PV: Có một ấn tượng là Putin không khát máu, trong khả năng có thể ông luôn cố gắng giữ cân bằng mong manh giữa thói phàm ăn của “Leviathan” (quái vật huyền thoại trong Kinh Cựu Ước – ND) và những người được gọi là “dân thường” ở nước Nga. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế suy thoái “chạm đáy” và sự bất mãn chống đối tăng lên ở khắp nơi, Putin có nguy cơ rơi vào tình cảnh của Gorbachev. Một người đã phải chao đảo giữa các thế lực bảo thủ và các nhà dân chủ, và vì vậy, đã vô tình làm lung lay khối thống nhất của Đảng Cộng sản, nhà nước, uy tín cá nhân của ông và đất nước Liên Xô lúc đó. Ông có cảm nhận như vậy không?
Inozemtsev: Tôi không nhận thấy bất kỳ “những điều tương tự” nào giữa Putin và Gorbachov. Gorbachov từng là một nhà cải cách, còn Putin lại làm tất cả để không có cải cách. Vì vậy, Gorbachov phải chao đảo giữa các phe nhóm, xét trên quan điểm: tiến lên phía trước hay không? Ông đã phải cố gắng tìm những người ủng hội cải cách và tìm cách bắt các đối thủ phải im lặng. Trong khi đó, Putin không tiến về phía nào cả, chỉ đứng tại chỗ và làm bộ là “đoàn tầu sắp chuyến bánh”. Với ý nghĩa như vậy thì chẳng có sự chao đảo nào cả trong hành xử của Putin. Có lẽ phải có khiếu khôi hài đặc biệt thì mới nhận thấy được, rằng Putin chao đảo giữa Kudrin và Sechin. Ông Kudrin và các cộng sự được trả thù lao rất hậu hĩnh để soạn thảo các chương trình cải tổ. Nhưng khi các cuộc bầu cử lắng xuống, may mắn nhất là những văn bản này được xếp ngăn kéo, còn tệ hơn thì có lẽ chúng được dọn đi rất xa.
Tôi tuyệt nhiên không thể nhìn nhận một cách nghiêm túc những câu chuyện tầm phào của một số quí vị không rõ danh tính khẳng định, rằng Putin sẽ nghĩ lại, và sau khi thắng cử ông sẽ bỗng nhiên trở thành một người Châu Âu thực thụ, sẽ bắt đầu tự do hóa kinh tế và nhiều vẫn đề khác. Một người không hề thay đổi quan điểm của mình trong suốt 18 năm, sẽ không thay đổi trong sáu năm tiếp theo. Nhất là khi ông ta không còn là trẻ con, để mỗi tuổi một khôn lớn. Đồng thời, tôi nhất trí là Putin không khát máu, ông chỉ khát tiền, như tất cả bạn bè ông. Putin hiểu rất rõ là hiện thời có thể và cần phải “vắt sữa” nước Nga, nơi dân chúng hoàn toàn không cưỡng lại việc đó, và ông cũng không đời nào dai dột siết ốc quá mức, đến nỗi xảy ra cách mạng. Putin không hề muốn bắn giết như ở Maidan (quảng trường trung tâm ở Kiev, thủ đô Ucraina – ND), để rồi sau đó ông và các bạn ông phải chạy trốn. Tôi không nhận thấy bất kỳ sự chao đảo nào của Putin, như Gorbachev trước đây. Ngược lại, ở ông có một sự đánh giá tình hình rất tỉnh táo và thực tế.
PV: Vào giữa những năm 1980, việc dầu hỏa trên thị trường quốc tế sập giá là một “trái bom” gây bất ổn nặng nề cho Liên Xô. Hiên nay, những tác nhân nào và vào lúc nào chúng có thể làm suy yếu trầm trọng Liên Bang Nga?
Inozemtsev: Có hai tác nhân bên ngoài, có khả năng làm suy yếu trầm trọng nước Nga. Tuy nhiên, cả hai tác nhân này đều ít khả năng có hiệu lực thực sự. Thứ nhất, đó vẫn chính là giá dầu lửa, tác nhân đã dẫn đến sự sụp đổ Liên Xô. Tuy nhiên, ở nước Nga hiên nay tình hình đã khác nhiều, chúng ta đã có kinh thế thị trường đủ trưởng thành, có khả năng điều chỉnh để thích ứng với thj trường bên ngoài. Trường hợp thu nhập dầu lửa giảm mạnh do giá dầu sập, có thể phá giá đồng rúp rất đáng kể, mà vẫn tiếp tục cân đối được thu chi trong ngân sách và chính sách tài khóa. Mặt khác, bản thân cấu trúc của nền kinh tế Nga hiện nay cũng hoàn thiện hơn nhiều nhiều lần so với cấu trúc kinh tế thời Xô Viết. Một gánh nặng oằn lưng cho nền kinh tế là công nghiệp nặng Xô Viết thua lỗ triền miên, đã được vứt bỏ.
Vấn đề là ở chỗ nền tảng kinh tế Nga chỉ bị hủy hoại thực sự nghiêm trọng, khi giá dầu tụt xuống mức $20-25/thùng trong thời gian từ hai đến ba năm. Mặt khác, trong trường hợp này, không chỉ kinh tế Nga mà kinh tế nhiều nước khác cũng bị hủy hoại trầm trọng. Do đó, các tay chơi chủ chốt trong nghành dầu lửa có thể không cho phép xảy ra tình trạng mất giá kéo dài như vậy. Tôi có thể giả định “mức giá thấp kéo dài” là ở khoảng $40/thùng, chứ không thể là $20/thùng. Vì vậy, tôi đoan chắc rằng trong 5-10 năm sắp tới, kich bản nói trên sẽ không diễn ra. Còn để các nền kinh tế hàng đầu thể giới không còn quan tâm đến dầu lửa nữa, cần thêm ít nhất 40-50 năm.
Thứ hai, nước Nga có thể bắt đầu thay đổi nếu xuất hiện một hình mẫu hấp dẫn, một thí dụ cho thấy những thay đổi có thể dẫn đến những kết quả tích cực như thế nào. Tôi chủ động không nói đến Ba Lan, Đông Âu, thậm chí các nước Baltic. Người ta sẽ nói là chúng tôi, những người Nga hơi đặc biệt, hơi khác thường một chút, chả đến lượt bọn Ba Lan, Phần Lan chỉ bảo chúng tôi. “Đánh thức” nước Nga chỉ có thể là Ucraina ruột thịt, giả sử nếu như Ucraina có thể nhanh chóng trở thành một nước Châu Âu phát triển và gia nhập EU vào năm 2025, trở thành một “Jerusalem mới”, miền đất hứa nào đó. Phải nói trong trường hợp Ucraina, Điện Kremlin rất may mắn: trong chính quyển Kiev các quí ông đạo tặc lần lượt thay thế nhau, ông sau còn tham lam hơn ông trước. Thanh niên tài năng bỏ đi hết, cải cách hoàn toàn chững lại. Điều này lại cộng hưởng với làn sóng căm ghét đễ hiểu của người Ucraina đối với người Nga. Tóm lại, về mọi phương diên, tình hình rất có lợi cho Putin. Có thể nói, Ucraina trở thành một thí dụ điển hình cho một cách thức hành xử không nên có. Và đó chính là tác nhân bên ngoài mạnh mẽ nhất hiện nay đang củng cố chế độ chính trị Nga. Tôi cũng nghĩ là toàn bộ Hội đồng Bộ trưởng Kiev cần phải được đề cử nhận huân chương “Vì những công lao với Tổ quốc” các hạng khác nhau của Nga, một việc lẽ ra phải làm từ lâu.
PV: Hậu quả của những chao đảo thời Gorbachev là “cuộc diễu hành chủ quyền” của các nước cộng hòa dân tộc, sự phân liệt Liên Xô xảy ra trước khi Liên Xô chính thức kết thúc sự tồn tại của mình. Tuy nhiên, liệu một kịch bản tương tự có thể diễn ra ở Liên Bang Nga không? Những khu vực lãnh thổ nào, theo nhìn nhận của ông, có thể lãnh đạo phong trào này?
Inozemtsev: Định kỳ ở các tạp chí khác nhau, các tác giả khác nhau, phần lớn là ở Phương Tây cố gắng bảo vệ luận điểm nước Nga sắp sửa tan vỡ. Đương nhiên, thích nói nhất về vẫn đề này là các đồng chí Ucraina, nhưng không chỉ có họ. Chẳng hạn, trong số tạp chí The Economist xuất bản gần đây, đề tài chủ yếu là vấn đề: “Bao giờ nước Nga tan vỡ?”. Tôi nghĩ rằng không bao giờ.
Trong vấn đề này, điểm duy nhất có thể tranh cãi là khu vực Bắc Caucasus. Khu vực này có gắn kết dân tộc và quốc gia với nước Nga, ở mức thấp hơn nhiều, so với mức gắn kết này của Tadjikistan và Uzbekistan với Moskova tại thời điểm Liên Xô sụp đổ. Hiên nay, ở Ingushetia toàn bộ người Nga, Ucraina và Belorussia chỉ chiểm ít hơn 1% dân số. Và khu vực đó, về bản chất là một lãnh thổ thuộc địa, kiểm soát theo kiểu bán quân sự, và thậm chí không phải là khu thuộc địa định cư. Chúng ta đã cho phép chính quyền địa phương đuổi hết người Nga đi và chẳng nghĩ được cách nào giải quyết sự bất cân xứng này cả.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng, nguy cơ ngóc đầu dậy của chủ nghĩa dân tộc, khởi đầu cho một cuộc đấu tranh mới giành độc lập ở Bắc Caucasus là có thực. Một cuộc nổi dậy rất có thể sẽ không phải là dưới những khẩu hiệu tương đối thế tục như thời Dudaev (tổng thống nước cộng hòa Chechnya ly khai – ND), mà dưới những khẩu hiệu Hồi giáo. Người ta có thể nói rằng, làm gì có chuyện nổi dậy, vì ai sau đó sẽ “nuôi” Caucasus? Xin thưa là logic đơn giản này có thể không có hiệu lực. Khi người ta cuồng tín, chẳng có luận cứ kinh tế nào thuyết phục được họ cả.
Chúng ta nên nhớ rằng, Liên Xô tan vỡ trước hết ở những khu vưc có ít người Nga. Những nước như Azerbaijan và Armenia tách khỏi nước Nga tương đối nhanh chóng và dễ dàng, bởi vì ở những nơi đó không có sự hòa nhập sâu sắc của văn hóa và người Nga. Thực ra, đó là vấn đề chung của các đế quốc thực dân. Cũng như vậy, một lần người Anh đã đi khỏi Ấn Độ, người Nga đi khỏi Trung Á. Và tôi xin lưu ý rằng, hôm nay rất ít người tiếc nuối về điều này. Cũng như chắc chắn rằng, sẽ chẳng ai vui mừng về việc chinh phục Tadjikistan và sáp nhập Tadjikistan vào Nga dưới dạng một tỉnh mới.
Nhưng đồng thời, bằng tất cả sự tôn trọng của mình đối với sự toàn ven lãnh thổ Nga, tôi muốn nói rằng Bắc Caucasus không phải là khu vực có ý nghĩa sống còn với nước Nga. Dù thế nào, cũng không phải vì nó mà nước Nga sụp đổ. Và nhìn chung, tôi cho rằng vào lúc Liên Xô sụp đổ, việc Chechnya tách khỏi nước Nga, như các nước Cộng hòa Caucasus và Trung Á khác, có lẽ là một phương án tốt hơn rất nhiều cho nước Nga. Hơn hẳn việc nước Nga hiện nay thường xuyên phải cống nạp cho các “vương hầu” địa phương. Khu vực Bắc Caucasus vốn là một phần trong chính sách thuộc địa và cạnh tranh chiến lược toàn diện của Đế chế Nga, một di sản không còn mang lại bất cứ lợi ích cho nước Nga hiện đại.
Tiếp theo phần 4: Nước Nga không cần lãnh đạo thế giới….
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét