Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Thật khó ngửi!


Làm gì mà giẫy nẩy như “đỉa phải vôi”, vậy?

Hữu Quả (Nhà báo - đã nghỉ hưu)
NQL: Hoan hô Công ty Phan Thị ( Tp HCM) đã ra một đòn văn hóa cực hay, cực trúng đích!

Vừa qua, sau khi nghe công ty Phan Thị, (TP/HCM) công bố dự án bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, mười tập, và tập đầu đã được phát hành; thì ngay lập tức, giới truyền thông Trung Quốc, đã có phản ứng mau lẹ, mạnh mẽ, nhảy như “cào cào, châu chấu”, dẫy nẩy như “đỉa phải vôi”, vậy.


Trước hết là những trang mạng báo “diều hâu” Trung Quốc tỏ ra phẫn nộ. Báo mạng quân sự Trung Quốc (www.ckjunsi.com) ngày 1/10 giật tít bài: “Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình”; rồi vừa lo lắng và thừa nhận: “với bộ truyện tranh này, Việt Nam sẽ coi Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của họ, và họ giáo dục cho lớp trẻ, từ nhỏ đã có ý thức về chủ quyền lãnh thổ”. Một báo mạng quân sự khác (www.junshier.com) ngày 2/10, cũng đăng bài Bắc Kinh phẫn nộ, đã viết: “Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên cho rằng, biển Đông Trung Quốc là của riêng họ”; vừa không thừa nhận cách gọi tên Hoàng Sa, Trường Sa, và khẳng định, hai quần đảo này là của mình. Báo mạng truyện tranh Quốc tế Trung Quốc (www.chncomic.com) ngày 30/9, cũng đăng bài: “Việt Nam xuất bản truyện tranh tuyên truyền chủ quyền từ với con nít”. Báo mạng Nam Đô (nandu.oeeee.com) cũng ngày 30/9, đăng bài Việt Nam xuất bản: “Thần Đồng Việt Nam…”, tuyên truyền rằng, Việt Nam là nước đầu tiên phát hiện ra quần đảo Trường Sa. Một số báo mạng quân sự khác (milytaly.china.com) ngày 30/9 cũng đăng bài: “Việt Nam dùng tryện tranh “Thần Đồng Đất Việt…”, để khiêu khích chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc v.v… Không chỉ báo mạng, mà cả các báo in giấy, của các cơ quan báo lớn như Tân Hoa Xã, QGPND, cũng đăng bài, với lời lẽ gay gắt, như Việt Nam dùng truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt…”, để gây hấn vấn đề chủ quyền biển đảo Tây Sa, Nam Sa (theo cách gọi của Trung Quốc - NV); và cuối cùng, là những lời cảnh cáo, có ý đe dọa, như: “kết quả Việt Nam đối chọi với Trung Quốc, sẽ là mất cơ hội phát triển đất nước lâu dài.”

Ngoài ra, còn nhiều báo mạng khác ở Trung Quốc lục địa; rồi truyền thông Hồng Kông, Đài Loan, cũng đưa tin tương tự, tuy lời lẽ có ít gay gắt hơn, về sự ra đời bộ truyện tranh, và đánh giá về tác động của nó đối với chủ quyền ở hai quần đảo này. Nếu như gõ tám chữ “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, bằng tiếng Hoa, sẽ lập tức có ngay 54 nghìn kết quả; hiện đang thu hút nhiều lời bình luận, trên nhiều diễn đàn lớn, của nước này, như: tuku.milytary.china.com, foroom.china.com.cn, tiexue.net, q.115.com,…

Vì sao một cuốn sách viết cho đối tượng thiếu niên nhi đồng, mà họ gọi có ý giễu cợt là “con nít”, với cái tên “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, mới phát hành, hệ thống truyền thông Trung Quốc đã phản ứng rộng rãi và gay gắt như vậy? Trước hết, phải chăng từ bản chất của sự việc quyết định; đó là Hoàng Sa, Trường Sa, thực tế là của Việt Nam; còn họ dùng bạo lực, đi xâm lấn mà có, nên tâm lý thông thường là, đồ của ăn cắp, ăn cướp được, cứ giữ riết khư khư, không muốn ai động đến, nhắc đến. Vì vậy cũng dễ hiểu, khi bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa” ra đời, như một luồng sáng sự thật, chiếu rọi vào chỗ nhạy cảm, mưu đồ độc địa, đen tối, nên họ phản ứng dồn dập, quyết liệt, giẫy nảy như “đỉa phải vôi”, vậy.

Còn đối với dư luận trong nước, đây là một tin rất đáng vui! Trong khi chúng ta đang bế tắc, khủng hoảng việc dạy môn sử trong nhà trường; thì sự ra đời dự án bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, của công ty Phan Thị (TP/HCM), do bà Phan Thị Mỹ Hạnh làm giám đốc, quả là một tín hiệu, một điểm sáng rất đáng hoan nghênh và trân trọng biết bao? Bằng cách làm thông minh và sáng tạo này, bộ truyện tranh “Thần Đồng Đất Việt - Hoàng Sa - Trường Sa”, truyền cho thế hệ trẻ hiểu biết lịch sử về chủ quyền biển đảo của đất nước mình, bằng phương pháp nhẹ nhàng mà hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi các cháu. Ta thử tính, số trẻ từ 15 tuổi trở xuống hiện có khoảng 27 triệu em; là đối tượng độc giả chủ yếu, là những công dân tương lai; các em được đọc tập truyện tranh này, hiểu biết chủ quyền đất nước, phải chăng là niềm hy vọng tương lai của dân tộc. Cho nên hệ thống truyền thông Trung Quốc mới nghe họ đã nhạy cảm về dự báo tác động này, và đã mất bình tĩnh, có phản ứng dồn dập, gay gắt, giẫy nẩy như “ĐỈA PHẢI VÔI”, là lẽ đương nhiên./.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: