>> Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đang ‘lâm nguy’?
>> Trầm Bê và số phận Nguyễn Văn Bình
>> Đà Nẵng cấm Grab: Người dân cần được sử dụng dịch vụ tiện ích nhất
>> Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch khu vực phía Ðông và bán đảo Sơn Trà
NGUYỄN DUY XUÂN
[1]. http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Phat-hien-khu-xay-dung-khong-phep-trong-giong-pho-Trung-Quoc-giua-Da-Nang-post174957.gd
[2]. http://news.zing.vn/rung-son-tra-o-da-nang-bi-dao-xoi-lam-khach-san-post729164.html
[3]. http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170320/phat-hien-40-biet-thu-o-son-tra-xay-sai-nho-nguoi-cau-ca/1283225.html
>> Trầm Bê và số phận Nguyễn Văn Bình
>> Đà Nẵng cấm Grab: Người dân cần được sử dụng dịch vụ tiện ích nhất
>> Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch khu vực phía Ðông và bán đảo Sơn Trà
NGUYỄN DUY XUÂN
(GDVN) - Làm cán bộ lãnh đạo mà việc gì cũng "không nắm, không biết, chờ báo cáo" thì thử hỏi loại cán bộ như thế phỏng còn giúp ích gì cho dân cho nước?
Hai vụ việc "động trời" gần đây đều xảy ra tại Thành phố Đà Nẵng.
Vụ thứ nhất, phát hiện một công trình xây dựng đồ sộ theo kiểu dáng nhà cổ Trung Quốc, được che đậy bởi một bức tường bê tông cao 10 mét, chạy dài hàng trăm mét bao bọc bên ngoài.
Khi kiểm tra đột xuất, cơ quan chức năng phát hiện thấy 5 người Trung Quốc (trong đó có người sử dụng hộ chiếu in hình lưỡi bò đã bị chính phủ Việt Nam nghiêm cấm nhập cảnh) đang chỉ đạo thi công.
Vụ thứ hai đang gây sốt dư luận mấy ngày nay. Đó là cả một khu vực rộng lớn rừng Sơn Trà bị cày xới để xây dựng tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng với hơn 100 phòng do Công ty Cổ phần Biển Tiên Sa làm chủ đầu tư.
Công trình có qui mô đồ sộ này nằm sát ngay phía sau khu vực quân sự thuộc Hải quân Vùng 3.
Điều đáng nói ở đây là cả hai vụ việc đều do người dân hoặc là phát hiện báo cho chính quyền, hoặc là đăng tải thông tin, hình ảnh lên mạng xã hội, rồi báo chí lên tiếng, chính quyền mới hay biết.
Hãy nghe các vị có trách nhiệm ở địa phương biện bạch cho sự "không biết, không thấy" này.
Về “khu phố” không phép, nghi có người Trung Quốc đứng sau, ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư phường Hòa Xuân nói:
“Thông tin về công trình xây dựng không phép thì phường đã nắm lâu rồi nhưng không biết rõ nó xây dựng ở vị trí nào. Sau khi họ đập bức tường bao bọc bên ngoài thì mới lộ ra”.[1]
Cả một "khu phố" chình ình suốt mấy tháng trời xây dựng, vậy mà ông lãnh đạo phường bảo "không biết rõ nó xây dựng ở vị trí nào" thì ai tin điều ông nói?.
Còn vụ cày xới rừng Sơn Trà để xây dựng tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, ông Huỳnh Văn Hùng, Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân quận Sơn Trà, cho hay:
"Hiện chúng tôi cũng chưa nắm rõ công trình này có những gì, có giấy phép hay không".
"Chúng tôi đang giao cho Đội quy tắc đô thị ra văn bản yêu cầu phía Công ty Biển Tiên Sa cung cấp rồi sau đó thông tin cho báo chí",[2] ông Huỳnh Văn Hùng nói.
Trả lời của ông Chánh Văn phòng quận lặp lại cái điệp khúc nghe đã nhàm tai: "không nắm, không biết, chờ báo cáo", trong khi đó cả một vạt rừng rộng lớn bị xới tung đất đỏ, đứng xa hàng cây số vẫn thấy rõ mồn một, rồi thì rầm rộ xe máy thi công đã 3 tháng nay.
Dư luận ồn ào lo lắng cho vùng đất đặc biệt của Đà Nẵng có nguy cơ bị phá nát nên đang mong ngóng một sự vào cuộc xử lý nghiêm minh từ chính quyền thì ngày 19/3, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Đà Nẵng đã đến hiện trường làm việc.
Tại đây, tuy ông có phê bình cấp dưới thiếu sâu sát, nhưng những thông tin và quan điểm mà ông đưa ra thì nhiều người lo lắm.
Rồi sau đó, 40 cái móng biệt thự xây trái phép, Chủ đầu tư chỉ bị phạt 40 triệu đồng.
Dư luận biết tin này chẳng những không hết lo lắng mà còn thêm bất bình.
Họ còn không khỏi liên hệ đến việc dư luận về khối tài sản lớn của ông Chủ tịch thành phố thời gian qua, hiện nhân dân vẫn mong được làm rõ, minh bạch.
Có người trầm lặng hơn thì liên hệ với quá khứ không xa, ngày ấy, Đà Nẵng làm gì có chuyện "không nắm, không biết, chờ báo cáo", mà ở đó chỉ có một sự quyết liệt, minh bạch để xây dựng được hình ảnh thành phố đáng sống.
Giờ đây, những vụ động trời như thế vẫn "lặng lẽ qua mắt" chính quyền cấp cơ sở với đầy đủ ban bệ cùng lực lượng chức năng hùng hậu thì quả thật không thể hiểu nổi cung cách quản lí địa bàn kiểu gì?
Xem ra chuyện "con voi chui lọt lỗ kim" đã xưa lắm rồi. Bây giờ thì không chỉ con voi mà cả một khu phố, một cánh rừng cũng có thể chui lọt lỗ kim.
Làm cán bộ lãnh đạo mà việc gì cũng "không nắm, không biết, chờ báo cáo" thì phỏng còn giúp ích gì cho dân, cho nước?
Tài liệu tham khảo:
[1]. http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Phat-hien-khu-xay-dung-khong-phep-trong-giong-pho-Trung-Quoc-giua-Da-Nang-post174957.gd
[2]. http://news.zing.vn/rung-son-tra-o-da-nang-bi-dao-xoi-lam-khach-san-post729164.html
[3]. http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170320/phat-hien-40-biet-thu-o-son-tra-xay-sai-nho-nguoi-cau-ca/1283225.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét