn ở khu vực châu Á cũng cho thấy nỗ lực tìm hướng thay đổi của các tập đoàn trong mối quan hệ làm ăn với Trung Quốc.
Không phải tự nhiên mà lời cảnh báo từ năm 2012 này được tờ báo uy tín Nga Luận Chứng Và Sự Kiện (AIF) dùng làm tiêu đề bài báo đánh giá hợp đồng khí đốt Nga vừa ký với Trung Quốc.
Sau chuyến đi của ông V. Putin tới Trung Quốc vào tháng 5-2014, với hơn 40 văn kiện được ký kết, trong đó có hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỉ USD, Argumentiru.com tổ chức thăm dò độc giả với câu hỏi: “Ai có lợi hơn trong hợp đồng khí đốt Nga - Trung Quốc?”. Với 728 câu trả lời thu được đến ngày 29-5, hết 74% cho rằng Trung Quốc có lợi, trong khi chỉ 26% đáp là Nga.
Còn Hãng tin Vzglyad.ru hỏi độc giả: “Trung Quốc với Nga là 1) mối đe dọa; là 2) một khả năng hợp tác, hay là 3) cả hai - vừa đe dọa vừa là khả năng hợp tác?” thì nhận được câu trả lời như sau (đến ngày 29-5): trong 18.739 người trả lời thì 7,4% chọn phương án 1; 33,2% chọn phương án 2; nhưng tới 59,4% chọn phương án cả hai, vừa là đe dọa vừa là khả năng hợp tác!
Vì sao có tâm trạng mâu thuẫn này? Là bởi, như chuyên gia Hong Kong James Evergreen được bài báo trên dẫn lời (*), một Trung Quốc giàu có đang nguy hiểm hơn: “Họ đang nắm giữ các cổ phiếu của Chính phủ Mỹ. Các doanh nhân của họ đã mua những nhà máy châu Âu, các công ty thuốc lá và khai khoáng. Đồng nhân dân tệ 12 năm liên tục không bị mất giá so với đồng đôla, mà chỉ tăng giá.
Đến năm 2020, trong khuôn khổ chương trình vũ trụ của mình, Trung Quốc chuẩn bị xây cả cơ sở trên Mặt trăng”. James Evergreen cảnh báo: “Nếu chỉ nghĩ người Trung Quốc có khả năng may áo cho thế giới văn minh châu Âu mặc, chúng ta đã bỏ lỡ sự ra đời của một cường quốc có khả năng nuốt trọn thế giới”.
Từ Syria tới Cuba, Iraq đều có công nhân Trung Quốc xây cầu đường. Xe buýt, ôtô ở các nước này cũng từ Trung Quốc, khiến James Evergreen đưa ra hình ảnh Trung Quốc “đang trói thế giới quanh mình như mạng nhện”. Theo ông, khi phải kiếm từng chén cơm, người Trung Quốc chẳng nghĩ gì về sự vĩ đại. Nhưng khi đã giàu lên, họ bắt đầu nghĩ tới vai trò đất nước.
Đề tài khi nào Trung Quốc trở thành siêu cường không phải là hiếm. Người ta nghe thấy nó không chỉ ở trong bếp, mà cả trên xe buýt. “Chúng tôi không chiếm thế giới. Chúng tôi mua nó”, đó là ý tưởng chính của người Trung Quốc, James Evergreen kết luận trong bài báo.
Về thống kê dân số chính thức, đến năm 2010 có 28.943 người nhận mình gốc Trung Quốc (tuy nhiên các con số thực được cho là lớn hơn nhiều), và dự báo đến năm 2050 người Trung Quốc sẽ trở thành nhóm dân số lớn thứ hai sau người Nga. Hằng năm Trung Quốc đầu tư vào kinh tế Nga 12 tỉ USD.
Đường biên giới chung Nga - Trung Quốc dài 4.209km, khiến vùng Viễn Đông hẻo lánh của Nga trở thành nơi tiện lợi để di cư đến làm ăn, thay vì lặn lội đến một thị trường cũng hấp dẫn là Ấn Độ nhưng bị ngăn cách bởi núi non trập trùng, hay Nhật bị biển cản trở. Các nước Đông Nam Á khác cũng đã quá đông dân.
Tiếp theo câu chuyện “Làm ăn với Trung Quốc” (TTCT số 22, ngày 15-6-2014) với phân tích của các chuyên gia về cách thay đổi chất lượng mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, cái nhìn rộng hơn ở khu vực châu Á cũng cho thấy nỗ lực tìm hướng thay đổi của các tập đoàn trong mối quan hệ làm ăn với Trung Quốc.
Không phải tự nhiên mà lời cảnh báo từ năm 2012 này được tờ báo uy tín Nga Luận Chứng Và Sự Kiện (AIF) dùng làm tiêu đề bài báo đánh giá hợp đồng khí đốt Nga vừa ký với Trung Quốc.
Sau chuyến đi của ông V. Putin tới Trung Quốc vào tháng 5-2014, với hơn 40 văn kiện được ký kết, trong đó có hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỉ USD, Argumentiru.com tổ chức thăm dò độc giả với câu hỏi: “Ai có lợi hơn trong hợp đồng khí đốt Nga - Trung Quốc?”. Với 728 câu trả lời thu được đến ngày 29-5, hết 74% cho rằng Trung Quốc có lợi, trong khi chỉ 26% đáp là Nga.
Còn Hãng tin Vzglyad.ru hỏi độc giả: “Trung Quốc với Nga là 1) mối đe dọa; là 2) một khả năng hợp tác, hay là 3) cả hai - vừa đe dọa vừa là khả năng hợp tác?” thì nhận được câu trả lời như sau (đến ngày 29-5): trong 18.739 người trả lời thì 7,4% chọn phương án 1; 33,2% chọn phương án 2; nhưng tới 59,4% chọn phương án cả hai, vừa là đe dọa vừa là khả năng hợp tác!
Vì sao có tâm trạng mâu thuẫn này? Là bởi, như chuyên gia Hong Kong James Evergreen được bài báo trên dẫn lời (*), một Trung Quốc giàu có đang nguy hiểm hơn: “Họ đang nắm giữ các cổ phiếu của Chính phủ Mỹ. Các doanh nhân của họ đã mua những nhà máy châu Âu, các công ty thuốc lá và khai khoáng. Đồng nhân dân tệ 12 năm liên tục không bị mất giá so với đồng đôla, mà chỉ tăng giá.
Đến năm 2020, trong khuôn khổ chương trình vũ trụ của mình, Trung Quốc chuẩn bị xây cả cơ sở trên Mặt trăng”. James Evergreen cảnh báo: “Nếu chỉ nghĩ người Trung Quốc có khả năng may áo cho thế giới văn minh châu Âu mặc, chúng ta đã bỏ lỡ sự ra đời của một cường quốc có khả năng nuốt trọn thế giới”.
Từ Syria tới Cuba, Iraq đều có công nhân Trung Quốc xây cầu đường. Xe buýt, ôtô ở các nước này cũng từ Trung Quốc, khiến James Evergreen đưa ra hình ảnh Trung Quốc “đang trói thế giới quanh mình như mạng nhện”. Theo ông, khi phải kiếm từng chén cơm, người Trung Quốc chẳng nghĩ gì về sự vĩ đại. Nhưng khi đã giàu lên, họ bắt đầu nghĩ tới vai trò đất nước.
Đề tài khi nào Trung Quốc trở thành siêu cường không phải là hiếm. Người ta nghe thấy nó không chỉ ở trong bếp, mà cả trên xe buýt. “Chúng tôi không chiếm thế giới. Chúng tôi mua nó”, đó là ý tưởng chính của người Trung Quốc, James Evergreen kết luận trong bài báo.
Về thống kê dân số chính thức, đến năm 2010 có 28.943 người nhận mình gốc Trung Quốc (tuy nhiên các con số thực được cho là lớn hơn nhiều), và dự báo đến năm 2050 người Trung Quốc sẽ trở thành nhóm dân số lớn thứ hai sau người Nga. Hằng năm Trung Quốc đầu tư vào kinh tế Nga 12 tỉ USD.
Đường biên giới chung Nga - Trung Quốc dài 4.209km, khiến vùng Viễn Đông hẻo lánh của Nga trở thành nơi tiện lợi để di cư đến làm ăn, thay vì lặn lội đến một thị trường cũng hấp dẫn là Ấn Độ nhưng bị ngăn cách bởi núi non trập trùng, hay Nhật bị biển cản trở. Các nước Đông Nam Á khác cũng đã quá đông dân.
Hiện nay, về chính thức hằng năm có hơn 1 triệu người Trung Quốc tới Nga với tư cách du khách (dù các con số nói tới 2 triệu người). Với mức độ “đầu tư làm ăn” này, theo phó giám đốc Viện các phân tích quân sự và chính trị Alexandr Khramchikhin, nếu Nga không có các biện pháp thích ứng, chỉ 10 năm nữa, khi đến vùng Viễn Đông người Nga sẽ chủ yếu nói tiếng Hoa (**)!
Trong một bài báo khác trên aif.ru cũng thuộc chủ đề “hậu hợp đồng khí đốt”, Artem Lukin - giảng viên khoa quan hệ đối ngoại của Viện các nghiên cứu quốc tế và khu vực của Đại học liên bang Viễn Đông - thừa nhận một mặt Nga vẫn phải hướng đông bởi đây là thị trường tương lai.
Trung Quốc cũng cần hợp tác với Nga. Bởi theo ông, có cơ sở để tin rằng Trung Quốc đang muốn biến Đông Á thành khu vực ảnh hưởng của mình, đẩy dần Nhật và Mỹ ra khỏi đây. Do Trung Quốc đang tiến hành các chính sách rất hung hăng ở biển Hoa Đông và biển Đông, nên trong trường hợp quan hệ Trung - Mỹ căng thẳng, việc cung cấp năng lượng và nhiên liệu từ Nga sẽ vẫn đảm bảo nhu cầu của Trung Quốc.
Nhưng mặt khác, “Trung Quốc là một văn hóa khác và một logic khác, hiểu họ không đơn giản. Hiện nay các nhóm người Trung Quốc khác nhau đang cùng chung ý tưởng rằng sau một thời gian nghèo đói, yếu ớt và bị coi thường, Trung Quốc sẽ phải chiếm vị trí hàng đầu trên vũ đài thế giới.
Thử hỏi, chủ nghĩa dân tộc của họ sẽ hung hăng tới đâu sau 20 năm nữa?” - Artem Lukin đặt câu hỏi. Ông cảnh báo: Một khi đã yên ổn ở phía nam, biết đâu Trung Quốc nhớ ra rằng trước giữa thế kỷ 19, một không gian rộng lớn phía bắc sông Amur từng thuộc đế chế Trung Hoa, chứ không phải Nga?
Và cần nhớ là các công ty Trung Quốc được phép vào Nga làm ăn đang đưa nhân công của họ vào theo!
Trong một bài báo khác trên aif.ru cũng thuộc chủ đề “hậu hợp đồng khí đốt”, Artem Lukin - giảng viên khoa quan hệ đối ngoại của Viện các nghiên cứu quốc tế và khu vực của Đại học liên bang Viễn Đông - thừa nhận một mặt Nga vẫn phải hướng đông bởi đây là thị trường tương lai.
Trung Quốc cũng cần hợp tác với Nga. Bởi theo ông, có cơ sở để tin rằng Trung Quốc đang muốn biến Đông Á thành khu vực ảnh hưởng của mình, đẩy dần Nhật và Mỹ ra khỏi đây. Do Trung Quốc đang tiến hành các chính sách rất hung hăng ở biển Hoa Đông và biển Đông, nên trong trường hợp quan hệ Trung - Mỹ căng thẳng, việc cung cấp năng lượng và nhiên liệu từ Nga sẽ vẫn đảm bảo nhu cầu của Trung Quốc.
Nhưng mặt khác, “Trung Quốc là một văn hóa khác và một logic khác, hiểu họ không đơn giản. Hiện nay các nhóm người Trung Quốc khác nhau đang cùng chung ý tưởng rằng sau một thời gian nghèo đói, yếu ớt và bị coi thường, Trung Quốc sẽ phải chiếm vị trí hàng đầu trên vũ đài thế giới.
Thử hỏi, chủ nghĩa dân tộc của họ sẽ hung hăng tới đâu sau 20 năm nữa?” - Artem Lukin đặt câu hỏi. Ông cảnh báo: Một khi đã yên ổn ở phía nam, biết đâu Trung Quốc nhớ ra rằng trước giữa thế kỷ 19, một không gian rộng lớn phía bắc sông Amur từng thuộc đế chế Trung Hoa, chứ không phải Nga?
Và cần nhớ là các công ty Trung Quốc được phép vào Nga làm ăn đang đưa nhân công của họ vào theo!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét