PHẬN NGƯỜI MONG MANH
Phải dừng cái "Gia Lai cà kê" lại để lên tiếng về một chuyện không thể không lên tiếng, một việc đang làm xúc động và phẫn nộ hàng chục triệu người có lương tri trên đất nước ta.
Ấy là những phận người mong manh.
Chỉ ở Bắc Giang thôi, bây giờ mới lòi ra bao chuyện kinh hoàng. Những người nông dân lương thiện, vô tội, bỗng nhiên đeo vào mình án hiếp dâm, giết người, trộm cắp... Gia đình tan nát, bản thân cập kề cái chết. Nhưng lạ cái, ngoài chuyện ra tòa họ kêu oan, kêu bị bức cung, đánh đập, nhục hình, thì ngay sau đấy, hàng tạ đơn được gửi đi như bươm bướm mà không một cơ quan nào, một ai trả lời họ.
Phận người mong manh thế ư? Các cơ quan công quyền ăn lương, tức thuế của dân đóng để bảo vệ dân mà làm việc vô cảm, vô trách nhiệm thế ư?
Bỏ qua vụ ông Chấn, mà cũng không bỏ qua được, vì lẽ ra ông đã được tuyên vô tội rồi thì đằng này vẫn mang thân phận bị can. Thì cũng chỉ ở Bắc Giang thôi còn mấy vụ tày đình khác nữa. Đấy là 8 người hiền lành đột nhiên bị bắt, bị tuyên án ăn trộm cổ vật mà họ không hề ăn trộm gì. Ra tù họ kêu oan suốt chục năm không ai trả lời họ, khiến họ vẫn tiếp tục sống dở chết dở. Đọc thấy thân phận họ không bằng con ong cái kiến. Ông Đoan là một sư ông, thế mà trong vụ mất trộm cổ vật, công an Bắc Giang bắt 8 người, 1 người chết trong tù, 7 người còn lại đều phải nhận tội, nhưng ra tòa thì phản cung, tố cáo bị đánh, bị nhục hình. Ông Đoan kể trên Tiền Phong như sau:
"Tôi viết đơn tố cáo bị bức cung, nhục hình, gửi đến Viện KSND tỉnh Bắc Giang và Viện KSNDTC rất nhiều lần. Trong đơn, tôi nêu rõ đánh đập ép tôi nhận tội là các điều tra viên Thân Văn Túc, Hà Văn Quang, Chu Bá Huy, Nguyễn Văn Oanh. Họ đốt ny-lon nhỏ vào chỗ kín của tôi, hiện vẫn còn chi chít vết sẹo. Riêng ông kiểm sát viên Nam đập một con gián, nhét vào mồm tôi. Không chịu nổi, tôi phải khai bậy cho người này, người kia”.
Và đây 1 đoạn nữa:
"Người bị khởi tố sau cùng là bà Nguyễn Thúy Lan (SN 1951, ở Hà Nội) tố cáo: Khi bà bị bắt đưa lên trại giam Kế ở Bắc Giang, người ta đưa ông Hường ra để “nhận diện” bà. Ông Hường khi này đã yếu lắm rồi. Ông nhìn bà Lan lắc đầu bảo không phải. Thế là ông bị đá vào ngực, vào mặt. Bà Lan hét lên “Người ta già như thế, tại sao đánh người ta đau vậy”, rồi chạy lại ôm lấy ông Hường…".
Chưa hết, hiện còn vụ một cô giáo dạy cấp 3 hẳn hoi nhé (mai là ngày cả nước ta tưng bừng tôn vinh nhà giáo đấy), tự nhiên bị bắt, bị xử tù vì tội "bán phụ nữ sang trung quốc", và còn ăn trộm ăn cắp gì đấy. Ra tòa không có nhân chứng, bị hại, mà tòa vẫn tuyên. Chị này cũng khai là bị đánh. Thụ án tù xong, chị đi tìm bằng được cái đứa vu oan cho mình, thì gặp được nạn nhân vụ bị bán. Chị này còn ngạc nhiên hơn vì có biết cô giáo là ai đâu mà khai cho cô, thế là chính chị này viết đơn kêu oan cho cô giáo. Thế mà cũng không ai trả lời đơn của 2 con người khốn khổ này. Nhà cô giáo tan nát.
Nếu ai hỏi, tỉnh nào hiện nay nổi tiếng nhất VN, không ngần ngại tôi nói: BẮC GIANG.
Ở Sài Gòn đang có vụ cũng kinh hoàng nữa, cô bảo mẫu đạp vỡ tim một cháu bé mười mấy tháng tuổi. Nhưng cái cô bảo mẫu ác thú này vẫn còn dũng cảm hơn các ông trong vụ anh Chấn Bắc Giang, là cô ấy ngay lập tức đã nhận lỗi với mẹ cháu bé: em có lỗi rồi, em xin lỗi chị. Xin nhớ cô này mới mười mấy tuổi, chả được học hành gì, 16 tuổi có chồng, 17 tuổi đã có con. Trong khi các ông Bắc Giang, toàn quan to, hàm cấp tá, có học hành (còn có học đàng hoàng không thì không biết, vì mình biết cách học của các bố rồi, hôm nào rồi sẽ gõ), thế mà gây ra việc rồi, ai cũng biết nó như thế nào rồi, mà đồng loạt viết tường trình không làm gì oan sai, không bức cung, mà do ông Chấn hôm ấy nổi cơn... vui đột xuất, muốn đi tù, thậm chí muốn tử hình, nên tự nguyện thanh thản nhận là mình hiếp dâm không thành rồi giết người.
Nói thế chó nó nghe, mà vẫn nói lấy được. Thua cái đứa bảo mẫu ít học ở Sài Gòn kia.
Lạ cái là, thôi thì Bắc Giang nó thế, nhưng còn đằng đẵng hàng chục năm, hàng tạ đơn gửi đến khắp nơi. Thế nó nằm ở đâu, ai đã trả lời họ, ai đã chú ý đến số phận của họ, những người dân đã còng lưng đóng thuế để các cơ quan công quyền toa lớn uỳnh oàng, công bộc một bước lên xe xuống ngựa.
Sự vô cảm đã hết mức chịu đựng, và càng ngày càng thấy phận người mong manh...
Phận người còn mong manh nữa, rằng, những công nhân nghèo ấy, không gửi con cho những bảo mẫu ác quỷ ấy thì gửi cho ai, ở đâu?
Quốc hội đang họp, bắt đầu chất vấn. Tôi đề nghị các đại biểu hãy bắt đầu sâu từ những vụ này. Bởi tôi đã có lần nói, nhiều số phận cá nhân sẽ thành số phận dân tộc...
Ấy là những phận người mong manh.
Chỉ ở Bắc Giang thôi, bây giờ mới lòi ra bao chuyện kinh hoàng. Những người nông dân lương thiện, vô tội, bỗng nhiên đeo vào mình án hiếp dâm, giết người, trộm cắp... Gia đình tan nát, bản thân cập kề cái chết. Nhưng lạ cái, ngoài chuyện ra tòa họ kêu oan, kêu bị bức cung, đánh đập, nhục hình, thì ngay sau đấy, hàng tạ đơn được gửi đi như bươm bướm mà không một cơ quan nào, một ai trả lời họ.
Phận người mong manh thế ư? Các cơ quan công quyền ăn lương, tức thuế của dân đóng để bảo vệ dân mà làm việc vô cảm, vô trách nhiệm thế ư?
Bỏ qua vụ ông Chấn, mà cũng không bỏ qua được, vì lẽ ra ông đã được tuyên vô tội rồi thì đằng này vẫn mang thân phận bị can. Thì cũng chỉ ở Bắc Giang thôi còn mấy vụ tày đình khác nữa. Đấy là 8 người hiền lành đột nhiên bị bắt, bị tuyên án ăn trộm cổ vật mà họ không hề ăn trộm gì. Ra tù họ kêu oan suốt chục năm không ai trả lời họ, khiến họ vẫn tiếp tục sống dở chết dở. Đọc thấy thân phận họ không bằng con ong cái kiến. Ông Đoan là một sư ông, thế mà trong vụ mất trộm cổ vật, công an Bắc Giang bắt 8 người, 1 người chết trong tù, 7 người còn lại đều phải nhận tội, nhưng ra tòa thì phản cung, tố cáo bị đánh, bị nhục hình. Ông Đoan kể trên Tiền Phong như sau:
"Tôi viết đơn tố cáo bị bức cung, nhục hình, gửi đến Viện KSND tỉnh Bắc Giang và Viện KSNDTC rất nhiều lần. Trong đơn, tôi nêu rõ đánh đập ép tôi nhận tội là các điều tra viên Thân Văn Túc, Hà Văn Quang, Chu Bá Huy, Nguyễn Văn Oanh. Họ đốt ny-lon nhỏ vào chỗ kín của tôi, hiện vẫn còn chi chít vết sẹo. Riêng ông kiểm sát viên Nam đập một con gián, nhét vào mồm tôi. Không chịu nổi, tôi phải khai bậy cho người này, người kia”.
Và đây 1 đoạn nữa:
"Người bị khởi tố sau cùng là bà Nguyễn Thúy Lan (SN 1951, ở Hà Nội) tố cáo: Khi bà bị bắt đưa lên trại giam Kế ở Bắc Giang, người ta đưa ông Hường ra để “nhận diện” bà. Ông Hường khi này đã yếu lắm rồi. Ông nhìn bà Lan lắc đầu bảo không phải. Thế là ông bị đá vào ngực, vào mặt. Bà Lan hét lên “Người ta già như thế, tại sao đánh người ta đau vậy”, rồi chạy lại ôm lấy ông Hường…".
Chưa hết, hiện còn vụ một cô giáo dạy cấp 3 hẳn hoi nhé (mai là ngày cả nước ta tưng bừng tôn vinh nhà giáo đấy), tự nhiên bị bắt, bị xử tù vì tội "bán phụ nữ sang trung quốc", và còn ăn trộm ăn cắp gì đấy. Ra tòa không có nhân chứng, bị hại, mà tòa vẫn tuyên. Chị này cũng khai là bị đánh. Thụ án tù xong, chị đi tìm bằng được cái đứa vu oan cho mình, thì gặp được nạn nhân vụ bị bán. Chị này còn ngạc nhiên hơn vì có biết cô giáo là ai đâu mà khai cho cô, thế là chính chị này viết đơn kêu oan cho cô giáo. Thế mà cũng không ai trả lời đơn của 2 con người khốn khổ này. Nhà cô giáo tan nát.
"Trước ngày tòa án xét xử (24-3-1998), ông Ngô Văn Mỹ, chồng của bà Đỗ Thị Hằng, đến TAND tỉnh Bắc Giang gặp một người quen nhờ hỏi giúp tình hình. Sau bao nhiêu đơn thư kêu cứu cho vợ không có hồi âm, nghe người quen ở tòa án nói bà Hằng chắc chắn bị kết án tù, ông Mỹ uất ức quá nên để lại một bức thư tuyệt mệnh rồi nhảy xuống ao trước nhà tự tử. Hôm tòa án xét xử, 5 người con của bà Hằng và ông Mỹ trắng vòng khăn tang, khóc hết nước mắt.
Từ một gia đình gia giáo, con cái thảo hiền, hiếu học, phút chốc tan nát. Mẹ đi tù được mấy ngày thì cô con gái lớn của bà Hằng bị lừa bán sang Trung Quốc, đến nay vẫn chưa về. Một người con khác thì tụ tập theo bạn bè nghiện ngập, rồi vào tù; 2 đứa con trai khác vào trại tạm giam vì đánh nhau..."- Báo Người lao động cho biết.
Chưa hết, còn vụ tử tù Long nếu không vì chuyển đổi phương thức tử hình, chắc anh này đã xanh cỏ rồi. Chủ tịch nước mới đây đã tiếp nhận thư tay của nguyên TBT Lê Khả Phiêu và yêu cầu điều tra lại... Mới thấy cái thân phận con người hiện nay, dù được bảo đảm bằng bao nhiêu văn bản, bao nhiêu luật lệ, bao nhiêu chỉ thị nghị quyết, bằng bao nhiêu tầng lớp công quyền, bằng cả hệ thống chính trị hùng mạnh mà sao nó cứ như cái thời chị Dậu anh Pha, mà có khi còn... không bằng.
Ở Sài Gòn đang có vụ cũng kinh hoàng nữa, cô bảo mẫu đạp vỡ tim một cháu bé mười mấy tháng tuổi. Nhưng cái cô bảo mẫu ác thú này vẫn còn dũng cảm hơn các ông trong vụ anh Chấn Bắc Giang, là cô ấy ngay lập tức đã nhận lỗi với mẹ cháu bé: em có lỗi rồi, em xin lỗi chị. Xin nhớ cô này mới mười mấy tuổi, chả được học hành gì, 16 tuổi có chồng, 17 tuổi đã có con. Trong khi các ông Bắc Giang, toàn quan to, hàm cấp tá, có học hành (còn có học đàng hoàng không thì không biết, vì mình biết cách học của các bố rồi, hôm nào rồi sẽ gõ), thế mà gây ra việc rồi, ai cũng biết nó như thế nào rồi, mà đồng loạt viết tường trình không làm gì oan sai, không bức cung, mà do ông Chấn hôm ấy nổi cơn... vui đột xuất, muốn đi tù, thậm chí muốn tử hình, nên tự nguyện thanh thản nhận là mình hiếp dâm không thành rồi giết người.
Nói thế chó nó nghe, mà vẫn nói lấy được. Thua cái đứa bảo mẫu ít học ở Sài Gòn kia.
Lạ cái là, thôi thì Bắc Giang nó thế, nhưng còn đằng đẵng hàng chục năm, hàng tạ đơn gửi đến khắp nơi. Thế nó nằm ở đâu, ai đã trả lời họ, ai đã chú ý đến số phận của họ, những người dân đã còng lưng đóng thuế để các cơ quan công quyền toa lớn uỳnh oàng, công bộc một bước lên xe xuống ngựa.
Sự vô cảm đã hết mức chịu đựng, và càng ngày càng thấy phận người mong manh...
Phận người còn mong manh nữa, rằng, những công nhân nghèo ấy, không gửi con cho những bảo mẫu ác quỷ ấy thì gửi cho ai, ở đâu?
Quốc hội đang họp, bắt đầu chất vấn. Tôi đề nghị các đại biểu hãy bắt đầu sâu từ những vụ này. Bởi tôi đã có lần nói, nhiều số phận cá nhân sẽ thành số phận dân tộc...
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét