Lai lịch thuốc lào
Hoàng Tuấn Công
Thuốc lào có tên chữ là “tương tư thảo” (cỏ tương tư). Ý đã trót hút vào rồi thì không bỏ được, đêm thương ngày nhớ tựa kẻ mắc bệnh tương tư vậy.
Theo Lê Quý Đôn, nước Nam ta vốn không có giống thuốc ấy. Từ năm Canh Tý, niên hiệu Vĩnh Thọ (1660), đời vua Thần Tông nhà Lê, người nước Ai Lao mang giống đến, dân ta mới đem trồng. Quan, dân, đàn bà, con gái đua nhau hút, đến nỗi có người nói rằng: “Nhịn cơm ba ngày còn được, chứ một lúc nhịn hút thuốc thì không được”.
Người ta tin rằng thuốc lào có thể trừ được các bệnh phong hàn, sơn lam, chướng khí, nên thuốc mau chóng được phổ biến. Nhưng thuốc lào đôi khi lại là nguyên nhân gây ra nạn cháy nhà lớn. Năm Ất Tị, đời Cảnh Trị (1665), hai lần hạ lệnh nghiêm cấm hút thuốc, lùng bắt những kẻ trồng thuốc, bán thuốc, hay hút thuốc giấu mà không tuyệt được.
Nhiều người tài tình khoét thân tre đang sống để làm điếu hút, hoặc chôn giấu điếu bát xuống đất, chỉ để hở miệng khỏi mặt đất để dấm dúi hút trộm, càng sinh hoả tai. Lâu lâu, triều đình biết không thể tuyệt được, nên lại bỏ lệnh cấm ấy. Những chiếc điếu bị vùi xuống đất, nay lại được đào lên, lau sạch sẽ, sóng nước trong lòng điếu tiếp tục reo vang nhả khói. Ấy mới có mấy vần thơ giải toả rằng:
“Đầu tròn trùng trục, đít bảnh bao
Mân mân mó mó, đút ngay vào
Thủy hỏa tương giao sôi sùng sục
Âm dương nhị khí sướng làm sao!”
(Khuyết danh)
Phải chăng, chuyện chôn điếu xuống đất hút dấm hút dúi chính là nguồn cơn sinh ra câu ca dao: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”? Để rồi riêng chuyện hút thuốc lào cũng có khối bài thơ vịnh thú vị:
CÁI ĐIẾU BÁT
Thuốc lào có tên chữ là “tương tư thảo” (cỏ tương tư). Ý đã trót hút vào rồi thì không bỏ được, đêm thương ngày nhớ tựa kẻ mắc bệnh tương tư vậy.
Theo Lê Quý Đôn, nước Nam ta vốn không có giống thuốc ấy. Từ năm Canh Tý, niên hiệu Vĩnh Thọ (1660), đời vua Thần Tông nhà Lê, người nước Ai Lao mang giống đến, dân ta mới đem trồng. Quan, dân, đàn bà, con gái đua nhau hút, đến nỗi có người nói rằng: “Nhịn cơm ba ngày còn được, chứ một lúc nhịn hút thuốc thì không được”.
Người ta tin rằng thuốc lào có thể trừ được các bệnh phong hàn, sơn lam, chướng khí, nên thuốc mau chóng được phổ biến. Nhưng thuốc lào đôi khi lại là nguyên nhân gây ra nạn cháy nhà lớn. Năm Ất Tị, đời Cảnh Trị (1665), hai lần hạ lệnh nghiêm cấm hút thuốc, lùng bắt những kẻ trồng thuốc, bán thuốc, hay hút thuốc giấu mà không tuyệt được.
Nhiều người tài tình khoét thân tre đang sống để làm điếu hút, hoặc chôn giấu điếu bát xuống đất, chỉ để hở miệng khỏi mặt đất để dấm dúi hút trộm, càng sinh hoả tai. Lâu lâu, triều đình biết không thể tuyệt được, nên lại bỏ lệnh cấm ấy. Những chiếc điếu bị vùi xuống đất, nay lại được đào lên, lau sạch sẽ, sóng nước trong lòng điếu tiếp tục reo vang nhả khói. Ấy mới có mấy vần thơ giải toả rằng:
“Đầu tròn trùng trục, đít bảnh bao
Mân mân mó mó, đút ngay vào
Thủy hỏa tương giao sôi sùng sục
Âm dương nhị khí sướng làm sao!”
(Khuyết danh)
Phải chăng, chuyện chôn điếu xuống đất hút dấm hút dúi chính là nguồn cơn sinh ra câu ca dao: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”? Để rồi riêng chuyện hút thuốc lào cũng có khối bài thơ vịnh thú vị:
CÁI ĐIẾU BÁT
Đã nên danh giá ở trên đời
Kẻ mến người yêu khắp mọi nơi
Đầu mũ lưng đai ngồi chễnh chện
Lòng sông dạ bể xiết xa khơi
Tiếng rền réo sấm dường vang đất
Hơi thở tuôn mây dễ ngất trời
Một trận ra oai trong nước lặng
Ải nam khói tắt, ngạc chìm hơi
(Khuyết danh)
CÁI XE ĐIẾU
Vốn ở lâm-tuyền đã bấy nay
Khi ra, dễ khiến thế gian say
Lưng in chính-trực mười phân thẳng
Dạ vẫn hư-linh một tiết ngay
Động sóng tuôn mây khi chán miệng
Nghiêng trời, lệch đất thuở buông tay
Dưới từ giã-lục trên đền đỏ
Ai chẳng quen hơi, mến nết này.
(Khuyết danh)
Với thuốc lào, thuốc lá, "quan, dân, đàn bà, con gái" nước Nam vốn bình quyền. Không biết tự bao giờ, bỗng dưng trở thành đặc quyền của đàn ông.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét