Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Tư Liệu

Chùm ảnh: Tranh cổ "cực quí hiếm" về Hà Nội chưa từng công bố.

(GDVN) - Bộ tranh ảnh quí hiếm về Hà Nội này đến nay vẫn chưa được xác định hết danh tính của tập thể thợ vẽ và thợ khắc Việt Nam thời đó.
Bộ tranh khắc và ký họa đặc biệt này có khoảng 4.200 bức vẽ về sinh hoạt nghề nghiệp trên khắp đường phố Hà Nội cùng các vùng phụ cận do nhiều họa sĩ, nghệ nhân Việt Nam thực hiện theo yêu cầu của nhà nghiên cứu người Pháp Henri Oger. Bộ tranh khắc này sau đó được xuất bản với số lượng cực kì hạn chế chưa đầy 60 bản năm 1909.
Hoàng Lâm (Ảnh: Saravan)
 Đó là bộ tranh khắc và ký họa có đến 4.200 bức vẽ về sinh hoạt nghề nghiệp trên khắp đường phố Hà Nội cùng các vùng phụ cận, do nhiều họa sĩ, nghệ nhân VN thực hiện theo yêu cầu của nhà nghiên cứu người Pháp Henri Oger cách đây một thế kỷ.
Đến nay, người ta vẫn chưa xác định hết danh tính của tập thể thợ vẽ và thợ khắc VN đã làm việc với Henri Oger để hoàn tất bộ tranh độc đáo trên
Từ điển bách khoa Việt Nam chỉ thấy nhắc đến vài người trong số đó như: Phạm Trọng Hải (quê Hưng Yên), Nguyễn Văn Giai, Phạm Văn Thiêu, Nguyễn Văn Đang (cả ba đều quê Hải Dương).

Bộ tranh đồ sộ này xuất bản lần đầu tiên với tựa Kỹ thuật của người An Nam (Technique du peuple Annammite) vào đúng 100 năm trước (1909) gồm 2 tập khổ lớn và với số lượng rất ít: chưa đầy 60 bản.
Ở nước ngoài, một ít bản hiện được lưu giữ dưới dạng vi phim tại các trường đại học như Johns Hopkins Baltimore, Southern Illinois Carbondale, California Berkeley, Cornell (Mỹ); ở Thư viện nghệ thuật và khảo cổ học ĐH Paris IV, Sorbonne (Pháp); ĐH Keio (Nhật Bản)...
Riêng ở VN là nơi ấn hành hiện cũng chỉ còn biết đến hai bản: một (không đầy đủ) lưu giữ tại Thư viện quốc gia Hà Nội và một bản khác (tương đối tốt) tại Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM.



 Bộ tranh khắc và ký họa đặc biệt này có khoảng 4.200 bức vẽ về sinh hoạt nghề nghiệp trên khắp đường phố Hà Nội cùng các vùng phụ cận do nhiều họa sĩ, nghệ nhân Việt Nam thực hiện theo yêu cầu của nhà nghiên cứu người Pháp Henri Oger. Bộ tranh khắc này sau đó được xuất bản với số lượng cực kì hạn chế chưa đầy 60 bản năm 1909.
Bộ tranh khắc cực quí hiếm này đã có lúc tưởng chừng như tuyệt tích
.Mỗi bức tranh miêu tả lại một hoạt động nghề nghiệp khác nhau của người Hà Thành và các vùng lân cận
Người phụ nữ buôn thúng bán bưng Hà Thành khi xưa
Hình ảnh phụ nữ xưa ở Hà Thành
Những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống thường nhật của người dân Hà Thành thế kỷ XIX
Đến nay, danh tính những người thợ tham gia vào việc sản xuất ra bộ tranh khắc đặc biệt này gần như không thể xác định được
Những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của người dân Hà Thành đầu thế kỷ XIX
Những vật dụng quen thuộc của người dân Hà Thành

Từ đời sống thường nhật đến những ngày lễ lạt của người Hà Thành và các vùng phụ cận đều được tái hiện rất sinh động và đầy đủ
Thợ thủ công Hà Thành ngày xưa
Một ít bản tranh khắc đặc biệt về cuộc sống của người Hà Thành đầu thế kỷ XIX hiện đang được lưu giữ dưới dạng vi phim tại các trường đại học như Johns Hopkins Baltimore, Southern Illinois Carbondale, California Berkeley, Cornell (Mỹ); ở Thư viện nghệ thuật và khảo cổ học ĐH Paris IV, Sorbonne (Pháp); ĐH Keio (Nhật Bản)...
Trong mỗi bức tranh khắc đều có nhiều hoạt động nghề nghiệp khác nhau
 Với số lượng hơn 4.200 bản vẽ và khắc, những hình ảnh về cuộc sống của người dân Hà Thành được tái hiện rất rõ rệt. Các dụng cụ thường dùng trong cuộc sống và dùng cho các thợ thủ công được ghi dấu lại nguyên bản từ dao rựa, cân, búa, quạt, đàn nhị...
Bức vẽ thể hiện cuộc sống và những thú chơi tao nhã của người Hà Thành xưa như chọi gà, chơi chim, đánh tổ tôm...
Trong mỗi bản khắc hoặc bản vẽ về Hà Nội thế kỷ XIX đều có rất nhiều chi tiết khác nhau
Nghề mây tre đan của các vùng phụ cận Hà Nội và tác dụng của các sản phẩm
Bức vẽ miêu tả cảnh bán thịt, tráng bánh, giã gạo, đơm cá
Bản khắc ghi lại cuộc sống ở Hà Thành khi xưa từ những người dân lao động đến người giàu có, địa chủ khi xưa
Sinh hoạt nghề nghiệp trên khắp đường phố Hà Nội cùng các vùng phụ cận
Sinh hoạt nghề nghiệp trên khắp đường phố Hà Nội cùng các vùng phụ cận
Sinh hoạt nghề nghiệp trên khắp đường phố Hà Nội cùng các vùng phụ cận
Sinh hoạt nghề nghiệp trên khắp đường phố Hà Nội cùng các vùng phụ cận
Sinh hoạt nghề nghiệp trên khắp đường phố Hà Nội cùng các vùng phụ cận
Tranh dân gian và những hình ảnh về đời sống trong thời phong kiến
Sinh hoạt nghề nghiệp trên khắp đường phố Hà Nội cùng các vùng phụ cận
Sinh hoạt nghề nghiệp trên khắp đường phố Hà Nội cùng các vùng phụ cận
_________________

Không có nhận xét nào: