>> Kỷ lục đùa giỡn, kỷ lục nhố nhăng
>> Từ vỉa hè, rõ ra nhiều điều về cán bộ
>> Dân tố phường 'bán' vỉa hè, nộp tiền hằng tháng
Danh Đức
(1) http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20040926/chia-khoa-phat-trien-cua-singapore/49379.html
>> Từ vỉa hè, rõ ra nhiều điều về cán bộ
>> Dân tố phường 'bán' vỉa hè, nộp tiền hằng tháng
Danh Đức
(TBKTSG) - Than vãn theo kiểu “công tác cán bộ là phức tạp nhất, không có cách nào để chấm dứt dư luận được” hay hô khẩu hiệu “trải thảm đỏ đón nhân tài...” sẽ là lạc lõng ở một nơi như Singapore. Cách đây 13 năm, có nhà báo đã sửng sốt khi được đàm đạo với Ban giám đốc Sở Công vụ Thế kỷ 21 ở đảo quốc này. Chỉ mới ba mươi tuổi song họ đã tự tin giới thiệu rằng người ở sở đã đi học về hành chính khắp thế giới, đi để học kinh nghiệm thành bại của các nước... (1). Những nhà lãnh đạo trẻ đó là thí dụ sống động về cách dùng người gọi là meritocracy dựa trên cơ sở có xứng đáng (merit) với chức trách đó không. Càng hỏi thăm bộ ba lãnh đạo ấy, càng vỡ lẽ rằng trong đầu họ chẳng chăm chăm cái gọi là quyền để “làm mưa, làm gió”, càng không hề có ý “sinh sát” đặt ai lên, hay hạ ai xuống... Họ chỉ làm mỗi một công việc là động não để đưa ra hướng thay đổi cho những cái cũ bất toàn... Và cái bộ máy công vụ của đảo quốc ấy không hàm ý mỗi “chỗ” hay một “ghế” là cơ hội.
Dùng người theo năng lực không phải chỉ có ở Singapore. Một cô gái người Việt sang Mỹ học, tốt nghiệp môn xã hội học thấy Sở An sinh xã hội đăng bố cáo tuyển thực tập sinh, cô nộp đơn. Sau ba tháng thử việc, bà sếp bảo cô tuần tới mang quyết định nhập tịch vô nộp. Câu trả lời: “Tôi chưa có quốc tịch, mới chỉ có thẻ xanh thôi” của cô gái làm bà sếp ngạc nhiên. “Vậy sao lại nộp đơn vô đây?”. Cô gái thành thật: “Tôi đọc bố cáo không thấy đòi điều kiện quốc tịch nên cứ thế mà nộp”. Hài lòng với thời gian thử việc của cô gái bà buông một câu: “Được rồi, tuần tới, cô sẽ có!”. Tuần sau đó cô đi thi nhập tịch và đậu, đồng thời cũng được nhận vào đây làm.
Vậy là đã ba năm... mới tuần rồi, cô gái kể với cha mẹ ở Việt Nam thứ Sáu hàng tuần cô được làm ở nhà chớ không đến văn phòng, song vẫn được trả lương như đi khi đến đó. Vấn đề là sở của cô tin nhân viên và cho nhân viên đem việc về nhà làm. Còn có làm việc hay không làm việc, thì đơn giản quá, làm được cái gì, sẽ hiện ra rành rành.
Còn đây là chuyện khác của một nữ du học sinh cách đây hơn chục năm. Một dịp cô về thăm nhà khi học xong năm thứ hai đại học cộng đồng. Được gia đình dẫn đi ăn buffet hải sản, thấy cả nhà vô thẳng bàn mà không mua vé cô nhắc: “Nhà hàng không bán vé trước như vậy coi chừng bị mất tiền đó!”. Thấy tiệm vắng khách và nhiều nhân viên phục vụ đứng tụm lại nói chuyện, cô lại “bình” tiếp “ở chỗ con làm, vắng khách như vầy sau 4 tiếng là cho về rồi”. Hỏi ra mới biết từ mấy tháng nay cô được giao làm quản lý vào ngày cuối tuần cho một tiệm bán hamburger. Một người trong gia đình hỏi vặn cô gái nếu làm người quản lý ở đây cô có dám cho những nhân viên này nghỉ không? “Dám chớ, bằng không thì lỗ. Với lại, phục vụ không được đứng nói chuyện, phải làm chuyện khác, ít nhất cũng là lau dọn bàn...”. Gần chục năm sau có dịp gặp lại ở San Jose (Mỹ) cô tâm sự dù chỉ học đại học cộng đồng nhưng bây giờ cô quản lý cùng lúc ba tiệm hamburger và một nhà kho ở thành phố này. Mỗi ngày cô phải tính ngày mai nhập kho bao nhiêu bánh, bao nhiêu thịt, sốt... cho vừa sát.
Người học cao hơn chưa chắc đã đảm đương được khối lượng công việc như cô đang làm. Năm nào cô cũng phải đi học mấy khóa huấn luyện nâng trình độ.
Điều gọi là meritocracy ấy thật đơn giản: (1) tuyển người vào làm chỉ vì người ấy đúng khả năng và đủ năng lực cho vị trí ấy, xứng với chỗ ấy, đơn giản “đúng người, đúng việc”; (2) chẳng việc gì phải nâng việc tuyển người là chọn “nhân tài” hay “trải thảm đỏ” cả; (3) càng không nên đề cao khẩu hiệu “tài, đức” khiến sự việc trở thành những chuẩn “siêu hình” và cuối cùng (4) không “siêu hình hóa” sẽ không biến thành một “sân chơi” riêng!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét