NGHI LỄ TÌNH YÊU NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
SƯƠNG NGUYỆT MINH
S.N.M: Sau khi post 3 kì viết về Nguyễn Hoàng Đức - “Nhà triết học số 1 châu Á?”, nhà thần học, nhà mỹ học, nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà biên kịch, nhà tình yêu học, nhà…vv…. Đọc xong, nhà thơ Đỗ Trọng Khơi hỏi tôi: Bác SNM có biết vì sao Nguyễn Hoàng Đức không lấy vợ không? Tôi bảo: Chuyện nầy khó nói lắm!
Khó nói quá! Đành post tiếp kì thứ 4 của loạt bài NGUYỄN HOÀNG ĐỨC - DỊ NHÂN MỘNG DU GIỮA ĐỜI THƯỜNG.
Khó nói quá! Đành post tiếp kì thứ 4 của loạt bài NGUYỄN HOÀNG ĐỨC - DỊ NHÂN MỘNG DU GIỮA ĐỜI THƯỜNG.
Phần 4. Nghi lễ tình yêu Nguyễn Hoàng Đức.
Nhà triết học số 1 châu Á mang tên Nguyễn Hoàng Đức yêu không dễ. Năm nay, ông đã gần sáu mươi tuổi, nhưng các nàng tuổi 40 rất khó lọt qua mắt ông để mở cánh cửa tình yêu nặng như cùm gỗ lim của ông, dù có là hoa hậu quý bà vừa sống đơn thân hay cô gái quá lứa nhỡ thì chưa một lần làm vợ. Vậy thì các bóng hồng tươi xanh tuổi 18 trở xuống mới là cái đích để ông ngắm? Không! “Trẻ ranh” nũng nịu suốt ngày, ông bảo: ở cái tuổi tri thiên mệnh, ông không thể vừa viết những trang triết luận bay bổng về anh hùng mỹ học, vừa dỗ người tình ăn socola; vừa đọc trường ca thần học đầu tiên của nhân loại “Ngước lên cao”, vừa thay tã lót cho con. Mẫu hình lý tưởng tình yêu của ông là những cô sinh viên tươi trẻ, nới rộng thêm là các mỹ nữ đơn thân trên dưới tuổi 30, nhưng giới hạn không vượt quá tuổi 35. Tuổi là vậy, nhưng người tình của ông còn phải hiểu biết thần học, triết học, yêu thích nhạc giao hưởng, biết chơi đàn piano càng tốt và phải hiểu được công việc lao động văn chương nhọc nhằn cô độc của ông, ít ra khi ông đọc bài thơ vừa mới sáng tác thì lắng tai nghe chăm chú như nuốt từng lời, chứ thờ ơ là nàng đã giết chết cảm xúc sáng tạo của chồng, có nghĩa là hai tâm hồn vênh váo không đồng điệu. Yêu đương cái nỗi gì!
Bạn bè khuyên Nguyễn Hoàng Đức đừng dây vào cảnh “cha già con cọc”, yêu nhau là đủ, hoặc kết hôn nghĩa chồng vợ tao khang là đủ, họ khuyên ông đừng đẻ con. Đẻ con, sẽ làm nhà triết học lấn bấn vào chuyện sữa bột tã lót bú mớm thì thơ không cất cánh, và tốn thời gian vào những việc tầm thường, được đứa con xinh xắn mà mất một cuốn thần học để đời, hay cuốn luận mỹ học tầm nhân loại. Ngược lại, Nguyễn Hoàng Đức coi ái tình phải cay nồng, bỏng gắt như phở có hạt tiêu và ớt, phải bê bết ngàu sủi tinh dịch và nước bọt hôn nhau. Tình yêu hôn nhân phải ngổn ngang, bề bộn tã lót, nhôm nhoam cứt đái và tiếng cười tiếng khóc trẻ con mới đã. Ông là triết học đại tài tầm châu Á, ông rất muốn yêu lấy vợ sinh con với ý nghĩa truyền giống tốt, giống tinh hoa, giống thiên tài. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, ông vẫn chưa tìm được người phụ nữ của mình để gieo giống. Hỡi những người phụ nữ xinh đẹp vĩ đại! Sao lại bỏ dở một cơ hội vàng ngàn năm có một? Hãy hành động đi! Hãy đến với ông hoàng của văn học Việt, hãy đến với “nhà triết học số 1 châu Á” đi, kẻo các nàng sẽ rơi vào không gian u uất ân hận và tiếc nuối suốt đời.
Một lần tôi hỏi ông:
“Ông già rồi. Sao cứ chịu cảnh ế ẩm đời trai hiu hắt thế?”
Ông ngẫm nghĩ một lát, và thở dài:
“Tôi đã là ông hoàng của văn học Việt Nam, hoặc giả chỉ là cái bóng của ông hoàng thì cũng có nghĩa là tôi sẽ có cả ngàn cung tần mỹ nữ. Nhưng, tôi không muốn ái tình nhôm nhoam với hết người này đến người khác. Tôi chỉ chưa tìm được hoàng hậu của lòng tôi. Bởi vì Chúa đang thử thách tôi.”
Nguyễn Hoàng Đức là con người dư trí tuệ, thừa tài hoa, nhưng thiếu đào hoa. Ông đẹp trai, mũi cao to và gương mặt đẹp như nhà triết học Hy lạp cổ đại chúng ta thường thấy hiện diện đâu đó ở tranh tượng trong bảo tàng nghệ thuật. Ông cũng thuộc hàng nam tính, trí tuệ tài năng. Cái gì ông cũng hơn đám đàn ông bạn bè. Nhưng, ông không một cánh đào hoa. Các bạn ông đào hoa như rộn rã như máy gặt đập liên hợp, tình yêu cuồn cuộn như thác lũ. Còn ông như con cá trên cánh đồng khô cạn hớp hớp từng giọt sương tình yêu nhỏ xuống từ mái gianh nghèo. Nhưng ông vẫn cam chịu, không một mảnh tình vắt vai. Ông tin một niềm tin vững chắc và hi vọng rằng: Chúa đang sỉ nhục ái tình của ông, và khi Chúa sỉ nhục đến tận cùng con đường đào hoa của ông thì Ngài sẽ mở lòng, giải phóng cho ông khỏi cuộc hành xác chịu nạn thiếu hụt ái tình. Lúc đó, người đẹp bất ngờ xuất hiện như cổ tích, cánh cửa ái tình mở toang ra. Ông sẽ rực rỡ trong ánh hào quang hạnh phúc với người tình và hôn nhân chóng vánh, ông sẽ gieo giống vào hoàng hậu của lòng ông. Nhân loại sẽ đón chờ cuộc tình vĩ đại cũng y như đón chờ hạt giống triết học ông gieo xuống thế gian trở thành đứa con bất tử như sự bất tử của ông. Đó là niềm tin thành thật.
Dù vậy, tôi vẫn nghĩ: Người con gái nào chấp nhận yêu, lấy ông làm chồng sẽ là người phụ nữ vĩ đại nhất hành tinh, nàng hi sinh không phải vì hoàng đế văn chương khổng lồ Nguyễn Hoàng Đức mà chính là nàng hy sinh đời nàng cho một kẻ mộng tưởng đi giữa đời thường – một nhân vật văn học tương lai của nhân loại.
Nguyễn Hoàng Đức quan niệm: Từ tình yêu đến hôn nhân là phải có lộ trình, và vì tình yêu thiêng liêng chứ không trần tục như tình dục, nên phải có nghi lễ. Cái nghi lễ của ông là câu chuyện thế này xin hầu bạn đọc:
Bạn bè thấy ông đơn thân, tìm hoài vẫn không đứng đầu đứng số, thương lắm vun quén nhiều nhưng chẳng hiểu sao mười cô gái đến thì chục cô đi. Bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ, giáo viên, nhà thơ, nội trợ…đủ cả, nhưng Nguyễn Hoàng Đức vẫn thân đơn bóng chiếc. Tôi cũng nhiệt tình giới thiệu một cô bạn vong niên 28 tuổi xanh là kế toán một công ty, rất say phim truyện tình yêu truyền hình dài tập của Hàn Quốc, đã bắt đầu vào thời đằm thắm. Tôi bảo ông: “Giới thiệu xong là tôi tìm kế “tẩu vi thượng sách” nhường lại không gian huyền ảo cho hai người tự do tìm hiểu. Lần này con cá to. Chớ để sểnh.” Ông Đức hân hoan, sướng lắm! Ông có mặt ở nhân gian nhìn ánh mặt trời trước nàng 23 năm. Có hề chi, nàng đã nghe danh chàng từ lâu, và lòng rất mến mộ.
Tôi đưa nàng đến nhà ông.
Quá bất ngờ! Chúng tôi choáng ngợp bởi không gian huyền ảo lung linh của hàng chục ngọn nến cháy sáng giữa ban ngày. Tượng Đức Chúa Jêsus Christ đóng đinh trên cây thánh giá, ảnh Mẹ Maria, các loại ảnh và lịch Thiên chúa giáo, các tượng bán thân Nguyễn Hoàng Đức kích cỡ bằng người thực, và sách triết học, thần học trong tủ với báo chí chất ngổn ngang chung quanh. Tất nhiên còn có cả hoa tươi và cây đàn piano cổ kính phủ chiếc khăn màu hổ phách in hoa văn cách điệu có nguồn gốc từ xứ xở Ba Tư tạo nên không gian dị nhân Nguyễn Hoàng Đức.
Họ chào nhau khá thoải mái, cởi mở và xem ra ông cũng rất thích nàng. Tôi hào hứng:
“Xin giới thiệu với em! Anh Nguyễn Hoàng Đức đây là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà truyện ngắn, nhà biên kịch, nhà báo, “nhà lý luận phê bình văn nghệ hàng đầu thế giới…”
Gương mặt ông sáng bừng, nhưng dường như tôi chưa làm hết phận sự, ông hân hoan, trân trọng tự giới thiệu tiếp:
“Anh còn là nhà triết học, nhà thần học, nhà mỹ học…”
“Đúng đúng! Em thấy không, Nguyễn Hoàng Đức của chúng ta có duyên nhé, lại rất nam tính, đến anh là đàn ông mà còn mê…”.
Ông Đức cười tủm tỉm rất đáng yêu bảo:
“Em đừng nghe Sương Nguyệt Minh. Hắn “dìm hàng” đấy.”
Đột nhiên ông tăng âm lượng giọng nói và hùng biện:
“Thước đo đàn ông là cái đầu triết học thông thái, em ạ. Chứ ông Minh khen anh nam tính là cổ vũ cho khả năng giỏi chuyện giường chiếu…, tình dục. Anh… không chấp”.
Đôi mắt cô bạn gái hơi bối rối, e thẹn. Tôi đưa mắt như muốn bảo Đức: “Ông dịu dàng, âu yếm một chút cho tôi nhờ. Hôm nay, việc trọng đại là… tình yêu, chứ không phải là triết học, thần học”. Nhưng, Đức không để ý đến cái nhìn của tôi, ông đứng phắt dậy, hùng dũng đi đến tủ sách lôi cuốn “Hiện tượng học tinh thần” của Hegel in bằng tiếng Pháp dầy gần 2000 trang và cuốn “Ý hướng tính văn chương” của ông, dầy như viên gạch vồ đặt ra bàn, nói với cô gái mới quen:
“Em thấy không. Đàn ông là phải trí tuệ, khen anh nam tính có họa bằng chê ngầm anh cơ bắp. Con người thằng đàn ông hơn nhau ở chỗ đẳng cấp trí tuệ, em ạ”.
Tôi nói:
“Ông ơi! Pascal bảo: Con người chỉ là một cây sậy yếu ớt trước tạo hóa vô biên.”
Ông Đức bảo:
“Nhà triết học Pascal cũng nói: Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy biết suy nghĩ. Ông Pascal còn triết luận: Nếu cái mũi của Cleopatra dài thêm một chút thì cục diện thế giới sẽ thay đổi…”
Gay rồi. Tôi đã vô tình thò bàn tay vào suối nguồn triết học của ông. Nguyễn Hoàng Đức giải thích ẩn dụ “cái mũi của Cleopatra”, ông phân tích tính từ “dài”, ông chứng minh “cục diện thế giới sẽ thay đổi”…Chết mất thôi! Hết triết học Pascal sang Hegel đến Nietzsche rồi quay về “Ý hướng tính văn chương”…
Tôi ngồi bên thò tay giật giật vạt áo ý nhắc nhở ông quay về chủ để tiếp bạn gái. Ông gạt tay tôi bảo với cô gái:
“Anh Sương Nguyệt Minh là chúa… “dìm hàng” em ạ.”
Rồi Đức quay phắt lại bảo tôi:
“Bây giờ đến lượt ông nói đi. Cho ông nói về triết học… 30 phút đấy. Không nói được ấy gì. Chết chưa!”
“Ừ. Chết. Tôi đang chết đứ đừ đây. Hôm nay là ngày của ông nói chứ không phải tôi.”
Tôi ghé tai Đức thì thào rằng trọng tâm buổi gặp gỡ hôm nay là cô bạn gái, còn triết văn để hôm khác. Mặt ông thộn ra, cười gượng gạo rất đáng yêu. Tôi kiếm cớ chuồn và hẹn sẽ quay lại trong thời gian ngắn nhất.
Đúng là Pascal rất có lý khi nhận ra “Con tim có những lý lẽ mà nhiều khi lý trí không thể hiểu nổi”. Khoảng gần một giờ sau, tôi chưa kịp quay trở lại nhà Nguyễn Hoàng Đức thì cô bạn gái điện thoại:
“Anh Minh à. Em về rồi.”
Tôi sửng sốt:
“Chết thật! Sao về sớm thế em? Anh nói trước rồi mà. Cái việc tỏ tình thì Đức tồ lắm”.
“Em hết chịu nổi rồi, anh ơi!”
“Là sao?”
“Ảnh ấy bảo: Hôm nay, em là khách quý đặc biệt, anh phải đón bằng nghi lễ đặc biệt. Em bảo: Anh đã thắp 28 ngọn nến giữa ban ngày làm nghi lễ đón em rồi. Anh ấy bảo: Đó chỉ mà nghi lễ giáo đầu. Bây giờ mới là nghi lễ chính thức. Nói rồi, anh ấy bước đến cây đàn piano, bảo: Anh sẽ dâng hiến em bản nhạc Sotana The moonlight của Beethoven…”
Tôi cướp lời người đẹp:
“Có phải trước khi đàn, ông ấy phân tích chương một giai điệu chậm rãi, tha thiết như lời than vãn, đánh thức hồi ức tình cảm dịu dàng êm như ánh trăng tan nhẹ trên mặt hồ mênh mông lặng sóng không?”
“Vâng!”
“Rồi ông ấy nói về chương hai ánh trăng chảy mải miết theo dòng sông dài bất tận, báo hiệu một điều khủng khiếp dữ dội sắp xảy ra không?”
“Vâng! Rồi anh ấy phân tích chương cuối ánh trăng tan vỡ trên mặt sóng giông tố, khơi gợi cảm xúc mãnh liệt, dữ dội như con người đang quay cuồng, vật lộn với bão giông đại hồng thủy, với nỗi buồn đau nhưng không tuyệt vọng…”
“Ôi trơ…ời!” - Tôi hét vào ống nghe.
“Đàn xong bản “Sonata Ánh trăng” thì 12h trưa, anh ấy không dừng lại mà dâng hiến cho em tiếp bản nhạc giao hưởng “Định mệnh”.
“Bản giao hưởng ấy bốn chương đấy. Chơi hết thì… chết đói a?”
“Vâng! Vì thế mà em phải viết mảnh giấy chào rồi kẹp vào quyển triết học “Hiện tượng học tinh thần” của nhà triết học Hegel gì đó, rồi ra về khi anh ấy còn…đang mê mải đàn”.
“Ôi giời ơi là giời!”
Tôi chỉ còn biết kêu lên thảng thốt, đầy bất lực vừa giận vừa thương ông. Quên cả người đẹp đang đói bụng ở bên, qua phím đàn piano, ông thả hồn vào “Sotana Ánh trăng” để tỏ tình, nhưng ông mải miết đắm đuối theo dòng chảy âm thanh từ “Ánh trăng” sang “Định mệnh”. Định mệnh thì yêu đương cái nỗi gì!
(Còn nữa) S.N.M
Bạn bè khuyên Nguyễn Hoàng Đức đừng dây vào cảnh “cha già con cọc”, yêu nhau là đủ, hoặc kết hôn nghĩa chồng vợ tao khang là đủ, họ khuyên ông đừng đẻ con. Đẻ con, sẽ làm nhà triết học lấn bấn vào chuyện sữa bột tã lót bú mớm thì thơ không cất cánh, và tốn thời gian vào những việc tầm thường, được đứa con xinh xắn mà mất một cuốn thần học để đời, hay cuốn luận mỹ học tầm nhân loại. Ngược lại, Nguyễn Hoàng Đức coi ái tình phải cay nồng, bỏng gắt như phở có hạt tiêu và ớt, phải bê bết ngàu sủi tinh dịch và nước bọt hôn nhau. Tình yêu hôn nhân phải ngổn ngang, bề bộn tã lót, nhôm nhoam cứt đái và tiếng cười tiếng khóc trẻ con mới đã. Ông là triết học đại tài tầm châu Á, ông rất muốn yêu lấy vợ sinh con với ý nghĩa truyền giống tốt, giống tinh hoa, giống thiên tài. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, ông vẫn chưa tìm được người phụ nữ của mình để gieo giống. Hỡi những người phụ nữ xinh đẹp vĩ đại! Sao lại bỏ dở một cơ hội vàng ngàn năm có một? Hãy hành động đi! Hãy đến với ông hoàng của văn học Việt, hãy đến với “nhà triết học số 1 châu Á” đi, kẻo các nàng sẽ rơi vào không gian u uất ân hận và tiếc nuối suốt đời.
Một lần tôi hỏi ông:
“Ông già rồi. Sao cứ chịu cảnh ế ẩm đời trai hiu hắt thế?”
Ông ngẫm nghĩ một lát, và thở dài:
“Tôi đã là ông hoàng của văn học Việt Nam, hoặc giả chỉ là cái bóng của ông hoàng thì cũng có nghĩa là tôi sẽ có cả ngàn cung tần mỹ nữ. Nhưng, tôi không muốn ái tình nhôm nhoam với hết người này đến người khác. Tôi chỉ chưa tìm được hoàng hậu của lòng tôi. Bởi vì Chúa đang thử thách tôi.”
Nguyễn Hoàng Đức là con người dư trí tuệ, thừa tài hoa, nhưng thiếu đào hoa. Ông đẹp trai, mũi cao to và gương mặt đẹp như nhà triết học Hy lạp cổ đại chúng ta thường thấy hiện diện đâu đó ở tranh tượng trong bảo tàng nghệ thuật. Ông cũng thuộc hàng nam tính, trí tuệ tài năng. Cái gì ông cũng hơn đám đàn ông bạn bè. Nhưng, ông không một cánh đào hoa. Các bạn ông đào hoa như rộn rã như máy gặt đập liên hợp, tình yêu cuồn cuộn như thác lũ. Còn ông như con cá trên cánh đồng khô cạn hớp hớp từng giọt sương tình yêu nhỏ xuống từ mái gianh nghèo. Nhưng ông vẫn cam chịu, không một mảnh tình vắt vai. Ông tin một niềm tin vững chắc và hi vọng rằng: Chúa đang sỉ nhục ái tình của ông, và khi Chúa sỉ nhục đến tận cùng con đường đào hoa của ông thì Ngài sẽ mở lòng, giải phóng cho ông khỏi cuộc hành xác chịu nạn thiếu hụt ái tình. Lúc đó, người đẹp bất ngờ xuất hiện như cổ tích, cánh cửa ái tình mở toang ra. Ông sẽ rực rỡ trong ánh hào quang hạnh phúc với người tình và hôn nhân chóng vánh, ông sẽ gieo giống vào hoàng hậu của lòng ông. Nhân loại sẽ đón chờ cuộc tình vĩ đại cũng y như đón chờ hạt giống triết học ông gieo xuống thế gian trở thành đứa con bất tử như sự bất tử của ông. Đó là niềm tin thành thật.
Dù vậy, tôi vẫn nghĩ: Người con gái nào chấp nhận yêu, lấy ông làm chồng sẽ là người phụ nữ vĩ đại nhất hành tinh, nàng hi sinh không phải vì hoàng đế văn chương khổng lồ Nguyễn Hoàng Đức mà chính là nàng hy sinh đời nàng cho một kẻ mộng tưởng đi giữa đời thường – một nhân vật văn học tương lai của nhân loại.
Nguyễn Hoàng Đức quan niệm: Từ tình yêu đến hôn nhân là phải có lộ trình, và vì tình yêu thiêng liêng chứ không trần tục như tình dục, nên phải có nghi lễ. Cái nghi lễ của ông là câu chuyện thế này xin hầu bạn đọc:
Bạn bè thấy ông đơn thân, tìm hoài vẫn không đứng đầu đứng số, thương lắm vun quén nhiều nhưng chẳng hiểu sao mười cô gái đến thì chục cô đi. Bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ, giáo viên, nhà thơ, nội trợ…đủ cả, nhưng Nguyễn Hoàng Đức vẫn thân đơn bóng chiếc. Tôi cũng nhiệt tình giới thiệu một cô bạn vong niên 28 tuổi xanh là kế toán một công ty, rất say phim truyện tình yêu truyền hình dài tập của Hàn Quốc, đã bắt đầu vào thời đằm thắm. Tôi bảo ông: “Giới thiệu xong là tôi tìm kế “tẩu vi thượng sách” nhường lại không gian huyền ảo cho hai người tự do tìm hiểu. Lần này con cá to. Chớ để sểnh.” Ông Đức hân hoan, sướng lắm! Ông có mặt ở nhân gian nhìn ánh mặt trời trước nàng 23 năm. Có hề chi, nàng đã nghe danh chàng từ lâu, và lòng rất mến mộ.
Tôi đưa nàng đến nhà ông.
Quá bất ngờ! Chúng tôi choáng ngợp bởi không gian huyền ảo lung linh của hàng chục ngọn nến cháy sáng giữa ban ngày. Tượng Đức Chúa Jêsus Christ đóng đinh trên cây thánh giá, ảnh Mẹ Maria, các loại ảnh và lịch Thiên chúa giáo, các tượng bán thân Nguyễn Hoàng Đức kích cỡ bằng người thực, và sách triết học, thần học trong tủ với báo chí chất ngổn ngang chung quanh. Tất nhiên còn có cả hoa tươi và cây đàn piano cổ kính phủ chiếc khăn màu hổ phách in hoa văn cách điệu có nguồn gốc từ xứ xở Ba Tư tạo nên không gian dị nhân Nguyễn Hoàng Đức.
Họ chào nhau khá thoải mái, cởi mở và xem ra ông cũng rất thích nàng. Tôi hào hứng:
“Xin giới thiệu với em! Anh Nguyễn Hoàng Đức đây là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà truyện ngắn, nhà biên kịch, nhà báo, “nhà lý luận phê bình văn nghệ hàng đầu thế giới…”
Gương mặt ông sáng bừng, nhưng dường như tôi chưa làm hết phận sự, ông hân hoan, trân trọng tự giới thiệu tiếp:
“Anh còn là nhà triết học, nhà thần học, nhà mỹ học…”
“Đúng đúng! Em thấy không, Nguyễn Hoàng Đức của chúng ta có duyên nhé, lại rất nam tính, đến anh là đàn ông mà còn mê…”.
Ông Đức cười tủm tỉm rất đáng yêu bảo:
“Em đừng nghe Sương Nguyệt Minh. Hắn “dìm hàng” đấy.”
Đột nhiên ông tăng âm lượng giọng nói và hùng biện:
“Thước đo đàn ông là cái đầu triết học thông thái, em ạ. Chứ ông Minh khen anh nam tính là cổ vũ cho khả năng giỏi chuyện giường chiếu…, tình dục. Anh… không chấp”.
Đôi mắt cô bạn gái hơi bối rối, e thẹn. Tôi đưa mắt như muốn bảo Đức: “Ông dịu dàng, âu yếm một chút cho tôi nhờ. Hôm nay, việc trọng đại là… tình yêu, chứ không phải là triết học, thần học”. Nhưng, Đức không để ý đến cái nhìn của tôi, ông đứng phắt dậy, hùng dũng đi đến tủ sách lôi cuốn “Hiện tượng học tinh thần” của Hegel in bằng tiếng Pháp dầy gần 2000 trang và cuốn “Ý hướng tính văn chương” của ông, dầy như viên gạch vồ đặt ra bàn, nói với cô gái mới quen:
“Em thấy không. Đàn ông là phải trí tuệ, khen anh nam tính có họa bằng chê ngầm anh cơ bắp. Con người thằng đàn ông hơn nhau ở chỗ đẳng cấp trí tuệ, em ạ”.
Tôi nói:
“Ông ơi! Pascal bảo: Con người chỉ là một cây sậy yếu ớt trước tạo hóa vô biên.”
Ông Đức bảo:
“Nhà triết học Pascal cũng nói: Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy biết suy nghĩ. Ông Pascal còn triết luận: Nếu cái mũi của Cleopatra dài thêm một chút thì cục diện thế giới sẽ thay đổi…”
Gay rồi. Tôi đã vô tình thò bàn tay vào suối nguồn triết học của ông. Nguyễn Hoàng Đức giải thích ẩn dụ “cái mũi của Cleopatra”, ông phân tích tính từ “dài”, ông chứng minh “cục diện thế giới sẽ thay đổi”…Chết mất thôi! Hết triết học Pascal sang Hegel đến Nietzsche rồi quay về “Ý hướng tính văn chương”…
Tôi ngồi bên thò tay giật giật vạt áo ý nhắc nhở ông quay về chủ để tiếp bạn gái. Ông gạt tay tôi bảo với cô gái:
“Anh Sương Nguyệt Minh là chúa… “dìm hàng” em ạ.”
Rồi Đức quay phắt lại bảo tôi:
“Bây giờ đến lượt ông nói đi. Cho ông nói về triết học… 30 phút đấy. Không nói được ấy gì. Chết chưa!”
“Ừ. Chết. Tôi đang chết đứ đừ đây. Hôm nay là ngày của ông nói chứ không phải tôi.”
Tôi ghé tai Đức thì thào rằng trọng tâm buổi gặp gỡ hôm nay là cô bạn gái, còn triết văn để hôm khác. Mặt ông thộn ra, cười gượng gạo rất đáng yêu. Tôi kiếm cớ chuồn và hẹn sẽ quay lại trong thời gian ngắn nhất.
Đúng là Pascal rất có lý khi nhận ra “Con tim có những lý lẽ mà nhiều khi lý trí không thể hiểu nổi”. Khoảng gần một giờ sau, tôi chưa kịp quay trở lại nhà Nguyễn Hoàng Đức thì cô bạn gái điện thoại:
“Anh Minh à. Em về rồi.”
Tôi sửng sốt:
“Chết thật! Sao về sớm thế em? Anh nói trước rồi mà. Cái việc tỏ tình thì Đức tồ lắm”.
“Em hết chịu nổi rồi, anh ơi!”
“Là sao?”
“Ảnh ấy bảo: Hôm nay, em là khách quý đặc biệt, anh phải đón bằng nghi lễ đặc biệt. Em bảo: Anh đã thắp 28 ngọn nến giữa ban ngày làm nghi lễ đón em rồi. Anh ấy bảo: Đó chỉ mà nghi lễ giáo đầu. Bây giờ mới là nghi lễ chính thức. Nói rồi, anh ấy bước đến cây đàn piano, bảo: Anh sẽ dâng hiến em bản nhạc Sotana The moonlight của Beethoven…”
Tôi cướp lời người đẹp:
“Có phải trước khi đàn, ông ấy phân tích chương một giai điệu chậm rãi, tha thiết như lời than vãn, đánh thức hồi ức tình cảm dịu dàng êm như ánh trăng tan nhẹ trên mặt hồ mênh mông lặng sóng không?”
“Vâng!”
“Rồi ông ấy nói về chương hai ánh trăng chảy mải miết theo dòng sông dài bất tận, báo hiệu một điều khủng khiếp dữ dội sắp xảy ra không?”
“Vâng! Rồi anh ấy phân tích chương cuối ánh trăng tan vỡ trên mặt sóng giông tố, khơi gợi cảm xúc mãnh liệt, dữ dội như con người đang quay cuồng, vật lộn với bão giông đại hồng thủy, với nỗi buồn đau nhưng không tuyệt vọng…”
“Ôi trơ…ời!” - Tôi hét vào ống nghe.
“Đàn xong bản “Sonata Ánh trăng” thì 12h trưa, anh ấy không dừng lại mà dâng hiến cho em tiếp bản nhạc giao hưởng “Định mệnh”.
“Bản giao hưởng ấy bốn chương đấy. Chơi hết thì… chết đói a?”
“Vâng! Vì thế mà em phải viết mảnh giấy chào rồi kẹp vào quyển triết học “Hiện tượng học tinh thần” của nhà triết học Hegel gì đó, rồi ra về khi anh ấy còn…đang mê mải đàn”.
“Ôi giời ơi là giời!”
Tôi chỉ còn biết kêu lên thảng thốt, đầy bất lực vừa giận vừa thương ông. Quên cả người đẹp đang đói bụng ở bên, qua phím đàn piano, ông thả hồn vào “Sotana Ánh trăng” để tỏ tình, nhưng ông mải miết đắm đuối theo dòng chảy âm thanh từ “Ánh trăng” sang “Định mệnh”. Định mệnh thì yêu đương cái nỗi gì!
(Còn nữa) S.N.M
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét