Ngay từ những ngày đầu tiên lên làm Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe đã có những lời lẽ và hành động rất mạnh mẽ giành cho Trung Quốc. Abe được đánh giá là một người có lập trường và chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ nhất trong số các nhà lãnh đạo Nhật Bản trong một thập kỉ qua.
Những lo ngại của Trung Quốc dường như tăng vọt kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe giành chiến thắng dễ dàng trong cuộc bầu cử Thượng viện của Nhật Bản. Bên cạnh việc khôi phục nền kinh tế Nhật Bản, Abe còn đang nỗ lực tăng cường khả năng quân sự và tìm kiếm sự hỗ trợ cũng như hợp tác quốc phòng với các nước láng giềng, các đồng minh, đặc biệt là Mỹ. Ông luôn giữ một thái độ vô cùng cứng rắn đối với Trung Quốc.
Với sự lãnh đạo của Abe, Nhật Bản đang có dấu hiệu phục hồi trở lại và chắc chắn điều đó sẽ khiến Trung Quốc không khỏi lo lắng. Abe muốn Nhật Bản trở lại là một cường quốc đứng đầu châu Á và chính sách kinh tế Abenomics của ông đã tỏ ra có hiệu quả.
Ông Abe cũng đã nói đến việc xem xét lại hiến pháp "hòa bình" để chuyển các Lực lượng Tự vệ Quân của Nhật Bản thành lực lượng quân đội thường xuyên, có khả năng tấn công phủ đầu. Điều này có nghĩa là, Nhật Bản sẽ chuyển từ một quốc gia phòng thủ sang một quốc gia có khả năng tấn công phủ đầu.
Nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng Trung Quốc là lý do chính khiến Tokyo muốn thực hiện chính sách quốc phòng như trên. Và điều đó cũng đã được ông Abe khẳng định trong thời gian gần đây. Khi được hỏi về nguyên nhân Nhật Bản thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia kiểu Mỹ, ông Abe đã thẳng thắn cho rằng chính sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và các mối đe dọa từ phía Triều Tiên là lý do khiến Nhật Bản tăng cường an ninh trong khu vực.
Trong cuộc phỏng vấn với báo The Washington Post hồi tháng Bảy, ông Abe đã cáo buộc Trung Quốc đã có thái độ “ép buộc và hăm dọa” đối với những tranh chấp chủ quyền về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ “mất đi sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế”.
Ông Abe cũng cho rằng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những tác động tiêu cực do chính chính sách giáo dục chú trọng vào lòng yêu nước, tạo ra thái độ chống Nhật của mình. Thái độ này đã ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc với Nhật Bản, từ đó cũng tác động tiêu cực đến chính nền kinh tế của Trung Quốc. Và chính phủ Trung Quốc biết rõ điều này.
Cũng trong bài phỏng vấn với The Washington Post, ông Abe đã thẳng thắn cáo buộc Trung Quốc đã nhiều lần vi phạm vào các vùng biển, không phận của Nhật Bản. Ông khẳng định lập trường mạnh mẽ rằng sẽ bảo vệ đến cùng lãnh thổ của Nhật Bản. Ông nói: “Chúng tôi chắc chắn sẽ bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản, vùng lãnh hải và không phận với quyết tâm cao.. Theo đó, lần đầu tiên trong 11 năm qua, tôi đã tăng ngân sách quốc phòng cũng như ngân sách cho lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Điều quan trọng là chúng tôi phải khiến cho họ [Trung Quốc] nhận ra rằng không thể dùng thái độ ép buộc và đe dọa. Liên minh Nhật – Mỹ, cũng như sự hiện diện của Mỹ có vai trò quan trọng trong vấn đề này”.
Ông luôn nhấn mạnh, quần đảo Senkaku đang nằm dưới sự kiểm soát hợp pháp của Nhật Bản và ông khẳng định sẽ khiến cho Trung Quốc nhận ra rằng Trung Quốc không thể thay đổi điều đó bằng cách ép buộc và đe dọa. Thái độ đó sẽ có ảnh hưởng đến chính hoạt động kinh tế của Trung Quốc vì nó sẽ khiến cho nước này mất lòng tin của cộng đồng thế giới, giảm lượng đầu tư vào Trung Quốc. Ông Abe còn khẳng định rằng Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách khi nhận ra được điều đó.
Ông Abe cũng thẳng thắn cho rằng nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn đặc biệt là sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011. Những khó khăn đó phần nào làm giảm sự ảnh hưởng của các chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Sự ổn định trong vùng biển lân cận của Nhật Bản và trong khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng bị ảnh hưởng bởi các hành động khiêu khích.
Hôm 26/10, trả lời phỏng vấn với Thời báo Phố Wall (WSJ), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, các quốc gia khác đang muốn Nhật Bản đóng vai trò tiên phong hơn nữa trong khu vực để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông thể hiện lo ngại rằng “Trung Quốc đang muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hơn là luật pháp”. Tuy nhiên, ông khẳng định: “Nếu chọn con đường đó, Trung Quốc sẽ không thể trỗi dậy trong hòa bình. Không chỉ Nhật Bản mà nhiều nước khác cũng đang lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhiều nước mong muốn Nhật Bản thể hiện quan điểm mạnh mẽ hơn. Họ hy vọng Trung Quốc phải hành động có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế”.
Kể từ khi ông Abe trở thành thủ tướng Nhật Bản vào tháng 12/2012, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã cảnh báo rằng nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản sẽ khiến cho những căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ và lịch sử giữa hai nước leo thang. Truyền thông Trung Quốc còn mô tả Thủ tướng Shinzo Abe là “một con chim ưng chính hãng”.
Họ còn chỉ trích việc ông Abe có kế hoạch sửa đổi Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản và nâng cấp Lực lượng Phòng vệ thành một lực lượng quốc phòng.
Trước khi ông Abe nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã từng cho đăng một bài xã luận trong đó nói về những lo ngại trước các động thái của ông Abe. "Shinzo Abe đã rất cứng rắn trong suốt chiến dịch tranh cử, điều này cho thấy ông ta sẽ có những chính sách quốc phòng và đối ngoại kiên quyết".
Cao Hồng, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc phát biểu trên truyền hình Trung ương Trung Quốc rằng sự thay đổi trong chính phủ Nhật Bản lần này sẽ dẫn đến một cách tiếp cận mới trong việc giải quyết bế tắc hiện nay giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ông Cao Hồng còn khẳng định Abe có cả kinh nghiệm và tính linh hoạt. Ông có thể đưa ra những quyết định thực tế đem lại lợi ích quốc gia cho Nhật Bản sau khi trở thành thủ tướng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. |
Với sự lãnh đạo của Abe, Nhật Bản đang có dấu hiệu phục hồi trở lại và chắc chắn điều đó sẽ khiến Trung Quốc không khỏi lo lắng. Abe muốn Nhật Bản trở lại là một cường quốc đứng đầu châu Á và chính sách kinh tế Abenomics của ông đã tỏ ra có hiệu quả.
Ông Abe cũng đã nói đến việc xem xét lại hiến pháp "hòa bình" để chuyển các Lực lượng Tự vệ Quân của Nhật Bản thành lực lượng quân đội thường xuyên, có khả năng tấn công phủ đầu. Điều này có nghĩa là, Nhật Bản sẽ chuyển từ một quốc gia phòng thủ sang một quốc gia có khả năng tấn công phủ đầu.
Nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng Trung Quốc là lý do chính khiến Tokyo muốn thực hiện chính sách quốc phòng như trên. Và điều đó cũng đã được ông Abe khẳng định trong thời gian gần đây. Khi được hỏi về nguyên nhân Nhật Bản thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia kiểu Mỹ, ông Abe đã thẳng thắn cho rằng chính sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và các mối đe dọa từ phía Triều Tiên là lý do khiến Nhật Bản tăng cường an ninh trong khu vực.
Trong cuộc phỏng vấn với báo The Washington Post hồi tháng Bảy, ông Abe đã cáo buộc Trung Quốc đã có thái độ “ép buộc và hăm dọa” đối với những tranh chấp chủ quyền về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ “mất đi sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế”.
Ngay sau khi lên làm Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe đã tuyên bố quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản. |
Cũng trong bài phỏng vấn với The Washington Post, ông Abe đã thẳng thắn cáo buộc Trung Quốc đã nhiều lần vi phạm vào các vùng biển, không phận của Nhật Bản. Ông khẳng định lập trường mạnh mẽ rằng sẽ bảo vệ đến cùng lãnh thổ của Nhật Bản. Ông nói: “Chúng tôi chắc chắn sẽ bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản, vùng lãnh hải và không phận với quyết tâm cao.. Theo đó, lần đầu tiên trong 11 năm qua, tôi đã tăng ngân sách quốc phòng cũng như ngân sách cho lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Điều quan trọng là chúng tôi phải khiến cho họ [Trung Quốc] nhận ra rằng không thể dùng thái độ ép buộc và đe dọa. Liên minh Nhật – Mỹ, cũng như sự hiện diện của Mỹ có vai trò quan trọng trong vấn đề này”.
Ông luôn nhấn mạnh, quần đảo Senkaku đang nằm dưới sự kiểm soát hợp pháp của Nhật Bản và ông khẳng định sẽ khiến cho Trung Quốc nhận ra rằng Trung Quốc không thể thay đổi điều đó bằng cách ép buộc và đe dọa. Thái độ đó sẽ có ảnh hưởng đến chính hoạt động kinh tế của Trung Quốc vì nó sẽ khiến cho nước này mất lòng tin của cộng đồng thế giới, giảm lượng đầu tư vào Trung Quốc. Ông Abe còn khẳng định rằng Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách khi nhận ra được điều đó.
Ông Abe cũng thẳng thắn cho rằng nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn đặc biệt là sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011. Những khó khăn đó phần nào làm giảm sự ảnh hưởng của các chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Sự ổn định trong vùng biển lân cận của Nhật Bản và trong khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng bị ảnh hưởng bởi các hành động khiêu khích.
Hôm 26/10, trả lời phỏng vấn với Thời báo Phố Wall (WSJ), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, các quốc gia khác đang muốn Nhật Bản đóng vai trò tiên phong hơn nữa trong khu vực để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông thể hiện lo ngại rằng “Trung Quốc đang muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hơn là luật pháp”. Tuy nhiên, ông khẳng định: “Nếu chọn con đường đó, Trung Quốc sẽ không thể trỗi dậy trong hòa bình. Không chỉ Nhật Bản mà nhiều nước khác cũng đang lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhiều nước mong muốn Nhật Bản thể hiện quan điểm mạnh mẽ hơn. Họ hy vọng Trung Quốc phải hành động có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế”.
Kể từ khi ông Abe trở thành thủ tướng Nhật Bản vào tháng 12/2012, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã cảnh báo rằng nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản sẽ khiến cho những căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ và lịch sử giữa hai nước leo thang. Truyền thông Trung Quốc còn mô tả Thủ tướng Shinzo Abe là “một con chim ưng chính hãng”.
Họ còn chỉ trích việc ông Abe có kế hoạch sửa đổi Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản và nâng cấp Lực lượng Phòng vệ thành một lực lượng quốc phòng.
Trước khi ông Abe nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã từng cho đăng một bài xã luận trong đó nói về những lo ngại trước các động thái của ông Abe. "Shinzo Abe đã rất cứng rắn trong suốt chiến dịch tranh cử, điều này cho thấy ông ta sẽ có những chính sách quốc phòng và đối ngoại kiên quyết".
Cao Hồng, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc phát biểu trên truyền hình Trung ương Trung Quốc rằng sự thay đổi trong chính phủ Nhật Bản lần này sẽ dẫn đến một cách tiếp cận mới trong việc giải quyết bế tắc hiện nay giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ông Cao Hồng còn khẳng định Abe có cả kinh nghiệm và tính linh hoạt. Ông có thể đưa ra những quyết định thực tế đem lại lợi ích quốc gia cho Nhật Bản sau khi trở thành thủ tướng.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét