Biết đùa để sống
Nếu sống trong một thể giới mà trong đó phải nghe loa phường đưa thông tin rằng các nhà nước của cả Trung Quốc, Cuba, Việt Nam có được vào ‘Hội Đồng Nhân Quyền” của Liên Hợp Quốc và không muốn thành một người máy hay người điên, ảo tưởng thì phải biết mỉa mai, phải biết đùa.
Xong, dù người Việt Nam hiện nay quá biết mỉa mai, quá biết nói đùa, một yếu tố khó có thể có ở Việt Nam đến bây giờ là châm biếm chính trị. Sở dĩ tôi có nghĩ đến vấn đề này hôm nay vì tôi thấy dân Việt Nam từ mọi phía đang trong một thời điểm lạ, hơi buồn, và đang tìm đường đi.
Một trong những cái tôi thích nhất về xã hội Việt Nam là tính chơi, tính vui vẻ trong đời sống dân dã hàng ngày ở cả nước. Dù ở nông thôn hay thành thị đại đa số người Việt Nam thích trêu, thích đùa. Thực vậy, hài hước là một yếu tố quan trọng trong cuộc đời. Gần như là một nhu cầu cơ bản của con người (basic human need).
Khẳng định như vậy không có nghĩa là ai nói đùa, thích hài hước không sống một cách thực tế, mà ngược lại: Hài hước là một cách suy nghĩ. (Cụ nội của tôi, là người đã từng sống 108 năm (1881-1989) đã nói đùa (và hút ciga) suốt ngày, dù nhiều khi chỉ có chính ông ấy cười!) Tôi quá biết đối với những người thật khổ thì hài hước cũng rất khó để có. Mặt khác, cũng có người giàu có mà sống một cách vô cùng nghèo về tinh thần vì tính cách của họ đã làm mất đi yếu tố hài hước đó. Nếu không có yếu tố hài hước thì Việt Nam đương đại sẽ giống Bắc Triều Tiên, nơi mà nhà nước coi hài hước là một tội nghiêm trọng chết người
Thế thì châm biếm chính trị là chuyện khác. Ai biết đến Việt Nam thì biết Việt Nam là một nước giàu có về truyền thống châm biếm chính trị. Là một sinh viên về xã hội Việt Nam tôi đặc biệt thích tìm hiểu về những chuyện liên quan đến châm biếm chính trị từ xưa đến nay; từ những biếm họa trên tập chí Tuổi Trẻ Cười của ngày hôm nay đến những bài thơ cổ truyền của Hồ Xuân Hương ngày xa xưa.Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên tôi đã được mời xem hài kịch ở Nhà Hát Tuổi Trẻ 11, Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
Vâng, ngày xưa và gần việc nói gì xấu tới Nhà Vua hay TBT ĐCSVN có thể có hậu quả nghiêm trọng, hoặc cả nhà, hoặc cả ba thể hệ. Nhưng qua bao nhiêu thế kỷ nhiều người Việt Nam đã cứ sống theo lương tri của họ, bất chấp những chủ trương vớ vẩn của những nhà cầm quyền. Đó là một thế mạnh của nền văn hóa Việt Nam.
Chuyện người Việt Nam thích trêu nhau, biết nói đùa là một cái tôi thật thích. Cũng như truyền thống châm biếm chính trị. Nhưng, cũng phải thừa nhận, trong nhiều năm, nhiều thập kỷ, truyền thống này đã teo đi trong những trói buộc về chính trị và đến bây giờ chưa phục hồi như xưa. Đó là một hiện tượng dễ thấy. Điều đó được thể hiện qua việc đại đa số ‘văn hóa phổ biến’ – đặc biệt trên vô tuyến – khi có nội dung ‘hài hước’ chủ yếu là loại trò hề tếu, trò vui nhộn (slapstick humor) mà dù có lúc buồn cười vì nội dung ít ỏi.
Một hạn chế cơ bản ở các nước độc đoán như Việt Nam hiện nay là tự do ngôn luận chưa thực sự được đảm bảo. Do vậy, dân thường kể cả những người làm trong bộ máy rất khó nói đùa về chính trị. So với trước đây, hiện nay tình hình đỡ hơn, nhưng nhiều khi nói đùa có nội dung chính trị vẫn là một ‘hành vi nguy cơ cao’ ở Việt Nam. Chính vì đến bây giờ ở Việt Nam chỉ có một quan điểm “đúng đắn” mà thôi
Tôi sẽ kể một chuyện ngắn đề làm rõ vấn đề này. Sau đó tôi sẽ đặt một số câu hỏi về định vị của châm biếm chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Chuyện này đã xãy ra cách đây chỉ mấy tháng và gồm có hai thờ báo, là tờ báo The Onion của Mỹ và Nhân Dân Nhật Báo, báo hàng ngày lớn nhất của ĐCSTQ. Chuyện đã bắt đầu vào mùa xuân năm nay khi báo The Onion (dịch sang tiếng Việt là Hanh Tây) đã cho đăng một bài mang tên “Kim Jung Un: lãnh đạo gợi tình nhất thể giới.” Bọn biên tập báo TQ thấy bài này cực hay, nội dung hấp dẫn: Báo mỹ thấy thế thì in ngay! Và đã không chỉ có việc mà báo TQ đã tái đăng bài này, họ nhiệt tình đến mức là trên trang web của thơ báo họ đã đăng bài và post 55 hình ảnh về Kim Jung Un để đẩy mạnh sự “gợi tình” của lãnh đạo này.
Chỉ có một việc họ đã không hiểu: Báo The Onion là một thờ báo hoàn toàn châm biếm do một số sinh viên đã thành lập cách đây 20 mấy năm. Vấn đề cơ bản là ở các nước độc đoán, việc không có tự do ngôn luận làm những ‘người máy’ của chế độ không thể hiểu được sự hài hước, sự mỉa mai, châm biếm.
Là một người theo dỗi tình hình chính trị ở Việt Nam tôi chủ yếu thấy châm biếm chính trị qua những biếm họa, những lời hài hước, mỉa mai trong những bài blog, và những chuyện được kể trong các đường phố của Việt Nam. Vâng, tôi biết, ở bên ngành nghệ thuật cũng đã có một số sản phảm có nội dung châm biếm chính trị. (xin lỗi tôi không biết nhiều về ngành nghệ thuật ở Việt Nam). Trong năm qua cũng đã có hai clip trên mạng, một mang tên là “Khi Hitler đi xe không chính chủ” và hai là “Video tuyệt mật: Bộ chính trị họp khẩn về Tuyên bố 258″; tôi thấy cả hai khá buồn cười, dù cái thứ hai đề cập vấn đề rất nghiêm trọng. Nhưng, nói chung, châm biếm chính trị ở Việt Nam hiện nay chưa phát triển mạnh, thậm chí chậm hơn TQ!
Trong một số bài trước đây tôi có khẳng định là nền chính trị văn hóa của Việt Nam đang thay đổi một cách thật hứa hẹn. Nhưng hôm nay văn hóa chính trị của Việt Nam đang trong một thời điểm lạ. Trong thời gian qua những nhà lãnh đạo then chốt của Việt Nam đã mới lại bỏ qua một cơ hội để cải cách nền chính trị của Việt Nam qua việc thay đổi hiến pháp, dân Việt Nam có đầu óc cải cách đang tìm cách để giữ bình tĩnh và không đầu hàng.
Đúng vậy, những phong trào đấu tranh xã hội luôn luôn phải giữ tính lạc quan, bất chấp những trở ngại…. Chính Ông Ghandi, khi được nhà báo hỏi, “Ông nghĩ gì về nền văn minh của Anh Quốc” ông trả lời, “Văn Minh Anh Quốc…. thì nếu có đó sẽ rất tốt!” Có lẽ điều đó giải thích tại sao ở Hà Nội họ đã từ lâu cất đi tượng đài Ghandi mà đã đứng ở nơi cách đây không lâu đã diễn ra cuộc diễu hành viếng Đại Tướng Giáp.
Tôi hy vọng trong cuộc đời tôi, sẽ có cơ hội để thấy châm biếm chính trị ở Việt Nam được thế hiện một cách thật tự do. Thực vậy, có ai muốn kết hợp với tôi, viết một chuyện hài kịch về Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc?
JL
P.s. Đến bây giờ một hạn chế của tôi đối với sự hiểu biết của mình đến Việt Nam là vốn từ vựng chưa đủ lớn đề hiểu hết sự đa dạng trong văn hóa hài hước của đất nước từ xưa đến nay. Dần dần sẽ giải quyết vấn đề này thôi. Một hạn chế của một số người thích phê bình tôi là họ không biết đùa, không hiểu mỉa mai.
P.s.s., Ai mà có tài liệu hay xin cho tôi biết, sẽ post nó và có lẽ tiến hành một nghiên cứu quy mô nhỏ…. thank you vinamilk!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét