Dĩ An (Tổng hợp)
Tại ngôi nhà của ông Thanh tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Hà Nội) đã xuất hiện nhiều bảo vệ hơn sau lệnh truy nã được phát đi.
Cụ thể, đó là nhà số 24, C2, Khu đô thị Nam Thăng Long, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội, cho đến nay đã có 5 nhân viên bảo vệ túc trực.
Phóng viên ra vào gần ngôi nhà đều nhận được thái độ bất hợp tác của các bảo vệ có mặt tại đây. Thậm chí, có nhân viên bảo vệ còn ngăn chặn, yêu cầu phóng viên không được ghi hình địa chỉ nhà ông Trịnh Xuân Thanh với lý do đây là khu vực riêng tư, cấm ghi hình.
Một nữ lao công làm việc tại khu nhà C2 cho biết trong khoảng một tháng trở lại đây, ông Trịnh Xuân Giới và bà Đàm Thị Ngọc Kha (bố mẹ ông Thanh) đã không còn thường xuyên ở nhà. Trong khi trước đây, hai ông bà thường đưa đón cháu đi học vào buổi sáng và chiều.
“Trong cuộc sống, hai ông bà là người hòa đồng, thân thiện. Khi gặp chúng tôi đang làm việc, ông bà vẫn chào, hỏi thăm chúng tôi.
Theo tôi được biết, từ khi chuyển về sinh sống tại khu đô thị Nam Thăng Long, hai ông bà vẫn thường xuyên tham gia phong trào, hoạt động của khu phố”, nữ lao công này cho hay.
Trước đó, ngày 16/9, ra Quyết định khởi tố bị can số 363/C46(P12) đối với Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự; đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.
Sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an ra Quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.
Trong một diễn biến liên quan, cũng đã xuất hiện nhiều đồn đoán ông Trịnh Xuân Thanh không còn ở Việt Nam khi cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vắng nhà nhiều ngày, và không trở lại nhiệm sở sau kỳ nghỉ phép.
Trả lời báo chí, ngày 17/9, Thiếu tướng Trần Thế Quân – Phó cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an) cho biết: “Hiện nay Việt Nam và một số nước chưa kí kết hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự riêng với nhau nên giả sử Trịnh Xuân Thanh trốn ở đây thì sẽ gặp những khó khăn nhất định.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bế tắc trong việc bắt giữ và dẫn độ Trịnh Xuân Thanh”.
Theo Thiếu tướng Quân, trong trường hợp này 2 quốc gia vẫn có thể áp dụng các điều ước quốc tế liên quan mà cả 2 quốc gia là thành viên.
Khi đó, vấn đề dẫn độ tội phạm có thể được thực hiện theo thoả thuận giữa 2 chính phủ, trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Trả lời câu hỏi, giả sử Trịnh Xuân Thanh trốn sang một số quốc gia khác mà phía Việt Nam chưa kí kết hiệp định tương trợ về tư pháp và hình sự thì việc bắt giữ, dẫn độ sẽ như thế nào?.
Thiếu tướng Quân cho rằng: “Việc bắt giữ sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều song không hẳn là bế tắc. Trong trường hợp đó sẽ vận dụng quan hệ ngoại giao giữa hai nước, bàn bạc, thương lượng cụ thể”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét