ÂM BẢN
Đúng ra chưa qua
“bảy bảy bốn mươi chín ngày”, vong còn chưa tụ sau sự biến kinh hoàng “hồn siêu
phách lạc”. Vong chưa thể siêu thoát, rong ruổi đi đâu, xuống địa ngục hay lên
cõi niết bàn.
May nhờ có những
đợt gió heo may nên X mới có thể tới đây. Khi còn ở cõi thế, ngoài việc giúp đỡ
người này người khác, chướng nghiệp hầu như X tạo nên không quá nặng nề. Nhờ
vậy mới có cuộc trở lại đất này vào một đêm trời tối như thế này. Lúc bấy giờ dọc sông
gió hun hút thổi, cảnh vật yên ắng. Duy nhất khu nhà của anh đèn đuốc vẫn sáng
trưng, tiếng nhạc tưng bừng. Có chuyện chi lạ vậy?
Khi người ta đã
về cõi khác, mọi khái niệm về cuộc sống cũ đều thay đổi. Có thể vui biến ra
buồn hay ngược lại giống như âm bản hồi ở dương thế X còn võ vẽ biết về nghề
ảnh.
Thực tình lúc
này anh không hiểu đang xảy ra chuyện gì?
X kéo lại vạt và
cài lại khuy cổ áo véc làm bằng giấy bồi màu đen như thuốc súng cho đỡ lạnh. Cơ
thể trong suốt còn yếu ớt của anh vẫn run lên. Nhất là khi gặp ánh đèn pin lade
chiếu lên từ mặt đất, hoặc tiếng xe gắn máy bọn trai trẻ nghịch ngợm tháo bỏ
ống pô rú rít. Anh định thần nhìn về ngôi nhà một thời mình sinh sống. Qua tán
lá lòa xòa X nhìn thấy người đi lại nhộn nhịp, nói cười rầm rĩ. Thoáng có chút
tự ái: Không lẽ sự ra đi của mình khiến đám người đó dửng dưng, vô tình và sung
sướng đến thế sao?
Đã là vong thì
không còn nước mắt, chỉ thấy nhói buốt ở trong lòng..
X nhìn thấy
nàng. Nàng vẫn chẳng khác xưa bao nhiêu. Vẫn tay cầm điếu thuốc ve vẩy điệu bộ
ra dáng bà chủ. Vẫn khuôn mặt có gò má cao, cặp môi dày thâm thâm và cặp mặt
tròn vo vo nằm dưới đôi long mày xênh xếc. Tự nhiên anh có ý nghĩ rất lạ lùng:
Còn người này có nét gì gọi là nữ tính đâu? Có gì hấp dẫn đâu mà ngày ấy mình
rời bỏ quê nhà lên sống với nàng hơn hai chục năm trời? Hai chục năm ấy ngoài
cái nghề thợ mộc bất đắc dĩ, khổ cực, mình chẳng có mấy ngày thảnh thơi. Anh đã
có với nàng hai đứa con trai. Thằng lớn thấp dùn dụt, đầu bút thép, đít xê xệ
như gà mái vỡ bọng trứng. Thằng bé cao ráo giống mình, nhưng mặt lại không
giống. Mặt nó lưỡi cày, mắt dã trắng, môi cong. Chính vì hai đứa này mình không
nỡ rời, ở với nàng cho đến khi vết thương cũ tái phát, vợ cũ dưới quê lên đón
mình mới trở về nơi chôn rau cắt rốn. Trước đó anh đã kịp lo vợ cho thằng anh..
Có lẽ đám ồn ào này là lo nốt cho thằng em? Không phải thế chứ? Bố chết chưa đủ
trăm ngày đã lấy vợ còn gì là đạo hiếu? Hay tôn ti trật tự của dương thế bây
giờ đã thay đổi, không còn như trước?
Lòng bàng hoàng
kinh hãi và lo sợ cho người thời nay. X chưa vội đáp xuống sân nhà mình. Mà ồn
ào thế kia, đèn sáng như vậy có muốn xuống vào lúc này cũng không thể xuống
được. X ngả mình lên một cành cây. Một cành cây không hiểu vì sao lại có dáng
cong cong như hình cái cáng cứu thương năm nào khi người ta đưa anh từ mặt trận
về..
Anh định chờ cho
bên dưới yên ắng sẽ bay xuống, tìm hiểu xem sự nhẽ dưới đó hư thực ra sao.
Đêm cuối năm
trời không có lấy một vì sao. Gió ngăn ngắt lạnh. Y hệt cái lạnh đêm tiểu đội
đặc biệt của anh mò rừng trinh sát trận địa quân địch. Pháo lớn từ MalePo cứ
cách mười lăm phút lại như trận mưa lửa xé rách bầu trời. Cuộc đấu pháo hàng
năm trời giữa hai bên chưa phân ngã ngũ. Hỏa tiễn Cachiusa của cả hai bên như
giàn nỏ thần khổng lồ điểm vào sau mỗi trận đấu pháo làm rung chuyển cả bầu
trời và mặt đất. Có cảm tưởng như không còn bất cứ sinh vật nào sống sót được
dưới trận mưa thép và lửa. Từng mi li mét một, không chừa một chỗ nào không có
sự hiện diện của những mảnh thép chết chóc kinh hoàng gieo rắc khắp nơi.
Vậy mà tiểu đội
của anh vẫn tồn tại. Họ sống bằng mì tôm khô, mắm tép cô đặc và khí trời nồng
nặc mùi thuốc súng.
Ta và địch chỉ
cách nhau trong gang tấc. Nghe cả tiếng ầm ồ, léo nhéo của chúng vang từ vách
hầm cách đấy vài ba mét.
Chiến tranh hiện
đại bỏ qua những khái niệm, quy chuẩn thông thường. Không hẳn trội về số quân,
về binh lực, hỏa lực mà có thể nuốt chửng đối phương như cái đầu nóng, ngu xuẩn
và điên rồ của một số kẻ từng nghĩ. Chiến thuật biển người xem ra không mấy kết
quả. Quân càng đông thương vong càng nhiều. Ăn nhau ở sự tinh nhuệ về con người
và vũ khí. Ăn nhau ở lòng quả cảm và sự thông minh của mỗi chiến binh và quan
trọng nhất là ở mưu lược của người chỉ huy, người chịu trách nhiệm với từng tấc
đất biên thùy, sinh mệnh của chiến sĩ.
Bây giờ nhớ lại,
vong X như thấy vừa mới đây thôi.
Cuộc đời vốn
không dài, những chuyện như thế dễ gì quên được?
( Còn nữa..)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét