- Trong chuyến thăm Đà Nẵng gần đây của ông Vladimir Putin, Tổng thống Nga và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang đã thông qua một tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực đảm bảo an ninh thông tin quốc tế.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh thông tin của những cơ sở hạ tầng quan trọng, cuộc chiến chống lại việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vì mục đích khủng bố và nhằm thực hiện hoạt động tội phạm khác, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, trao đổi thông tin và kinh nghiệm về cuộc chiến chống tội phạm trong lĩnh vực thông tin.
Vladimir Kolotov, nhà khoa học chính trị và giáo sư tại Đại học Tổng hợp St Petersburg nói:
"Đây là một tài liệu rất quan trọng. "Nó ảnh hưởng trực tiếp đến loại chiến tranh mới đang ngấp nghé trên ngưỡng cửa mà thế giới chúng ta đang đứng. Nó sẽ là chiến tranh mạng". Như nhà phân tích chính trị Andrei Bezrukov, cựu đại tá Cục Tình báo Liên bang Nga, người đã từng có 24 năm là điệp viên mật nằm vùng tại Hoa Kỳ cho biết — "chiến tranh mạng là cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng tối quan trọng của nhà nước. Ví dụ: bấm nút "tắt điện" toàn thành phố, nghĩa là ngắt hẳn mạng lưới điện trong thành phố. Trường hợp đó sẽ là một thảm hoạ. Và những gì trên thực tế mới đây WikiLeaks vừa công bố, những công cụ nào bắt đầu được sử dụng, những công cụ được phát triển ra sao, những công cụ này được thiết kế không phải để ăn cắp tiền, chúng được sử dụng với mục đích tác động ảnh hưởng đến những cơ sở hạ tầng quan trọng".
"Tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia liên quan đến việc vô hiệu hóa các hệ thống cung cấp điện, vận chuyển hàng không, trung tâm truyền thông, các nhà máy lọc dầu, các trung tâm đầu mối vận tải, tàu điện ngầm. Tức là nếu không cần sử dụng đến vũ khí thông thường để tấn công, vẫn có thể gây ra thiệt hại to lớn, và ở đây không phải là chuyện liệu nó có sẽ được sử dụng hay không, mà vấn đề là ở chỗ thời điểm nào nó sẽ được sử dụng. Và điều này đặt nền văn minh con người vào những điều kiện sống mới", — giáo sư Vladimir Kolotov tiếp tục.
Vladimir Kolotov, nhà khoa học chính trị và giáo sư tại Đại học Tổng hợp St Petersburg nói:
"Đây là một tài liệu rất quan trọng. "Nó ảnh hưởng trực tiếp đến loại chiến tranh mới đang ngấp nghé trên ngưỡng cửa mà thế giới chúng ta đang đứng. Nó sẽ là chiến tranh mạng". Như nhà phân tích chính trị Andrei Bezrukov, cựu đại tá Cục Tình báo Liên bang Nga, người đã từng có 24 năm là điệp viên mật nằm vùng tại Hoa Kỳ cho biết — "chiến tranh mạng là cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng tối quan trọng của nhà nước. Ví dụ: bấm nút "tắt điện" toàn thành phố, nghĩa là ngắt hẳn mạng lưới điện trong thành phố. Trường hợp đó sẽ là một thảm hoạ. Và những gì trên thực tế mới đây WikiLeaks vừa công bố, những công cụ nào bắt đầu được sử dụng, những công cụ được phát triển ra sao, những công cụ này được thiết kế không phải để ăn cắp tiền, chúng được sử dụng với mục đích tác động ảnh hưởng đến những cơ sở hạ tầng quan trọng".
"Tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia liên quan đến việc vô hiệu hóa các hệ thống cung cấp điện, vận chuyển hàng không, trung tâm truyền thông, các nhà máy lọc dầu, các trung tâm đầu mối vận tải, tàu điện ngầm. Tức là nếu không cần sử dụng đến vũ khí thông thường để tấn công, vẫn có thể gây ra thiệt hại to lớn, và ở đây không phải là chuyện liệu nó có sẽ được sử dụng hay không, mà vấn đề là ở chỗ thời điểm nào nó sẽ được sử dụng. Và điều này đặt nền văn minh con người vào những điều kiện sống mới", — giáo sư Vladimir Kolotov tiếp tục.
Hiện nay, công việc bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số là vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của các quốc gia. Ở các nước Đông Nam Á thì vấn đề này được giải quyết chưa thỏa đáng. Đúng, ở đây, máy tính được đưa ra hàng loạt, nhưng chỉ là lắp ráp chúng chứ không sản xuất phần cứng (hardwear), cũng không phải phần mềm (softwear). Các hệ thống kỹ thuật số được quản lý bởi những nhà phát triển nó, tức là các nước phương Tây, chủ yếu là Hoa Kỳ.
Nga đang phát triển phần cứng và phần mềm riêng. Và trong lĩnh vực an ninh mạng, nhất là về mảng quân sự, Nga đã thể hiện rõ khả năng của mình. Sản phẩm của Nga, ví dụ, đã tự chứng minh trong quá trình hoạt động để Crưm trở về thành phần của nước Nga hay như ở Syria, nơi thiết bị chiến tranh điện tử đã phá hủy công việc của các thiết bị điện tử của đối thủ và thay đổi tình thế theo hướng có lợi cho mình. Bằng cách phát triển vũ khí thông thường và bộ ba hạt nhân, Nga đang nhanh chóng hoàn thiện nền an ninh mạng.
Cuộc chiến tranh tương lai, nếu nó sẽ nổ ra, sẽ không giống như tất cả các cuộc chiến trước đó. Nó sẽ là một cuộc chiến tranh hỗn hợp, bao gồm chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lý, phá hoại đạo đức của kẻ thù và gây thiệt hại cho nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của đối thủ. Việt Nam cần thiết lập những đơn vị lực lượng vũ trang mạng để bảo vệ cơ sở hạ tầng CNTT của mình không chỉ đối phó với tập đoàn tội phạm quốc tế, tin tặc, những kẻ tấn công hệ thống ngân hàng, hệ thống hỗ trợ cuộc sống, hệ thống giao thông.
Có thể có các cuộc tấn công từ các quốc gia khác. Thế lực vũ trang mạng nước khác có thể kiểm soát chương trình, tài khoản thực tế trong các mạng xã hội, trong đó thiết lập các chủ đề thảo luận nhằm lật đổ chế độ, như những gì đã diễn ra ở Libya, Ai Cập, Ukraina. Cuộc chạy đua về khoa học và kỹ thuật đã diễn ra trên quy mô lớn chưa từng thấy. Xuất hiện bộ xử lý lượng tử, trong đó tốc độ hoạt động tăng lên nhiều lần.
Trong bối cảnh ngày càng gia tăng mâu thuẫn về địa chính trị, đang có sự cạnh tranh trong không gian và hiện tượng quân sự hóa của nó. Sự phụ thuộc vào hệ thống thông tin ngày càng tăng, và chúng ta đã đến ranh giới nguy hiểm. Do đó, vấn đề đảm bảo an ninh thông tin là rất nghiêm trọng, và Nga sẵn sàng giúp Việt Nam trong việc giải quyết nhiệm vụ quan trọng này.
https://vn.sputniknews.com/opinion/201711224358747-nga-se-giup-viet-nam-chuan-bi-cho-mot-cuoc-chien-tranh-moi/
Phần nhận xét hiển thị trên trang
https://vn.sputniknews.com/opinion/201711224358747-nga-se-giup-viet-nam-chuan-bi-cho-mot-cuoc-chien-tranh-moi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét