Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

BAUXITE TÂY NGUYÊN THUA LỖ VÀ ĐỘI VỐN. AI CHỊU TRÁCH NHIỆM? TCT KHOÁNG SẢN HAY THỦ TƯỚNG?



2 DỰ ÁN BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN TRƯỚC KHI TRIỂN KHAI ĐÃ BỊ NHIỀU NHÀ KHOA HỌC, CÁC CHÍNH TRỊ GIA, KỂ CẢ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP, ĐÃ CỰC LỰC PHẢN ĐỐI. HỌ LO LẮNG VỀ AN NINH QUỐC GIA ( AI CHIẾM ĐƯỢC TÂY NGUYÊN SẼ LÀM CHỦ ĐÔNG DƯƠNG), CẢNH BÁO VỀ THIỆT HI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TÂY NGUYÊN VÀ THUA LỖ DÀI DÀI... NHƯNG KHÔNG AI CHỊU NGHE, VẪN TRIỂN KHAI RẦM RỘ. BÂY GIỜ THUA LỖ BE BÉT TRÊN 3700 TỶ ĐỒNG, ĐỘI VỐN 4000 TỶ ĐỒNG. SAO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC MÀ NHƯ VỎ HẾN VẬY TA !!? AI CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐÂY?TCT KHOÁNG SẢN HAY THỦ TƯỚNG? DÂN ĐANG CHỜ QUAN TRẢ LỜI!
THEO bÁO nGƯỜI LAO ĐỘNG:
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa bị thanh tra nhiều nội dung về hoạt động kinh doanh, đầu tư. Trong đó, các kết quả thanh tra tại Tổ hợp Dự án Bauxite - Nhôm Lâm Đồng (Dự án Tân Rai) và Nhà máy Sản xuất Alumin Nhân Cơ (Dự án Nhân Cơ) cho thấy trong thời gian đầu, các dự án này hoạt động chưa hiệu quả, vốn đầu tư tăng quá cao so với dự kiến.
Lỗ ngàn tỉ
Thông tin từ đoàn thanh tra cho biết tại Dự án Tân Rai, theo quyết định ban đầu (ban hành năm 2006) của Chủ tịch HĐTV TKV, tổng mức đầu tư cho dự án này là 7.787,5 tỉ đồng (khoảng 493,5 triệu USD), với công suất 600.000 tấn/năm, thời gian thực hiện từ 2006-2009.
Tuy vậy, qua 4 lần điều chỉnh, tổng mức đầu tư cho dự án đã tăng vọt lên đến 15.414,4 tỉ đồng (hơn 800 triệu USD). Thời gian thực hiện dự án bị chậm 4 năm so với quyết định phê duyệt lần đầu. “Nguyên nhân việc đội vốn là do điều chỉnh tăng công suất thêm 50.000 tấn thành 650.000 tấn/năm, thay đổi công nghệ sản xuất alumin, thay đổi chính sách thuế, tiền lương, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng... Nhưng cũng có nguyên nhân do trượt giá, do kinh nghiệm quản lý điều hành của chủ đầu tư, năng lực thi công của nhà thầu hạn chế” - nguồn tin từ đoàn thanh tra cho biết.
Đáng chú ý, dự án này sau 3 năm đi vào hoạt động, tính từ tháng 10-2013 đến hết tháng 9-2016, đã lỗ 3.696 tỉ đồng. Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỉ đồng, lỗ do chênh lệch tỉ giá khoảng 1.176 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đoàn thanh tra cũng cho rằng tính đến cuối năm 2016 và đầu năm 2017, dây chuyền sản xuất của dự án đã vận hành ổn định, đạt xấp xỉ công suất thiết kế, giá thành sản xuất đã giảm, giá alumin, nhôm trên thế giới đã hồi phục. “Dự kiến năm 2017, dự án sẽ hết lỗ đúng như tính toán (với thời gian lỗ kế hoạch là 4 năm)” - đoàn thanh tra đánh giá.
Còn tại Dự án Nhân Cơ, theo quyết định đầu tư ban đầu (năm 2007), vốn đầu tư cho dự án này chỉ 3.285 tỉ đồng. Đến năm 2014, tổng vốn đầu tư đã tăng lên đến 16.821 tỉ đồng. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do thay đổi công suất của nhà máy từ 300.000 tấn/năm lên 650.000 tấn/năm; dừng thi công 2 năm để đánh giá lại hiệu quả; do thay đổi tỉ giá cùng một số thay đổi về chính sách... Cũng theo đoàn thanh tra, tính đến thời điểm cuối tháng 11-2016, Dự án Nhân Cơ đã cơ bản hoàn thành, chạy thử có tải và ra sản phẩm hydrat, alumin.

Hiển thị thêm cảm x


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: