Dân trí Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT nói: “Việt Nam đã tham gia đàm phán TPP ngay từ những ngày đầu. Nhưng nếu không có TPP, Việt Nam vẫn phải mở cửa và phát triển thương mại. Đó là xu thế không ai không theo nhưng có thể chậm lại trong trường hợp TPP không được thông qua”.
>> WB: Việt Nam sẽ không chịu tác động nhiều vì Mỹ rời bỏ TPP
>> Mỹ rút khỏi TPP, Trung Quốc sẽ dẫn dắt kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương?
>> Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: “Chúng ta vẫn đang sống mà không có TPP”
Trước đó, phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc tới lo ngại chủ nghĩa bảo hộ đang có nguy cơ quay trở lại.
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh ASEAN Bloomberg 2016 đang diễn ra tại Hà Nội đã dành riêng một phiên để thảo luận về chủ nghĩa dân tuý (quan điểm bảo hộ thị trường nội địa) trong bối cảnh chủ nghĩa này đang nổi lên tại các nước lớn, nhất là sau khi ông Donald Trump trúng cử Tổng thống Mỹ.
Giống như nhiều nước ASEAN, nền kinh tế của Việt Nam được giới chuyên gia nhìn nhận là có thể gặp nhiều tác động ít thuận lợi hơn nếu ông Donald Trump theo đuổi xu hướng bảo hộ thương mại và tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Thảo luận về “mối đe doạ” từ chính quyền mới của Mỹ, ông Roger Lee (CEO TAL Apparel) nói: “Chưa ai biết ông Trump sẽ làm gì ngoài việc ông ý nói muốn mang công việc trở lại Mỹ. Chính quyền Mỹ đề xuất việc xem xét đầu tư tại Mỹ nhưng liệu có tìm được lực lượng lao động tại Mỹ hay không lại không phụ thuộc vào mong muốn của chính phủ Mỹ”.
Ông Roger Lee cũng dẫn ví dụ: “Những nhà máy tại Boston và nhiều bang khác tại Mỹ chỉ có 1.000 nhân công nhưng có tới 20 quốc tịch khác nhau. Hay như tại Connecticut, chúng tôi rất khó khăn trong việc tuyển dụng. Các doanh nghiệp cũng không quan tâm đến vấn đề thương hiệu, họ không cần “Made in USA” trên sản phẩm của mình”.
“TPP không phải là quá cần và liệu có phải là “cú giáng” của Việt Nam nếu nó không được thông qua không? TPP với một quốc gia như Việt Nam khi mà chi phí lao động đang tăng thì sẽ có thêm lợi ích là miễn thuế tuy nhiên với một công ty như chúng tôi, hiện không có TPP thì đã có đủ sức cạnh tranh rồi. Việc không có TPP do đó sẽ không làm chậm quá trình chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam”, Roger Lee nói.
Ông này cũng cho biết, hiện nay TAL Apparel đang làm việc với Chính phủ Việt Nam vì chính phủ đang tạo điều kiện thuận lợi, việc xin giấy phép khá dễ dàng. Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất. Dự kiến công ty này sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD cho dù có TPP hay
Ông Phạm Văn Thịnh (CEO Deloitte Việt Nam) cũng cho rằng: "Nếu không có TPP có thể là cú sốc với doanh nghiệp Việt Nam khi mà phân tích trước đó cho thấy, Việt Nam có thể sẽ tăng trưởng thêm 10%/năm nếu Hiệp định được thông qua. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tập trung vào 2 khía cạnh. Một là RCEP với dân số lên tới 3,4 tỷ người, một thị trường cũng rất lớn. Hai là Việt Nam tiếp tục mở cửa hội nhập, thực hiện hiệp định thương mại song phương với các quốc gia khác".
"Nếu chúng ta nhìn vào cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mỹ thì Việt Nam đang xuất siêu, đó là thị trường lớn của chúng tôi. Nhưng Việt Nam đã cam kết cải cách và nếu không có TPP thì có tiếp tục cải cách không? Tất nhiên, quá trình đó sẽ không dừng lại. Đó là nhu cầu nội tại của chúng tôi. Chúng tôi phải cách cách nền kinh tế và doanh nghiệp nhà nước”, ông Thịnh nói.
Một diễn giả khác là ôngChartsiti Sophonpanich, Chủ tịch Bankok Bank cũng bình luận: "Ở Thái Lan, chúng tôi không còn lao động chi phí giá rẻ và các doanh nghiệp tại đây đang chuyển sang các khu vực khác. Tuy nhiên, 1+1 không còn = 2 nếu chúng ta biết tận dụng lợi thế của nhau. Với chủ nghĩa tiêu dùng ngày càng mở rộng, nguồn lực trẻ hóa ngày càng nhiều, cho dù không có TPP, ASEAN vẫn có thể hợp tác và phát triển thịnh vượng”.
Về phía doanh nghiệp Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT nói: “Việt Nam đã tham gia đàm phán TPP ngay từ những ngày đầu. Nhưng nếu không có TPP, Việt Nam vẫn phải mở cửa và phát triển thương mại. Đó là xu thế không ai không theo nhưng có thể chậm lại trong trường hợp TPP không được thông qua”.
Chủ tịch Tập đoàn FLC (FLC Group) Trịnh Văn Quyết thì cho rằng: "Nếu nói TPP không ảnh hưởng đến bất động sản Việt Nam thì không đúng nhưng ảnh hưởng không nhiều. Việt Nam tham gia bất động sản hội nhập với quốc tế chưa phải sâu rộng. Nếu có ảnh hưởng, chủ yếu các doanh nghiệp lĩnh vực hạ tầng, logistic, hạ tầng công nghiệp. Họ bị ảnh hưởng đáng kể, do ảnh hưởng đến luồng vốn, sự đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam".
Phương Dung
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét