Lịch sử hình thành
QĐND - Từ năm 2003, Liên hợp quốc (LHQ) đã triển khai kế hoạch cải tổ sâu rộng nhằm tăng hiệu quả, sự minh bạch và dân chủ hóa trong các hoạt động của LHQ. Đáng chú ý là các kế hoạch cải tổ Hội đồng Bảo an và các cơ chế giữ gìn hòa bình, an ninh của LHQ; cải tổ hệ thống phát triển, trong đó có mô hình "Một LHQ"; cải tổ bộ máy nhân quyền LHQ; Ban thư ký… Đến nay, có thể coi việc cải tổ bộ máy nhân quyền với việc thành lập Hội đồng nhân quyền (HĐNQ) để thay thế Ủy ban nhân quyền trước đây (UBNQ) là công tác cải tổ đạt kết quả cụ thể thực chất.
Quá trình thương lượng bắt đầu từ giữa năm 2005, chủ yếu tại Geneva; đầu năm 2006 chuyển dần sang New York và diễn ra dồn dập với nhiều cuộc họp chính thức, không chính thức, vận động hành lang. Ngày 15-3-2006, Đại hội đồng LHQ đã thông qua bằng bỏ phiếu Nghị quyết 60/251, chính thức thành lập Hội đồng nhân quyền với 170 phiếu thuận, 4 phiếu chống (Mỹ, Israel, Marshall, Palau) và 3 phiếu trắng.
Cơ cấu thành viên, tiêu chuẩn bầu chọn thành viên HĐNQ
HĐNQ bao gồm 47 nước thành viên, phân bổ cân bằng theo khu vực địa lý. Cụ thể là: Nhóm châu Á được 13 ghế, Nhóm châu Phi 13 ghế, Nhóm Đông Âu 6 ghế, Nhóm Mỹ La-tinh (MLT) và Caribe 8 ghế, Nhóm Tây Bắc Âu và các nước khác (phương Tây) 7 ghế. Các thành viên có nhiệm kỳ 3 năm, không được tái cử nếu đã qua hai nhiệm kỳ liên tục (đây là điểm mới để hạn chế việc một số nước, nhất là các nước lớn trở thành “thành viên thường trực” trên thực tế như tại HĐBA). HĐNQ bầu Chủ tịch và 4 Phó chủ tịch nhiệm kỳ một năm dựa trên đề cử của 5 nhóm khu vực và theo nguyên tắc luân phiên giữa các nhóm khu vực. Một Phó chủ tịch sẽ đảm nhiệm vai trò Báo cáo viên của HĐNQ.
Tất cả các nước thành viên LHQ đều có quyền ứng cử vào HĐNQ. Khi bỏ phiếu, các nước thành viên LHQ cần xem xét những đóng góp của từng ứng cử viên trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cũng như những cam kết tự nguyện của họ trong lĩnh vực này. Đại hội đồng sẽ bầu các thành viên HĐNQ bằng bỏ phiếu kín với đa số thường, đồng thời có thể treo quyền thành viên HĐNQ đối với một nước “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hoặc có hệ thống” bằng đa số 2/3 số nước có mặt bỏ phiếu đồng ý.
Các cơ chế, bộ máy của HĐNQ (theo Nghị quyết A/HRC/5/1)
1. Cơ chế kiểm điểm phổ cập định kỳ (UPR): Là cơ chế mới và liên chính phủ của HĐNQ, có nhiệm vụ thực hiện kiểm điểm tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên LHQ, định kỳ 4 năm một lần theo nguyên tắc đối thoại, hợp tác, đối xử bình đẳng, khách quan, minh bạch, xây dựng, không đối đầu, không chọn lọc và chính trị hóa. Mục đích của cơ chế này là nhằm cải thiện tình hình nhân quyền và thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết về nhân quyền; tăng cường năng lực thực thi nhân quyền cho các quốc gia thông qua tham vấn, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm.
2. Cơ chế “các thủ tục đặc biệt” (special procedures): Là hệ thống các chuyên gia của LHQ, hoạt động với tư cách cá nhân và “độc lập”, có nhiệm vụ theo dõi, đưa ra các ý kiến tư vấn và có báo cáo công khai về tình hình nhân quyền theo từng lĩnh vực hoặc tại một số nước cụ thể, nhằm hỗ trợ HĐNQ trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên thế giới. Cơ chế này đã có từ thời kỳ UBNQ trước đây và được HĐNQ tiếp tục duy trì (theo tinh thần NQ 60/251), song có một số điều chỉnh nhất định, đặc biệt trong việc bổ nhiệm và giám sát hoạt động. HĐNQ hiện có 38 thủ tục đặc biệt, gồm: 31 thủ tục theo vấn đề (thematic mandates) và 8 thủ tục về các nước cụ thể (country mandates). Việc thiết lập, gia hạn hoặc chấm dứt một “Thủ tục đặc biệt” phải được thông qua bằng một nghị quyết của HĐNQ.
Văn phòng Cao ủy có nhiệm vụ trợ giúp mandate holders thực hiện nhiệm vụ (cử người giúp việc với tư cách trợ lý, hậu cần và nghiên cứu), phối hợp với đại diện UNDP tại nước sở tại trong các chuyến thăm của mandate holders (country visit) như giúp xây dựng chương trình làm việc, tiếp xúc, lo hậu cần (xe, phiên dịch) và tổ chức họp báo khi kết thúc chuyến thăm...
3. Thủ tục khiếu nại (complaint procedures): Là cơ chế có chức năng xem xét theo quy trình kín các kháng thư của cá nhân hoặc tổ chức tố cáo một quốc gia thành viên LHQ vi phạm nhân quyền “thô bạo, có hệ thống”. Cơ chế này gồm 2 Nhóm làm việc: Nhóm làm việc về Kháng thư (WGC) gồm 5 thành viên là các chuyên gia do Ủy ban Tư vấn của HĐNQ bầu ra và Nhóm làm việc về tình hình (WGS), gồm 5 thành viên là đại diện các quốc gia thành viên HĐNQ, được bầu trên cơ sở cân bằng địa lý. Theo quy trình, khi cá nhân hoặc nhóm tự cho là nạn nhân bị vi phạm nhân quyền gửi kháng thư tới Văn phòng Cao ủy Nhân quyền, WGC sẽ xem xét kháng thư theo các tiêu chí cụ thể. Các kháng thư được coi là đáp ứng đủ tiêu chí sẽ được gửi tới quốc gia liên quan. Đáng chú ý là Nghị quyết A/HRC/5/1 của HĐNQ quy định, trong thời hạn 3 tháng kể từ khi nhận được kháng thư, quốc gia liên quan cần cung cấp các thông tin trả lời cáo buộc nêu trong kháng thư. Thời hạn này có thể kéo dài thêm nếu quốc gia yêu cầu hoặc do Nhóm làm việc quyết định.
4. Ủy ban Tư vấn (Advisory Committee): Là cơ chế gồm các chuyên gia hoạt động với tư cách cá nhân, do các nước thành viên đề cử và được HĐNQ bầu bằng bỏ phiếu kín trên cơ sở cân bằng địa lý. Nhiệm vụ của Ủy ban Tư vấn là: Cung cấp ý kiến tư vấn hoặc nghiên cứu chuyên đề theo yêu cầu của HĐNQ. Ủy ban tư vấn không có chức năng ra nghị quyết, quyết định hoặc xem xét tình hình nhân quyền tại các nước cụ thể. Trong khi thực hiện chức trách của mình, Ủy ban Tư vấn có nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ với các quốc gia, các cơ quan quốc gia về nhân quyền, NGOs. Các nước thành viên và quan sát viên HĐNQ, các tổ chức liên chính phủ, cơ quan nhân quyền quốc gia và NGOs có thể tham gia trực tiếp vào công việc của Ủy ban tư vấn trên cơ sở các quy định trong Nghị quyết 1996/31 của ECOSOC và các tiền lệ tại Ủy ban Nhân quyền trước đây.
5. Nhóm Tư vấn (consultative group): Theo Nghị quyết A/HRC/5/1, khi bắt đầu chu kỳ các khóa họp thường niên của HĐNQ (sau khi có Chủ tịch HĐNQ mới), mỗi Nhóm khu vực sẽ đề cử một đại diện tham gia Nhóm Tư vấn, hoạt động với tư cách cá nhân. Nhóm Tư vấn có nhiệm vụ lập danh sách và trình Chủ tịch HĐNQ các ứng cử viên “phù hợp” cho các chức danh Thủ tục đặc biệt còn trống (do mới thành lập hoặc hết nhiệm kỳ). Nhóm tư vấn sẽ chọn lựa và lập danh sách này từ các ứng cử viên được giới thiệu công khai (trong public list), có tính đến ý kiến của tất cả các bên (stakeholders), bao gồm cả các mandate holders còn tại vị hoặc sắp kết thúc nhiệm kỳ. Danh sách được trình Chủ tịch HĐNQ chậm nhất là một tháng trước khi bắt đầu khóa họp HĐNQ. Trên cơ sở khuyến nghị của Nhóm tư vấn và qua tham vấn rộng rãi, đặc biệt là với Điều phối viên các Nhóm khu vực, Chủ tịch HĐNQ sẽ chọn ứng viên phù hợp và trình HĐNQ thông qua việc bổ nhiệm.
QĐND - Từ năm 2003, Liên hợp quốc (LHQ) đã triển khai kế hoạch cải tổ sâu rộng nhằm tăng hiệu quả, sự minh bạch và dân chủ hóa trong các hoạt động của LHQ. Đáng chú ý là các kế hoạch cải tổ Hội đồng Bảo an và các cơ chế giữ gìn hòa bình, an ninh của LHQ; cải tổ hệ thống phát triển, trong đó có mô hình "Một LHQ"; cải tổ bộ máy nhân quyền LHQ; Ban thư ký… Đến nay, có thể coi việc cải tổ bộ máy nhân quyền với việc thành lập Hội đồng nhân quyền (HĐNQ) để thay thế Ủy ban nhân quyền trước đây (UBNQ) là công tác cải tổ đạt kết quả cụ thể thực chất.
Quá trình thương lượng bắt đầu từ giữa năm 2005, chủ yếu tại Geneva; đầu năm 2006 chuyển dần sang New York và diễn ra dồn dập với nhiều cuộc họp chính thức, không chính thức, vận động hành lang. Ngày 15-3-2006, Đại hội đồng LHQ đã thông qua bằng bỏ phiếu Nghị quyết 60/251, chính thức thành lập Hội đồng nhân quyền với 170 phiếu thuận, 4 phiếu chống (Mỹ, Israel, Marshall, Palau) và 3 phiếu trắng.
Cơ cấu thành viên, tiêu chuẩn bầu chọn thành viên HĐNQ
HĐNQ bao gồm 47 nước thành viên, phân bổ cân bằng theo khu vực địa lý. Cụ thể là: Nhóm châu Á được 13 ghế, Nhóm châu Phi 13 ghế, Nhóm Đông Âu 6 ghế, Nhóm Mỹ La-tinh (MLT) và Caribe 8 ghế, Nhóm Tây Bắc Âu và các nước khác (phương Tây) 7 ghế. Các thành viên có nhiệm kỳ 3 năm, không được tái cử nếu đã qua hai nhiệm kỳ liên tục (đây là điểm mới để hạn chế việc một số nước, nhất là các nước lớn trở thành “thành viên thường trực” trên thực tế như tại HĐBA). HĐNQ bầu Chủ tịch và 4 Phó chủ tịch nhiệm kỳ một năm dựa trên đề cử của 5 nhóm khu vực và theo nguyên tắc luân phiên giữa các nhóm khu vực. Một Phó chủ tịch sẽ đảm nhiệm vai trò Báo cáo viên của HĐNQ.
Tất cả các nước thành viên LHQ đều có quyền ứng cử vào HĐNQ. Khi bỏ phiếu, các nước thành viên LHQ cần xem xét những đóng góp của từng ứng cử viên trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cũng như những cam kết tự nguyện của họ trong lĩnh vực này. Đại hội đồng sẽ bầu các thành viên HĐNQ bằng bỏ phiếu kín với đa số thường, đồng thời có thể treo quyền thành viên HĐNQ đối với một nước “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hoặc có hệ thống” bằng đa số 2/3 số nước có mặt bỏ phiếu đồng ý.
Các cơ chế, bộ máy của HĐNQ (theo Nghị quyết A/HRC/5/1)
1. Cơ chế kiểm điểm phổ cập định kỳ (UPR): Là cơ chế mới và liên chính phủ của HĐNQ, có nhiệm vụ thực hiện kiểm điểm tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên LHQ, định kỳ 4 năm một lần theo nguyên tắc đối thoại, hợp tác, đối xử bình đẳng, khách quan, minh bạch, xây dựng, không đối đầu, không chọn lọc và chính trị hóa. Mục đích của cơ chế này là nhằm cải thiện tình hình nhân quyền và thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết về nhân quyền; tăng cường năng lực thực thi nhân quyền cho các quốc gia thông qua tham vấn, hỗ trợ kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm.
2. Cơ chế “các thủ tục đặc biệt” (special procedures): Là hệ thống các chuyên gia của LHQ, hoạt động với tư cách cá nhân và “độc lập”, có nhiệm vụ theo dõi, đưa ra các ý kiến tư vấn và có báo cáo công khai về tình hình nhân quyền theo từng lĩnh vực hoặc tại một số nước cụ thể, nhằm hỗ trợ HĐNQ trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên thế giới. Cơ chế này đã có từ thời kỳ UBNQ trước đây và được HĐNQ tiếp tục duy trì (theo tinh thần NQ 60/251), song có một số điều chỉnh nhất định, đặc biệt trong việc bổ nhiệm và giám sát hoạt động. HĐNQ hiện có 38 thủ tục đặc biệt, gồm: 31 thủ tục theo vấn đề (thematic mandates) và 8 thủ tục về các nước cụ thể (country mandates). Việc thiết lập, gia hạn hoặc chấm dứt một “Thủ tục đặc biệt” phải được thông qua bằng một nghị quyết của HĐNQ.
Văn phòng Cao ủy có nhiệm vụ trợ giúp mandate holders thực hiện nhiệm vụ (cử người giúp việc với tư cách trợ lý, hậu cần và nghiên cứu), phối hợp với đại diện UNDP tại nước sở tại trong các chuyến thăm của mandate holders (country visit) như giúp xây dựng chương trình làm việc, tiếp xúc, lo hậu cần (xe, phiên dịch) và tổ chức họp báo khi kết thúc chuyến thăm...
3. Thủ tục khiếu nại (complaint procedures): Là cơ chế có chức năng xem xét theo quy trình kín các kháng thư của cá nhân hoặc tổ chức tố cáo một quốc gia thành viên LHQ vi phạm nhân quyền “thô bạo, có hệ thống”. Cơ chế này gồm 2 Nhóm làm việc: Nhóm làm việc về Kháng thư (WGC) gồm 5 thành viên là các chuyên gia do Ủy ban Tư vấn của HĐNQ bầu ra và Nhóm làm việc về tình hình (WGS), gồm 5 thành viên là đại diện các quốc gia thành viên HĐNQ, được bầu trên cơ sở cân bằng địa lý. Theo quy trình, khi cá nhân hoặc nhóm tự cho là nạn nhân bị vi phạm nhân quyền gửi kháng thư tới Văn phòng Cao ủy Nhân quyền, WGC sẽ xem xét kháng thư theo các tiêu chí cụ thể. Các kháng thư được coi là đáp ứng đủ tiêu chí sẽ được gửi tới quốc gia liên quan. Đáng chú ý là Nghị quyết A/HRC/5/1 của HĐNQ quy định, trong thời hạn 3 tháng kể từ khi nhận được kháng thư, quốc gia liên quan cần cung cấp các thông tin trả lời cáo buộc nêu trong kháng thư. Thời hạn này có thể kéo dài thêm nếu quốc gia yêu cầu hoặc do Nhóm làm việc quyết định.
4. Ủy ban Tư vấn (Advisory Committee): Là cơ chế gồm các chuyên gia hoạt động với tư cách cá nhân, do các nước thành viên đề cử và được HĐNQ bầu bằng bỏ phiếu kín trên cơ sở cân bằng địa lý. Nhiệm vụ của Ủy ban Tư vấn là: Cung cấp ý kiến tư vấn hoặc nghiên cứu chuyên đề theo yêu cầu của HĐNQ. Ủy ban tư vấn không có chức năng ra nghị quyết, quyết định hoặc xem xét tình hình nhân quyền tại các nước cụ thể. Trong khi thực hiện chức trách của mình, Ủy ban Tư vấn có nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ với các quốc gia, các cơ quan quốc gia về nhân quyền, NGOs. Các nước thành viên và quan sát viên HĐNQ, các tổ chức liên chính phủ, cơ quan nhân quyền quốc gia và NGOs có thể tham gia trực tiếp vào công việc của Ủy ban tư vấn trên cơ sở các quy định trong Nghị quyết 1996/31 của ECOSOC và các tiền lệ tại Ủy ban Nhân quyền trước đây.
5. Nhóm Tư vấn (consultative group): Theo Nghị quyết A/HRC/5/1, khi bắt đầu chu kỳ các khóa họp thường niên của HĐNQ (sau khi có Chủ tịch HĐNQ mới), mỗi Nhóm khu vực sẽ đề cử một đại diện tham gia Nhóm Tư vấn, hoạt động với tư cách cá nhân. Nhóm Tư vấn có nhiệm vụ lập danh sách và trình Chủ tịch HĐNQ các ứng cử viên “phù hợp” cho các chức danh Thủ tục đặc biệt còn trống (do mới thành lập hoặc hết nhiệm kỳ). Nhóm tư vấn sẽ chọn lựa và lập danh sách này từ các ứng cử viên được giới thiệu công khai (trong public list), có tính đến ý kiến của tất cả các bên (stakeholders), bao gồm cả các mandate holders còn tại vị hoặc sắp kết thúc nhiệm kỳ. Danh sách được trình Chủ tịch HĐNQ chậm nhất là một tháng trước khi bắt đầu khóa họp HĐNQ. Trên cơ sở khuyến nghị của Nhóm tư vấn và qua tham vấn rộng rãi, đặc biệt là với Điều phối viên các Nhóm khu vực, Chủ tịch HĐNQ sẽ chọn ứng viên phù hợp và trình HĐNQ thông qua việc bổ nhiệm.
(QĐND)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét