Cuộc sống này đầy những bon chen, cám dỗ, mỗi bước đi luôn cảm thấy rất áp lực, khó khăn. Đối trước những sự tình này, mỗi người đều có lựa chọn khác nhau, có người buông xuôi để dòng đời đưa đẩy, có người vững vàng tiến lên phía trước, có người chấp nhận hiện thực, vui vẻ với sự đời…
1. Người đàn ông với 3 nỗi đau lớn trong đời
Tôi đã từng thấy một người vô cùng khổ sở. Khi còn nhỏ thì mất mẹ, trung niên mất vợ, về già lại mất con.
Lúc đó tiếp xúc với ông, một lão nhân tinh thần minh mẫn, trò chuyện vui vẻ, nhìn thế nào cũng không ra đó là người đã phải chịu đựng 3 nỗi đau lớn trong đời.
Mỗi sớm, ông lưng đeo một Thái Cực Kiếm đi tới bãi cỏ luyện kiếm, chiều lại ở công viên cùng một nhóm bạn lão niên chơi cờ vua.
Thường ngày ông đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chế biến đồ ăn ngon, cho dù là đồ ăn rau củ bình thường nhất, ông cũng có thể chế biến ngũ vị đầy đủ. Thêm nữa, lúc nằm trên ghế đọc sách, đều đọc những thứ của nho gia như “Thái căn đàm”, “Phó lôi gia thư”… đều có liên qua đến thức ăn.
Bất luận là triết lý sống, hay nghệ thuật nhân văn, tôi đều học được rất nhiều từ ông lão ấy.
Ông lão thường nói với tôi: “Người mạnh mẽ thực sự, không phải chinh phục được thứ gì, mà là có thể chịu đựng được thứ gì”.
2. Cuộc sống của mỗi người thực ra đều vô cùng bất đắc dĩ
Lúc nhỏ, chúng ta thường mong muốn được lớn lên, đã mang thử giày của mẹ, mặc trộm đồ vest của cha, bởi vì chúng ta cho rằng lớn lên sẽ có được rất nhiều thứ. Nhưng mà, sau khi lớn lên, chúng ta lại phát hiện thế giới cũng không phải tốt đẹp như chúng ta vẫn tưởng tượng, chúng ta đối mặt với rất nhiều mất mát: Mất đi thân nhân, mất đi tình yêu, mất đi sức khỏe, mất đi ước mơ, thậm chí mất đi cả dũng khí để sống.
Mỗi khi đối mặt với mất mát, chúng ta đều muốn trốn tránh. Nhưng cho dù chạy trốn tới chân trời góc biển, chúng ta đều không thể nào trốn được. Người có nội tâm mạnh mẽ chưa từng nghĩ tới chạy trốn, mà trực tiếp đối mặt, sau đó học cách chấp nhận chúng.
Chấp nhận sinh mệnh ngắn ngủi vô thường; chấp nhận cuộc sống ảm đạm vô quang; chấp nhận cuộc sống nghèo khổ khốn cùng.
Chúng ta nhiều khi hay đi hâm mộ người khác, nhưng mà, sau khi thực sự hiểu rõ được họ thì sẽ phát hiện rằng, kỳ thực mỗi người đều có cuộc sống vô cùng bất đắc dĩ.
Người nghèo hâm mộ người giàu tiện nghi sang trọng; người giàu hâm mộ người nghèo đơn giản khoái hoạt.
Rất nhiều năm học đại học, nhưng sau ra làm công tác mới phát hiện rằng đó không phải là chỗ mình yêu thích; có người yêu nhau rất nhiều năm, sau khi kết hôn mới phát hiện tình cảm đối với nhau cũng không phải quá sâu đậm.
Lòng tự trọng cao, không muốn nói lời bất thiện nhưng cũng phải vì công việc mà chấp nhận mất thể diện.Bản tính tự do, không muốn bị trói buộc vướng bận, nhưng lại không thể không vì cuộc sống, vì lợi ích toàn cục mà tạm nhân nhượng.Tại thời điểm không hiểu tình yêu nhất, lại gặp được người mình yêu nhất trong cuộc đời này.
Cuộc sống chính là như vậy, tất cả mọi người đều sống vô cùng bất đắc dĩ. Đã đều là bất đắc dĩ, vậy hãy cùng nhau tiến bước, xem ai có thể ở trong bất đắc dĩ mà cười đến cùng, xem ai có thể chấp nhận bất đắc đắc dĩ nhiều hơn nữa.
Nội tâm thực sự mạnh mẽ, không phải là đi so danh đấu lợi, mà là có thể chấp nhận được trái ngang cuộc sống này nhiều hơn nữa.
3. Bài thuyết giảng khắc cốt ghi tâm
Tôi đã nghe qua vô số bài thuyết giảng, nhưng chỉ có bài giảng của thầy chủ nhiệm khoa y là khiến tôi khắc cốt ghi tâm.
Trước mỗi bài giảng, ông thường kể cho các học trò về câu chuyện của chính mình.
“Thầy của ta chính là do tự tay ta hại chết. Ta một mực cho rằng ông ấy mắc một chứng bệnh khác cần trị liệu. Cho đến khi ông qua đời vào 3 tháng trước, ta mới xem xét kỹ việc chẩn đoán bệnh, cuối cùng kết quả chẩn đoán lại là ung thư gan, đã ở giai đoạn cuối”.
“Thầy của ta trước khi chết chỉ làm một việc, chính là lập ra một di chúc, có nội dung khẳng định rằng ta không có liên quan tới cái chết của ông, không cho phép bất cứ ai khởi tố ta, mọi chuyện chỉ là do ông ấy không dạy học trò của mình được tốt”.
Lúc thầy chủ nhiệm khoa nói ra lời này thì hết sức bình tĩnh, trong tâm không một chút sợ hãi, ông biết rõ cho đến hôm nay, ông đã hoàn toàn chấp nhận bản thân mình.
Ông nói người học y cần cố gắng đạt tới trình độ y thuật tinh xảo, ngoài ra còn cần một nội tâm mạnh mẽ, có khả năng chấp nhận được chính mình. Nếu không có nội tâm mạnh mẽ, sẽ mang đến cho bản thân và bệnh nhân rất nhiều tổn thương.
Nếu không chấp nhận chính mình, thường sẽ đặt bản thân mình trong ánh mắt người khác, ví dụ, người khác kỳ vọng gì vào mình, người khác đánh giá ra sao về mình…Thật ra, điều nên được quan tâm nhất chính là: Bản thân cần đối xử với mình như thế nào, bản thân tiếp nhận chính mình như thế nào.
Người có nội tâm mạnh mẽ, bất kể là người khác tán dương hay làm tổn hại mình, đều bình tĩnh tiếp nhận. Bởi vì họ biết rõ, người khác bình luận thế nào đều là tâm tình của tự họ, người khác đánh giá thế nào đều chỉ mang bóng dáng của chính họ, không phải là bản thân mình chân thật.
4. Xuất ngoại 5 năm cuối cùng gặt hái được những gì?
Trên mạng xã hội có một bài viết, trả lời câu hỏi: “Xuất ngoại 5 năm cuối cùng gặt hái được những gì?”, đã khiến tôi nhớ mãi.
“Xuất ngoại 5 năm, thứ quan trọng nhất mà tôi thu hoạch được, không phải là vốn tiếng Anh, không phải bằng cấp, đối với tôi mà nói, chính là hai điều: Một là, hiện nay dù đưa tôi đi tới bất kỳ quốc gia nào, thậm chí là nơi xa lạ, tôi cũng vẫn có thể sinh tồn được.
Thứ hai, những thứ như xe xịn hay khu nhà cao cấp không thể làm tôi động tâm, tôi sẵn lòng mỗi ngày ngồi xe buýt, chỉ có mơ ước giản đơn có được nội tâm mạnh mẽ. Tôi cho rằng, hai điều này đủ để cho ta hưởng lợi ích cả đời”.
Người có nội tâm thực sự mạnh mẽ, sẽ không bị những thứ bên ngoài làm dao động. Túi sách LV không làm ta dao động, xe xịn, khu nhà cao cấp cũng không làm ta dao động, phụ nữ chân dài ta không dao động, những lời đồn đại của người khác càng không làm ta dao động.
Chấp nhận chính mình, trên thực tế, là chấp nhận không có khu biệt thự hay xe hơi sang trọng, chấp nhận mình không cao, không đẹp, không giàu có, tiếp nhận bản thân không có học thức uyên thâm, không có kinh nghiệm phong phú.
Người nội tâm mạnh mẽ là hoàn toàn chấp nhận được chính mình. Họ không cần mượn nhờ những thứ vật chất bên ngoài để tăng thêm sự tự tin hay cảm giác an toàn, không phải là một chiếc Ferrari ở khu biệt thự hào nhoáng, mà bình thản, đi xe đạp, ở nhà tranh lụp xụp bụi bặm.
Người nội tâm mạnh mẽ biết rõ mình nên làm gì, không nên làm gì, biết rõ mình là vì bản thân mà sống. Họ sở hữu tất cả nguồn vui sống, hết thảy đều đến từ nội tâm mạnh mẽ của chính họ.
Tuệ Tâm
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét