Nhà thơ Hải Như (tên thật là Vũ Như Hải, sinh năm 1923 tại Nam Ninh, Nam Định) đã bước sang tuổi 91. Mấy ngày qua, ông bị bệnh thoái hoá cột sống đang phải nằm điều trị tại bệnh viên Minh Anh (quận Bình Tân, T.p Hồ Chí Minh). Hy vọng và cầu chúc ông sẽ nhanh chóng lành bệnh và mạnh khoẻ. Trang BVB xin giới thiệu một số bài viết (mang tính tổng hợp) trên các trang mạng (Trần Mỹ Giống tập hợp) về nết độc đáo của thơ Hải Như trong lòng bạn đọc:
xxx… Hải Như luôn khẳng định: “Đề tài của nhà thơ, nhà văn phải là đề tài có tính nhân loại, cái mà nhân loại quan tâm. Con người thuộc mọi dân tộc, mọi màu da, mọi thời đại đều yêu cái đẹp, cái thật và ghét cái xấu, cái ác - đều hướng về chân - thiện - mỹ. Chức năng của văn học là làm thức tỉnh con người trở lại “chân thân”. Đối tượng của văn học là con người, không phân biệt đức vua với lê dân. Đức vua cũng cần được nhà thơ, nhà văn thức tỉnh như một người cùng dân”. “Nhà thơ không chỉ là pháp sư ngôn ngữ mà phải là nhà tư tưởng. Người làm thơ phải ý thức được quyền lực thơ ca và quyền uy thi sĩ”, Hải Như khẳng định.
Ngay trong bài thơ Tự Bạch (viết năm 1978), Hải Như đã trải lòng:“Thơ của anh viết ra không để cho người
lười suy nghĩ đọc
Anh không thuộc dòng thù tạc - sân chơi
Nhiệm vụ thơ ca với anh phải có ích cho đời
Em xem đó con người vẫn còn bị con người
xúc phạm”…
lười suy nghĩ đọc
Anh không thuộc dòng thù tạc - sân chơi
Nhiệm vụ thơ ca với anh phải có ích cho đời
Em xem đó con người vẫn còn bị con người
xúc phạm”…
Nhà thơ Hải Như: Xin cho phép tôi được mượn câu của Boileau (Pháp) để trả lời: “Dù hay hay không hay, thơ tôi bao giờ cũng có điều này điều nọ tôi muốn nói”. Cuộc đời đòi hỏi nhà thơ không dừng lại ở tài gieo vần làm “pháp sư ngôn ngữ” mà đòi hỏi thi sĩ phải vươn lên làm nhà tư tưởng. Thơ tồn tại, truyền tụng từ đời này sang đời khác chính nhờ “cái lõi” - hạt nhân tư tưởng bài thơ chứa đựng…
Cuộc gặp Trần Xuân Bách là một ví dụ: Khi báo đưa tin về việc xây dựng bảo tàng HCM, Hải Như (lúc đó đang ở Tp. HCM) đã gửi thư tới Bộ Chính Trị kiến nghị ngừng thi công (kèm một bài thơ nói về vấn đề này). Lập tức ông Trần Xuân Bách (khi làm thơ thường lấy bút danh Bách Xuân) đã tìm đến nhà con của Hải Như (nhà báo Vũ Kỳ Anh) để gặp nhà thơ, báo cho nhà thơ biết bộ Chính trị cám ơn góp ý của nhà thơ, nhưng công trình đã thi công theo kế hoạch của Nhà nước, không thể thay đổi. Sau đó, hai người đồng hương đã trở thành bạn tri kỷ. Khi Trần Xuân Bách bị “vô hiệu hóa”, mọi người đều e ngại không muốn tiếp xúc và Trần Xuân Bách như một tù nhân bị giam lỏng không tuyên án tại chính ngôi nhà của mình. Nhưng Hải Như thì khác, ông vẫn đi lại thăm hỏi thường xuyên và cùng Trần Xuân Bách đàm đạo về THƠ. Có một chi tiết rất vui là 15 ngày sau khi UVBCT Trần Xuân Bách bị kỷ luật, Hải Như từ Sài Gòn đến thăm Trần Xuân Bách tại tư gia…
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét